Giáo án Ngữ Văn 11 tiết 1 đến 16 - Trường THPT A Túc

Giáo án Ngữ Văn 11 tiết 1 đến 16 - Trường THPT A Túc

Tuần 1:

Tiết 1 Ngày dạy:

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng Kinh Ký Sự-LÊ HỮU TRÁC)

A/ MỤC TIÊU: Giúp HS

1.Kiến thức :

- Thấy bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích tác phẩm văn học

3.Thái độ:

- Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.

- Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.

 

doc 38 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 11 tiết 1 đến 16 - Trường THPT A Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1 Ngày dạy:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Ký Sự-LÊ HỮU TRÁC)
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức :
- Thấy bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tác phẩm văn học
3.Thái độ:
- Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.
- Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1.Giáo Viên:
 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
 1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
 2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới:
Tạo tâm thế tiếp nhận: Lê Hữu Trác là một người vừa là danh y đức độ , vừa là nhà văn .Để hiểu hơn về con người LHT, chúng ta tìm hiểu đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- TT 1:HS đọc tiểu dẫn.
GV đặt câu hỏi: Cho biết vài nét về tác giả?
+ Vì sao tác giả lấy tên là Hải Thượng Lãn Ông?
+ Nội dung chính của “ Thượng kinh kí sự”?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh ý chính
- TT 2:Gv hướng dẫn HS đọc đoạn trích ( Hs đọc chú ý thể hiện giọng điệu khác nhau của từng nhân vật) và tóm tắt đoạn trích.
+ HS tóm tắt, Gv bổ sung và yêu cầu HS về nhà tự tóm tắt vào vở.
+ Câu hỏi: Theo em, đại ý đoạn trích là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích. 
GV định hướng và đặt câu hỏi:
Quang cảnh được tg miêu tả ntn?
+ Lê Hữu Trác đã ghi lại cảnh đẹp nơi phủ Chúa theo trình tự nào?
+ Vốn là con quan sinh trưởng nơi phồn hoa đô hội, vậy mà tại sao tác giả lại thốt lên “ Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”?
- HS trả lời và tìm dẫn chứng: “ Tôi ngẩng đầu lên liên tiếp”, “ những cái cây là lùng lạ”, “ qua dãy hành lang chưa từng thấy”, “ ở trong tối om sập thếp vàng”.
+ Phủ chúa không chỉ là nơi giàu sang mà còn được miêu tả là nơi như thế nào? ( Thâm nghiêm, canh phòng cẩn mật, chặt chẽ)? Tại sao em biết?
-HS trả lời: sinh hoạt theo những quy tắc nhất định.
Dẫn chứng: “ Vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ, đi đường có kẻ hét đường, kẻ hầu người hạ, đông đú, tấp nập, cách xưng hô, bẩm tấu rất kính cẩn. lễ phép, khám bệnh phải tuân theo những quy tắc nhất định.
- HS gạch dẫn chứng SGK.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về quang cảnh sống nơi phủ chúa?
+ Tác giả đã gặp những ai trong phủ chúa? Tâm điểm là nhân vật nào?
-HS kể: đầy tớ hét đường, vệ sĩ gác cửa, người có việc quan qua lại như mắc cửi, phi tần chầu chực, thầy thuốc phục dịch, xung nữ xúm xít 
-Tác gỉa miêu tả cung cách nơi phủ chúa ra sao? Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- HS trả lời
- Câu hỏi: Trước cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa, Lê Hữu Trác có cách nhìn ,thái độ như thế nào? 
- HS trả lời: ngạc nhiên, có chút mỉa mai và thờ ơ. Dẫn chứng: “ Bước chân đến người thường”, “ bây giờ đại gia”, “ Vì thế tử ở trong chốn .. phủ yếu đi”.
- Câu hỏi: Tâm trạng tác giả thế nào khi kê đơn thuốc dâng cho thế tử? Vì sao em biết điều đó?
HS: tâm trạng tác giả diễn biến phức tạp, xung đột, đấu tranh dữ dội. Dẫn chứng: Sợ chữa hiệu quả sẽ được tin dùng, bị công danh trói buộc, chữa bệnh cầm chừng thì trái ý đức. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. “ Nhưng theo ý  mới nói”.
- Câu hỏi: Qua quá trình bắt mạch kê đơn chữa bệnh cho thế tử của Lê Hữu Trác, ta thấy được những phẩm chất gì của ông?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
Gv: học xong đoạn trích, em có đánh giá gì về thành công của đoạn trích về nội dung và nghệ thuật?HS: giá trị hiện thức và thái độ của tác giả.
+GV: Tích hợp:Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của LHT?
+ HS: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả;Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 
->Môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán.
I/ ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG.
1/. Tác giả: Hải Thượng Lãn Ông ( 1742 – 1791), vừa là danh y tài đức, vừa là nhà văn.
2/. Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự”: 
3/ Đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
 a.Đọc
b. Tóm tắt đoạn trích: HS tự tóm tắt.
* Tãm t¾t theo s¬ ®å:
 Th¸nh chØ-> Vµo cung -> NhiÒu lÇn cöa -> V­ên c©y ,hµnh lang -> HËu m· qu©n tóc trùc-> Cöa lín ,®¹i ®­êng ,quyÒn bæng ->g¸c tÝa ,phßng trµ ->HËu m· qu©n tóc trùc -> Qua mÊy lÇn tr­íng gÊm -> HËu cung ->B¾t m¹ch kª ®¬n -> VÒ n¬i trä..
II/ ĐỌC - HIỂU VB.
1/ Cảnh và người nơi phủ Chúa.
a/ Quang cảnh nơi phủ Chúa.
+ Đường vào phủ Chúa qua nhiều cửa, hành lang liên tiếp, cây cối um tùm.
+ Bên trong phủ Chúa: Những đồ đạc nhân chưa từng thấy.
+ Đến nội cung thế tử: qua nhiêu lần trướng gấm nhưng tối om.
Tráng lệ, lộng lẫy, thâm nghiêm và đầy uy quyền.
b/ Cung cách sinh hoạt và con người nơi phủ Chúa.
- Nhiều hạng người.
-Thâm nghiêm, khuôn phép, lời lẽ hết sức cung kính.
- Thế tử Trịnh Cán:
+ Xuất hiện trong khung cảnh vương giả.
+ Có uy quyền.
+ Nét trẻ thơ còn giữ lại ở một đứa trẻ.
+ Thể chất yếu đuối.
->Cảnh tráng lệ, giàu sang, đầy quyền uy nhưng thiếu khí trời tự do.
2/ Diễn biến tâm trạng của tác giả:.
+Mâu thuẫn:Hiểu căn bệnh, biết cách chữa bệnh nhưng chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng bị công danh trái buộc.Muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm y đức, phụ lòng cha ông.
+Bộc lộ phẩm chất con người:
- Là một thầy thuốc giỏi, kiến thức y học uyên thâm, già dặn kinh nghiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.(Danh y tài đức.)
- Ông coi thường danh lợi,quyền quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm.
3/ Nghệ thuật:
+ Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Ghi chép trung thực, cụ thể và chi tiết.
+Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn,sinh động.
III/ TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Nội dung
 ( Ghi nhớ SGK/ tr.9)
4. Củng cố: Hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ trả lời một số câu hỏi:
 - Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
 - Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác? Điều gì đáng học hỏi ở ông?
5.Dặn dò: Bài cũ: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
 Bài mới: “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
 - Nêu những phương diện chung của ngôn ngữ.
 - Nêu những nét riêng trong lời nói của cá nhân.
Tiết 2 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 Ngày dạy: 
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức :
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2.Kĩ năng:
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi.
 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.
 - Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1.Giáo Viên:
 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
 1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập,chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
 2.Học Sinh:
- Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
- Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
3.Bài mới:
Lời vào bài: Ngôn ngữ không chỉ là tài sản chung của cộng đồng mà còn là tài sản của lời nói cá nhân con người, mối quan hệ của nó như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài học hôn nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv tìm hiểu, hướng dẫn HS tìm hiểu “ Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội”.
+ Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội?
+ Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua những yếu tố nào? Gv lấy VD minh hoạ sau khi HS trả lời. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm được những biểu hiện của lời nói cá nhân.
+ Theo em, thế nào là lời nói cá nhân?
+ GV nêu VD và yêu cầu HS phân tích.
1/Tại sao dù không nhìn mặt nhưng mình vẫn nhận ra ca sĩ nào đang hát?
2/ Vốn từ ngữ của mỗi cá nhân giống nhau không? Vì sao?
3/ Phân tích nghĩa từ “ Buộc” trong câu thơ “ Tôi muốn buộc gió lại,
 Cho hương đừng bay đi”.
4/ Phân tích trật tự cú pháp trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú,
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
HS trao đổi, thảo luận, Gv tổng kết.
+ Biểu hiện của lời nói cá nhân?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS giải bài tập.
Đọc bài tập, trao đổi thảo luận và trả lời. Các tổ 1, 2 bài tập 1. Tổ 3, 4 bài tập 2.
Gv gợi ý HS về nhà làm bài tập 3/ sgk/13
I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội.
+ Là phương tiện để giao tiếp.
+ Ngôn ngữ có những yếu tố, quy tắc chung, thể hiện:
1/ Các yếu tố chung của ngôn ngữ.
+ Các âm và các thanh.
+ Các tiếng.
+ Các từ.
+ Các ngữ cố định ( Thành ngữ, quán ngữ).
2/ Các quy tắc, phương thức chung.
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ.
II/ Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân.
1/ Khái niệm:
 Lời nói cá nhân là sản phẩm vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
2/ Biêu hiện.
+ Giọng nói cá nhân.
+ Vốn từ ngữ cá nhân.
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
+ Việc sáng tạo từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương thức chung.
=> Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ của nhà văn.
* LUYỆN TẬP.
1/ Bài tập 1/ tr.13
+ Thôi: (nghĩa đen)có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
“Thôi”(nghĩa bóng ) trong bài thơ: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống.
 → Sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “Thôi”.
2/ Bài tập 2/ SGK/ tr.13.
Sự phối hợp của các từ ngữ trong hai câu thơ theo trật tự khác thường.
+ Danh từ trọng tâm ( rêu, đá), đảo lên trước tổ hợp định ngữ + Danh từ chỉ loại( từng đám, mấy hòn)
+ Bộ phận vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ.
=> Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm hình tượng thơ-phong cách táo bạo của XH; tâm trạng phẫn uất trước duy ... nhà nho tham gia sinh hoạt : Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tú Xương. Tuy nhiên chư thấy ai dám công khai như NCT. Ông dám đề cao thú hát nói, phô ra sự gần gũi với ca nhi, ả đào
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
+ TT1: Đọc
- GV gợi ý giọng đọc: Tự hào, sảng khoái, tự tin
- Gọi 2 HS đọc
- GV nhận xét và đọc lại
+ TT2: GV gợi ý HS xác định bố cục
+TT3: Tìm hiểu văn bản
- GV gợi ý Hs giải thích khái niệm ngất ngưởng: là sự ngang tang, dám phá vỡ khuôn phép để khẳng định bản lĩnh cá nhân.
- HS đọc lại 2 câu đầu
- GV: Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức ở 2 câu đầu?
Gợi: Dùng chữ Hán hay chữ Nôm? Giữa 2 câu có mâu thuẫn gì không? Nếu có thì vì sao lại như vậy?
- GV: Trải qua 28 năm nhìn lại cuộc đời quan tướng, ông mới nhận ra điều đó..Vỡi những nhà nho như ông, trong hoàn cảnh bấy giờ quả thật không có con đường nào khác. Những mẫu người tài trí thì con đường làm quan thật thăng trầm gập ghềnh.
- GV:Tác giả đã ôn lại những kỳ tích gì trong cuộc đời làm quan cho nhà Nguyễn? Nhận xét thái độ của nhà thơ?
- GV giảng thêm về tài trí và bản lĩnh Nguyễn Công Trứ.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả 
-Nguyễn Công Trứ (1778-1858)
- Quê: Hà Tĩnh
- Tự:Tồn Chất, biệt hiệu là Hi Văn
- Xuất thân trong một gia đình Nho học. 
- Ông là người thi đỗ làm quan lập nhiều công lao cho nhà Nguyễn, ông lập những huyện mới như: Kim Sơn, Tiền Hải, nhưng con đường làm quan của ông không bằng phẳng thăng chức và giáng chức thất thường. 
-Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, ông vẫn có thái độ ngông nghênh, coi thường.
2. Tác phẩm
- ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. 
- Thể loại ưa thích là hát nói. 
- Đặc điêm của thể hát nói: Hình thức tự do, phù hợp với quan niệm mới mẻ về phong cách sống
- Hoàn cảng sáng tác: Trước khi về hưu (1848)
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Đọc
 2. Bố cục: 2 phần 
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi đương chức đương quyền
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi về hưu
3.Tìm hiểu văn bản:
 a. Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng khi đương chức đương quyền.
- Quan niệm của nhà nho: Mọi việc trong vư trụ đề là trách nhiệm, là phận sự
- Tác giả cho rằng con đường làm quan như cái lồng mà ông tự nguyện và bắt buộc phải chui vào gần hết cả cuộc đời.
-Khi: Không muốn kể kỹ,chỉ nhắc qua những chiến công hiển hách. Với người khác chỉ cần có một cái khi của ông cũng đủ vênh vấ cả đời.
- Chiến công, thành tích lừng lẫy cũng thế thôi, không có gì ghê gớm→ tự tin vào tài trí, rất bản lĩnh.
IV. Củng cố : Lối sống ngất ngưởng của nhà thơ được thể hiện như thế nào khi đương chức đương quyền?
V. Dặn dò: HS học bài cũ, chuẩn bị phần 2 của bài.
Tiết 14 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG 
Ngày dạy: (Nguyễn Công Trứ)
B/Chuẩn bị:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C. Hoạt động dạy học
I Ổn định :
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đựơc thể hiện như thế nào trong thời gian làm quan?
III. Bài mới:
 1. ĐVĐ
 2. Triển khai:
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu lối sống ngất ngưởng khi về hưu.
- HS đọc toàn bộ bài thơ
- GV : Sự ngất ngư ngửơng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu được thể hiện ra sao?
- HS trả lời, GV gợi ý: Em có nhận xét gì về hành động cuỡi bò vàng của tác giả?
- GV: Thật ngạc nhiên, thật kỳ lạ và bản lĩnh. Nếu không phải Nguyễn Công trứ thì đã ai dám làm việc trái khoáy như thế?
-GV:Cái ngất ngưởng đó còn được thể hiện như thế nào? 
- HS đọc 4 câu tiếp
- GV: Đoạn thơ này còn khắc hoạ thêm nét ngất ngưởng nào khác của Nguyễn Công Trứ?
-HS đọc 3 câu cuối
Em có nhận xét gì về quan niệm lối sống ngất ngưởng đựơc ác giả tổng kết ở cuối bài?
*HĐ2: Hướng dẫn tổng kết
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về nghệ thuật và nội dung
- HS đọc phần ghi nhớ(SGK)
b.Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng khi về hưu
- Cưỡi bò vàng, đeo nhạc ngựa, treo mo cau vào đuôi bò→ để bò thêm sang trọng, để bò cũng được ngất ngưởng cùng ông. 
-Dẫn các cô gái trẻ lên chùa chơi, đi hát ả đào và tự đánh giá cao những việc mình làm→ cá tính, bản lĩnh của một tài tử say mê nghệ thuật ca trù, muốn sống trẻ trung, vui tươi hành lạc.
- Bỏ ngoài tai mọi dư luận xã hội, mọi lời khen chê→ tuổi già cần đựơc tận hưởng thú vui thiên nhiên, làn gió mát mùa xuân, đắm mình trong tiếng đàn câu hát.
- Không Phật, không Tiênrất người, rất trần thế nhưng lại thanh cao, không thô tục truỵ lạc
- Dù ngất ngưởng nhung ông vẫn tự hào vì trước sau vẫn tấm lòng trung với vua, với đất nước.
→ Bản lĩnh, phẩm chất và cá tính độc đáo.
III. Tổng kết
Nghệ thuật(SGK)
Nội dung(SGK)
. Củng cố:
- Lối sống ngất ngưỡng cua Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào trong thời gian về hưu?
- Vì sao ông lại có thể ngất ngưởng như vậy?
. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập ở SGK
- Chuẩn bị bài mới : Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản hành ca) Cao Bá Quát 
Tiết 15 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT 
Ngày dạy: (Sa hành đoản ca ) 
 Cao Bá Quát
 A. Mục tiêu bài học : - Giúp HS hiểu:
 - Quan niệm sống của nhà thơ.Nắm được giá trị nộ dung, nghệ thuật tác phẩm
 - Rèn kỹ năng đọc sang tạo, phân tích thơ.
 - Giáo dục thái độ sống có mục đích, có lý tưởng đúng đắn.
 Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề , thyết giảng kết hợp một số phương pháp khác.
B.Chuẩn bị :
 - GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, giáo án.
 - HS: vở soạn
C.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định 
II..Kiểm tra bài cũ : Đọc diễn cảm 1 đoạn thơ trong bài : Bài ca ngất ngưởng và lí giải tại sao em thích đoạn thơ đó ? 
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung
- HS đọc SGK
- GV: Nêu những nét chính về tác giả?
- Em biết gì về bài thơ?
GV hướng dẫn đọc: Chậm rãi, suy tư, day dứt
- GV cho HS đọc văn bản , 
- Gv nhận xét và đọc lại
* HĐ2: Hướng dẫn đọc -Hiểu văn bản
GV: Cảnh bãi cát được nhà thơ miêu tả như thế nào? Nó là cảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao tác giả miêu tả được như vậy?
- GV yêu cầu HS đọc vài câu thơ có hình ảnh bãi cát.
-Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh tả thực trong bài thơ?
- HS trả lời, GV chốt lại
- HS đọc diễn cảm đoạn thơ còn lại.
- GV: Hình ảnh con người đựơc miêu tả ra sao trong đoạn thơ?
- HS trả lời
-GV: Đang từ đau khổ tâm trạng nhà thơ chuyển biến như thế nào?
- HS đọc đoạn cuối: Bãi cát dài,bãi cát đai ơi
- GV: Người đang đi bỗng dừng lại gọi bãi cát. Như vậy thể hiện tâm trạng gì?
- GV: Nỗi tuyệt vọng bao trùm lên bãi cát, cả người đi. Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng chưa biết phải làm gì
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
- GV:Sau khi học xong bài thơ, em cảm nhận được gì?
- HS đọc phần ghi nhớ(SGK)
I. Đọc- Hiểu chung :
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
*Tác giả Cao Bá Quát (1809-1855)
 - Người làng phú Thị , huyện Gia Lâm ,tỉnh Bắc Ninh - Nay thuộc Hà nội .
 - Ông là 1 nhà thơ có tài năng và bản lĩnh . 
 - Thơ ông bộc lộ sự phê phán của nhà Nguyễn, chứa đựng nộ dung khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới XH Việt Nam lúc bấy giờ .
* Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong những chuyến ông đi thi hội , qua các tỉnh miền trung đầy cát, nhà thơ mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét làm ông phải đeo đuổi cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn .
- Thể loại: Thể hành (thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng)
2. Đọc 
II. Đọc -Hiểu văn bản :
Đọc
Tìm hiểu văn bản 
 a. Hình ảnh bãi cát
- Hình ảnh bãi cát là thực,
- Bãi cát mênh mông, bất tận, nóng bỏng, trắng xoá, nhức mắt dưới ánh mặt trời
-Thiên nhiên đẹp, dữ dội, khắc nghiệt.
- Trên bãi cát ấy là 1con đường rông lớn , mờ mịt rất khó xác định
→Ý nghĩa tượng trưng: Môi trường, xã hội, con đường đầy chông gai mà con người phải vượt qua
 b. Hình ảnh của người đi trên bãi cát 
- Người đi trên cát khó nhọc, bước chân như bị kéo lùi→ Nước mắt rơi
-Giận mình vì không có khả năng như người xưa, tự mình hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì danh lợi.
- Chán ghét, khinh bỉ đối với phường danh lợi. ông muốn đứng cao hơn họ, không theo con đường của họ nhưng chưa biết đi về đâu
- Danh lợi cũng như thứ rượu ngon dễ cám dỗ, làm say người→ trách móc, giận dữ lay tỉnh người khác nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân. 
- Nhận ra tính chất vô nghĩ của lối học khoa cử, công danh là tầm thường.
- Băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc.
→ Đó là hình ảnh người đi tìm chân lí giữa cuộc đời.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
 - Phép đối lập
 - Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm.
 2. Nội dung:
 Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống .
IV.Củng cố: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?
V. Dặn dò: HS học bài cũ soạn bài mới : Luyện tập thao tác lập luận phân tích .
‏٭٭٭٭٭‏ ‏ ‏ 
Tuần 4: Ngày soạn: 16/09/2010
Tiết 16 LUYỆN TẬP THAO TÁC PHÂN TÍCH
Tiết 16 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH 
Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS :
 - Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích 
 - Vận dụng thao tác lập luận phân tích vào trong bài văn nghị luận .
 - Lập luận vững chắc
B.Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị : 
 - GV:SGK,SGV, giáo án, đọc tài liệu, bảng phụ
 - HS: Học bài cũ ,soạn bài mới
D. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định 
II.Kiểm tra bài cũ : 
III.Bài mới : Kiểm tra vở bài tập của HS
Hoạt động của thầy ,trò
Nội dung
*HĐ1: Củng cố lý thyết
- GV yêu cầu Hs nhắc lại lý thuyết về thao tác lập luận phân tích.
- HS trả lời, GV nhận xét đánh giá
*HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập :
- HS đọc SGK
- GV gợi ý cho HS làm BT1
- Bảng phụ
-HS đọc và làm BT 2
→ GV cho hs luyện nói theo từng ý, sau đó viết thành đoạn văn.
* HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
I. Củng cố lý thyết
II. Luyện tập :
 Bài 1 :
Gợi ý : 
 a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti 
 + Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn.
 + Những biểu hiện của tự ti, 
 + Tác hại của tự ti, 
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ 
 + Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự hào.
 + Những biểu hiện tự phụ
 + Tác hại của tự phụ
c.Thái độ sống hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu.
Từ đó GV yêu cầu hs viết thành từng đoạn ,hoặc một bài văn hoàn chỉnh .
Bài 2:
Gợi ý :
 - Phân tích nghệ thuật đảo trật tự từ .
 - Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử , hình ảnh miệng thét loa của quan trường .
 - Cảm nhận về cảnh thi cử và tài năng của TX trong việc tái hiện hiện thực .
III. Hướng dẫn luyện tập ở nhà :
GV cho hs về nhà luyện tạp theo đề bài sau:
Phân tích 2câu thơ trong bài Tự Tình II :
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Tơ cái hồng nhan với nước non .
IV. Củng cố: Chú ý thao tác lập luận phân tích
V. Dặn dò: HS học bài cũ, soạn bài mới : Lẽ Ghét Thương - Nguyễn Đình Chiểu 
‏ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11 theo chuan KTKN.doc