Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc  Tử

Bài :ĐÂY THÔN VĨ DẠ

 Hàn Mặc Tử

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Giúp hs cảm nhận được bài thơ là một bức tranh phong cảnh , và cũng là tâm cảnh , thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mỗi tình xa xăm vô vọng . Hơn thế nữa đó còn là tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên cuộc sống .

 - Giúp hs nhận biết sự vận động của tứ thơ .

II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 Gợi mở , phân tích , đàm thoại ,

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ On định lớp :

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :ĐÂY THÔN VĨ DẠ
 Hàn Mặc Tử
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Giúp hs cảm nhận được bài thơ là một bức tranh phong cảnh , và cũng là tâm cảnh , thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mỗi tình xa xăm vô vọng . Hơn thế nữa đó còn là tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên cuộc sống .
 - Giúp hs nhận biết sự vận động của tứ thơ .
II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
 Gợi mở , phân tích , đàm thoại ,
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Ơû các tiết trước chúng ta đã học về hai nhà thơ rất tiêu biểu của pt thơ mới 1932-1945 ,đó là XD nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” , Huy Cận nhà thơ của sầu vũ trụ . hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một nhà thơ nữa cũng của phong trào thơ mới , khi nói đến nhà thơ này chúng ta nhớ đến một con người có cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch , một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh . Đó chính là Hàn Mặc Tử với một tác phẩm tiêu biểu : Đây thôn Vĩ Dạ .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Gv gọi hsđđọc tiểu dẫn ,
Yêêu cầu trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của HMT .
Em hãy cho biết bài thơ được ra đời trong hồn cảnh nào ?
Sau khi đđọc xong bài thơ em có cảm nhận gì?.
Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng tác giả trong khổ thơ đầu .
Trong khổ thơ tiếp theo , tác giả đặc tả hình ảnh nào ?
Hình ảnh gio, mây,sông ,trăng , gợi cho em cảm xúc gì ?
Hai câu đầu đã phảng phất tâm trạng u buồn cô đơn , ở hai câu tiếp tâm hôn nhà thơ đã biểu hiện như thế nào ?
Em hãy cho biết ở khổ thơ thứ ba ,nhà thơ đã bộc lộ tâm sự của mình như thế nào ?
 Chút hoài nghi trong câu thơ “ Ai biết tình ai có đậm đà “
Có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không vì sao ?
Em có cảm nhận như thế nào về bài thơ trên ?
I/ Đọc hiểu tiều dẫn :
1/ Tác giả :
 HMT ( 1912-1940)
 Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí .
 Tên thánh Phê-rô phan xi cô , bút danh khác Minh Duệ Thị ,Phong Trần , Lệ Thanh .
 HMT sinh trưởng trong một gia đình công giáo gốc họ phạm ( Thanh Hoá ).Thân phụ của HMT là ông Nguyễn Văn Toản , từng giữ chức tham tá tại sở thong chính Đồng Hới , và cũng tại Đồng Hới là nơi HMT được sinh ra .Mẹ HMT là bà Nguyễn thị Duy mất tại Gò Bồi Bình Dịnh , hưởng thọ 71 tổi .
 Sau khi cha mất 1926 khi mới 45 tuổi , HMT theo mẹ cùng anh cả là Nguyễn Bá Nhân về sống ở Qui Nhơn . Khi cha còn sồng HMT theo học ở Quảng Ngãi .
 Năm 1928-1930 học ở Huế sau đó lại trở về Qui Nhơn .
 Năm 1932-1933, HMT làm việc tại sở đạc điền Qui Nhơn ,sau mất việc vì ốm yếu .
 Năm 1934-1935 HMT vào SG làm báo 
 Năm 1936 mắc bệnh phong ông về hẳn Qui Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Qui Hoà Qui Nhơn , ngày 11-11-1940 khi mới 28 tuổi .
2/ Hoàn cảnh ra đời :
 Bài thơ lúc đầu có tên là ở đây thôn Vĩ Dạ , sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên , sau đổi thành Đau Thương .
 Theo một số tài liệu bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với cô gái vôn quê ở Vĩ Dạ , một thôn nhỏ bean dòng sông Hương xứ Huế thơ mộng và trữ tình .
II/ Tìm hiểu văn bản :
Cảm nhận chung :
 Một bức tranh phong cảnh Huế , một mỗi tình đơn phương nay thi vị , một nỗi buồn man mác thấm sâu từng câu chữ , tất cả đều rất mơ hồ hư ảo khó cắt nghĩa .
1/ Khổ thơ một : 
 Cảnh và người thôn Vĩ 
-Mở đầu bài thơ như một lời trách móc mời gọi mà nhà thơ nói giùm cô gái :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
 Để nhìn ngắm cảnh đẹp của thôn Vĩ vào buổi sáng bình minh , khi mặt trời vừa mọc lean , đã kịp làm sáng bừng cả khgoảng trời phản chiếu lấp lanhg1 qua những giọt sương đêm còn đọng lại trên những hàng cau long lanh như màu ngọc bích .Ẩn hiện sau vườn nhà xinh xắn là hình ảnh con người dịu dàng phúc hậu , thiên nhiên và con người hài hoà với nhau , trong một vẻ đẹp kín đáo dịu dàng .
2/ Khổ thơ tiếp theo :
 Ơû khổ thơ này , tâm trí HMT hướng về một hình ảnh không thể tách rời tjôn Vĩ Dạ , đó là dòng sông Hương với hai nét tiêu biểu cgo xứ Huế :em đềm và thơ mộng , đồng thới ẩn sâu trong đó là biết bao cảm xúc , suy tư của nhà nhà thơ .
 Trong hai câu đầu : tác giả tả thực về vẻ đẹp của xứ Huế : gió mây nhè nhẹ bay đi , dòng nước chảy long lờ , cỏ cây khẽ đung đưa .. Đáng chú ý là sắc thái cảm xùc của hai câu thơ này , vì nhà thơ đã dùng biện pháo nhân hoá chop cả gió mây và dòng sông ðkhông gian vắng vẻ . Hay nói đúng hơn ở đây rất ít gió mây cho nên dòng sông cũng lặng lẽ buôn thiu , cỏ cây bên bờ chỉ lay động nhẹ .Nhìn chung đó là một hình ảnh đep , nhưng cũng that lạnh lẽo phảng phất tâm trạng u buồn cô đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ của cuộc đời đối với mình .
 Hai câu sau : tâm hồn nhà thơ có buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế . Đây là cảnh thực mà như ảo : con thuyền không còn là con thuyền đậu trên dòng sông sóng nước , mà là con thuyền chở đaq6ỳ trăng đậu trên bean sông trăng ðtạo một không gian rất mờ ảo thơ mộng của sông Hương .
Đến câu cuối nhà thơ mong muốn con thuyền sẽ chở trăng về tối nay , mà không phải là một tối nào khác .Phải chăng trong tối nay nhà có điều gì muốn tâm sự , mà chỉ có trăng mới hiểu được .Bởi cảnh Huế , người Huế không hiểu được , không đáp lại tình cảm của nhà thơ , nên nhà thơ mới phải tìm đến trăng , để tâm sự cho bớt nỗi cô đơn . 3 3/Khổ thơ cuối :
Nếu như hai khổ trên nhà thơ HMT hướgn đến thiên nhiên để bộc lộ tâm sự của mình ,thì đến khổ ba nhà thơ trực tiếp bộc lộ tâm sự của mình với người xứ Huế .
“ Mơ khách đường xa ..xa “
 Có lẽ đây là lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình , trước lời mời của cô gái “ sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”, phải chăng do nhà thơ chỉ là khách đường xa , trong mơ mà thôi . Có thễ hiểu câu giữa của khgổ thơ theo hai cách :
Xứ Huế nắng nhiều , mưa nhiều nên cũng nhiều khói sương , sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo mộng mơ của xứ Huế .
Sương khói màu trắng , áo em cũng màu trắng , nên chỉ thấy bóng người thấp thiáng mờ ảo .Về nghĩa bóng , hình ảnh sương khói làm mờ ảo cả boíng người ấy , phải chăng tượng trưng cho bao cái huyền hoặc của cuộc đời , đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời .
 4/ Tứ thơ và bút pháp bài thơ :
 Tứ thơ là ý chính , ý lớn bao quát toàn bài thơ , làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc , suy nghĩ tâm trạng của toàn bài thơ . ở đây tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bean dòng sông Hương , từ đó mà khơi gợi , liên tưởng thực – ảo , và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc , suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm , uẩn khúc , niềm hy vọng , niềm tin yêu . 
 Bút pháp bài thơ có sự hoà điệu tả thực , tượng trưng , lãng mạn trữ tình . Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực , mà lại có tầm cao tượng trưng . sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn . Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm tính chất trữ tình .
III/ Tổng kết :
 Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh phong cảnh , và cũng là tâm cảnh , thể hiện nỗi buồn cô đơn của HMT , trong một mối tình xa xăm vô vọng . Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên , với cuộc sống con người .

Tài liệu đính kèm:

  • docday tho vi da.doc