Giáo án Ngữ văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Giáo án Ngữ văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Bài :PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Giúp hs :- nắm được kn ngôn ngữ chính luận , các loại văn bản chính luận , và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận .

 - Biết phân tích và cách viết bài văn nghị luận chính trị .

II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 Kết hợp vừa diễn giảng vừa đàm thoại ,

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ On định lớp :

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 28226Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Giúp hs :- nắm được kn ngôn ngữ chính luận , các loại văn bản chính luận , và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận .
 - Biết phân tích và cách viết bài văn nghị luận chính trị .
II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
 Kết hợp vừa diễn giảng vừa đàm thoại ,
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Trong hk II , chúng ta đã có hai bài viết về nghị luận văn học và nghị luận xh , hôm nay chúng ta làm quen với một thể văn nghị luận mới :đó là nghị luận chính trị , hay còn gọi là chính luận . Mời các em chúng ta cùng tìm hiểu bài :Phong cách ngôn ngữ chính luận , để hiểu thấu đáo hơn về vấn đề này .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Gọi hs đọc phần 1 sgk .
Em có nhận xét gì về thể loại ba vb trên ?
 -Cùng hay khác thê loại ?
 Em hãy cho biết mục đích của việc viết vb chính luận ?
 Cho hs thảo luận theo nhóm về thái độ người viết vb chính luận .
 Để thuyết phục người đọc , người nghe, thì người viết phải thực hiện một quan điểm ntn ?
 Sau khi đọc xong ba ví trên , em có nhận xét gì về ngôn ngữ của ba ví dụ đó ?
 Em hiểu ntn về kn nghị luận?, kn chính luận ?
 Phân biệt sự khác nhau giữa kn ngôn ngữ chính luận và kn phong cách ngôn ngữ chính luận .
 Phong cách ngôn ngữ chính luận dùng phương tiện gì để diễn đạt ?
 Em hãy lấy những từ ngữ có biểu lộ thái độ chính trị ở vd 1.
 Ngoài phương tiện từ ngữ , phong cách ngôn ngữ chính luận còn được thể hiện ở phương tiện nào nữa ?
 Trong bài “VN ta đi tới” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
I/ Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận :
1/ Tìm hiểu văn bản chính luận :
a/ Thể loại văn bản :
 - Văn bản chính luận thuộc nhiều thể loại khác nhau :
 + Tuyên ngôn .
 + bình luận thời sự .
 + Xã luận .
b/ Mục đích viết văn bản :
 - mục đích viết văn bản chính luận là để thuyết phục người đọc , người nghe , bằng lí lẽ và lập luận , dựa trên một quan điểm chính trị nhất định .
c/ Thái độ của người viết văn bản chính luận :
 trong văn bản chính luận , người viết có thể bày tỏ thái độ khác nhau , tùy theo nd của vấn đề được đề cập đến . Tuy nhiên để bảo vệ quan điểm chính trị của mình , thì ngườiviết thường thể hiện thái độ dứt khoát .
d/ Quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến trong văn bản chính luận :
- Quan điểm được sử dụng trong văn bản chính luận :
 Dùng lí lẽ và bằng chứng xác thực được nhiều người quan tâm ủng hộ .
 Lập luận chặt chẽ để không ai chối cại được .
2/ Đặc điểm của ngôn ngữ chính luận :
 Ngôn ngữ chính luận dùng trong việc bày tỏ một quan điểm chính trị nào đó : 
 Sự kiện , vấn đề , chủ trương , chính sách ,của xh và nhà nước , có một số từ ngữ riêng .
 Thuật ngữ chính trị : nhân quyền , dân quyền , bình đẳng , tự do , cnxh,
3/ Phân biệt kn nghị luận và chính luận :
Nghị luận là thao tác diễn giải , phân tích , bình luận một vấn đề , một hiện tượng nào đó :thuộc lịch sử , văn chương , khoa học , chính trị , thời sự , xh ,
Chính luận là k/n chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản , nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái , đoàn thể , những tuyên bố , tuyên ngôn của các nguyên thủ quốc gia , những bài xã luận nêu rõ quan điểm lập trường chính trị ,
4/ Phân biệt khái niệm “ngôn ngữ chính luận” và khái niệm “phong cách ngôn ngữ chính luận” :
Ngôn ngữ chính luận là k/n để chỉ các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản chính luận có màu sắc và hiệu quả tu từ riêng .
Phong cách ngôn ngữ chính luận : khái quát những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản chính luận thành một số đặc trưng tiêu biểu :
 + Tính bộc lộ công khai quan điểm chính trị .
 + Tính chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận .
 + Tính thuyết phục truyền cảm trong diễn đạt .
II/ Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận :
1/ Các phương tiện diễn đạt :
a/ Về từ ngữ :
 Ngoài từ ngữ chung thông thường phong cách ngôn ngữ chính luận còn sử dụng các từ ngữ chính trị :độc lập , đồng bào , bình đẳng , tự do , quyền lợi ., phát xít , thực dân , kháng chiến , thông nhất , công bằng ,..
Thực dân Pháp : kẻ thù của dân tộc trước khi Nhật đảo chính 
Một vài đội quân của Pháp họ: khi người Pháp tỏ ý hợp tác với Việt Minh để chông Nhật .
Quân Pháp ở Đông Dương :chỉ quân Pháp nói chung.
b/ Về từ ngữ :
 Câu trong văn bản chính luận , có kết câu chuẩn mực , gần với những phán đoán lô gích trong một hệ thống lập luận chặt chẽ .
Ví dụ sgk trang 105 .
Trong bài bình luận :
Câu có tính chặt chẽ theo một trật tự :thời gian , địa điểm , sự kiện.
Câu có tính chặt chẽ trong đoạn :theo thứ tự thời gian khi liệt kê sự kiện , theo trật tự qui nạp , theo thứ tự lôgích .
c/ Về biện pháp tu từ :
 ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ , để làm cho bài viết : sinh động , hấp dẫn , khắc sâu ấn tượng .
 Bài Việt Nam ta đi tới :
Aån dụ :non sông VN đang bừng dậy một sinh khí mới 
Liệt kê kết hợp điệp ngữ :trong từng trong từng
Kết hợp câu ngắn +câu dài.
 Để tạo giọng văn hùng hồn , mạnh mẽ , người viết chính luận edùng lối điệp từ , sóng đôi và phối hợp :câu dài dùng khi miêu tả liệt kê , câu ngắn dùng khi khảng định dứt khoát .
III/ LUYỆN TẬP :
 Bài 2: 
 Chú ý các mặt biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn :
Dùng nhiều từ ngữ chính trị .
Câu văn mạch lạc , chặt chẽ , tuy có thể dùng câu dài ( câu 3 vd sgk)
Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước , đánh gía cao lòng yêu nước của nhân dân ta .
Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm : nhờ lập luận chặt che , nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể .
Bài 3 :
 Hs đọc vb “ Lời kêu goụi toàn quốc kháng chiến” và phân tích việc dùng từ ngữ , cách kết câu câu giản dị , dễ hiểu của tác giả . Lần lượt phân tích theo ba phần của bài :
Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu .
Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.
Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến .
Tiết 2 :
 Bài 1 :
Các phép tu từ :
Điệp ngữ kết hợp điệp cú :Ai có dùng 
Liệt kê : súng , gươm , cuốc thuổng , gậy , gộc .
Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên ) , để tạo giọng văn dứt khoát , mạnh mẽ .
 Bài 2 :
Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chủ Tịch :
a/ Luận cứ :
 Ở thời điểm nào thì thanh niên (trong đó có hs là lực lượng quan trọng), cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước , thanh niên là rường cột của nước nhà , là người chủ tương lai của đất nước .
b/ Luận chứng :
Thế hệ thanh niên trong cách mạng tháng tám .
Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ .
Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xd chủ ngjĩa xh , hội nhập thế giới .
c/ Kết luận :
 Thanh niên ( trong đó có phần lớn là hs ) phải học tập để xd đất nước sánh vai các nước văn minh tiến bộ .

Tài liệu đính kèm:

  • docphong cach chinh luan.doc