Giáo án Ngữ văn 11: Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

Giáo án Ngữ văn 11: Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

ĐỌC VĂN :

LẼ GHÉT THƯƠNG

(Trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS :

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu : cảm xúc trữ tình – đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

- Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.

- Tài liệu tham khảo.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4184Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Văn 11
Số tiết : 2
ĐỌC VĂN : 
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS :
Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu : cảm xúc trữ tình – đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV.
Tài liệu tham khảo.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Vận dụng tổng hợp các phương pháp : Đọc diễn cảm, phân tích – tổng hợp, trao đổi, thảo luận
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Dẫn vào bài mới
Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Tìm hiểu tiểu dẫn
 Ngoài việc cho HS đọc, GV có thể kết hợp :
 - Cho HS ôn lại phần tóm tắt truyện đã học, kể tên các nhân vật chủ yếu.
 - Nói thêm về thể loại, nhấn mạnh tính chất truyện kể. 
 Truyện Nôm có 2 loại : bác học ( Truyện Kiều, LVT), bình dân (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa. 
HĐ2 : Tìm hiều văn bản
 Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn trích, định hướng cho HS chia bố cục.
 - Qua lời đối đáp giữa ba nhân vật cho thấy ông Quán là người như thế nào?
 Đoạn đầu chỉ cần chú ý 2 câu thơ: Vì chưng , Chẳng hay 
 Cho HS đọc đoạn thơ về lẽ ghét và các chú thích.
 - Hãy tìm điểm chung giữa các đối tượng mà ông Quán ghét. Phân tích những yếu tố nghệ thuật thể hiện lẽ ghét của ông Quán.
 - Vì ai mà ông Quán ghét?
 - Tiếng dân được nhắc đến ở đoạn thơ này có ý nghĩa như thế nào? 
 GV cho HS đọc chú thích, tìm những điểm chung ở những nhân vật được nhắc đến. 
 Những con người này có điểm nào đồng cảnh ngộ với Đồ Chiểu ?
 Nhận xét những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ?
 Như vậy, cơ sở của lẽ ghét thương theo quan niệm đoạ đức của Nguyễn Đình Chiểu là gì? 
 Hãy chỉ ra sự nhất quán trong phát ngôn của NĐC về lẽ ghét thưong ?
HĐ3 : Tổng kết
 GV cho HS đọc ghi nhớ, phát biểu đại ý, nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật. 
I. Tìm hiểu tiểu dẫn :
 1. Thể loại : Truyện Nôm
 2. Hoàn cảnh sáng tác :
 Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, khi ông đang bị mù về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định.
 3.Ý nghĩa của truyện :
 Câu chuyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện và cái ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa thể hiện khát vọng lý tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp.
 4. Nhân vật chính trong đoạn trích (473 – 504) : ông Quán (lại là nhân vật phụ trong tác phẩm) biểu tượng cho tình cảm yêu ghét phân minh.
II. Đọc – Hiểu văn bản :
 1. Lời đối đáp giữa ông Quán, Tử Trực, Vân Tiên (6 câu đầu)
 - Là nhà nho thông hiểu kinh sử
 - Là hoá thân của Nguyễn Đình Chiểu để trực tiếp phát ngôn về lẽ ghét thương: thương và ghét là hai mặt đối lập của một tình cảm thống nhất.( thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa)
 2. Lẽ ghét thương ( câu 7 – câu 30)
 a. Lẽ ghét ( câu 7 – câu 16)
 - Những triều đại mà ông Quán ghét 
 + Đời Kiệt Trụ, U Lệ, Ngũ Bá, thúc quý.
 + Lý do ghét : chúng là hôn quân bạo chúa, say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
 + Sử dụng nhiều điển tích, dẫn giải cụ thể để làm rõ điều ông Quán ghét.
 + Điệp ngữ lặp đi lặp lại như điệp khúc buồn để nhấn mạnh lẽ ghét.
 - Qua lời ông Quán, có thể thấy tác giả đứng về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân.
 + Hình ảnh dân được nhắc đến sau mỗi câu ghét cho thấy tác giả xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà bình phẩm lịch sử.
 + Đó là cơ sở của lẽ ghét, ghét sâu sắc mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc : “ Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”
 b. Lẽ thương (câu 17 – câu 30) 
 - Những người mà ông Quán thương
 + Đức Thánh nhân, thầy Nhan tử, các ông Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ
 + Lý do thương : tất cả đều có tài, có đức, có chí, muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.
 - Ở những con người này có nét đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu (từng mơ ước lập thân để trả nợ nước non nhưng mới dấn thân vào đời đã gặp bao nỗi cực kỳ đau đớn) 
 - Nghệ thuật :
 + Điển tích, phép điệp, phép đối (ghét và thương) thể hiện thái độ ghét thương dứt khoát, mãnh liệt.
 + Các từ khẩu ngữ rất thích hợp
(tầm phào, lằng nhằng)
 - Như vậy, cơ sở của lẽ ghét thương theo quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu là xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống bình yên, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí nguyện.
 3. Mối quan hệ giữa ghét và thương (2 câu cuối)
 - Khẳng định lại lần nữa mối quan hệ giữa ghét và thương (thương là cội 
nguồn của cảm xúc và ghét cũng từ thương mà ra).
 - Ở Nguyễn Đình Chiểu yêu thưong và căm ghét đạt đến độ tột cùng ( yêu thương rất mực mà căm ghét cũng rất sâu sắc). Đó chính là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
III. Tổng kết :
 ( Học ghi nhớ)
Củng cố :
Dặn dò :

Tài liệu đính kèm:

  • docLe ghet thuong Nguyen Dinh Chieu.doc