Giáo án Ngữ văn 11 Chuẩn tiết 46 đến 50

Giáo án Ngữ văn 11 Chuẩn tiết 46 đến 50

 Tuần : 12 Tiết : 46- 47- 48

 Đọc văn : HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

 ( Trích Số đỏ ) – Vũ Trọng Phụng –

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

 Qua đoạn trích, thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của XH “ thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng thán Tám năm 1945 và nghệ thuật trao phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.

 B.PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 -Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Giuáo án,Anh nhà văn VTP.

 - Đọc hiểu, đọc tái hiện, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng phân tích của GV.

 

doc 16 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1317Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Chuẩn tiết 46 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 12	Tiết : 46- 47- 48	 Ngày 22 tháng 10 năm2009
	Đọc văn : HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
	 ( Trích Số đỏ ) – Vũ Trọng Phụng – 
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
	Qua đoạn trích, thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của XH “ thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng thán Tám năm 1945 và nghệ thuật trao phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
 B.PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 -Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Giuáo án,Aûnh nhà văn VTP.
 - Đọc hiểu, đọc tái hiện, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng phân tích của GV.
 C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 I.Oån định – kiểm tra sỉ số HS.
II. Kiểm tra bài cũ.
 ?Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả NT ? và phân tích hình tượng nhân vật huấn Cao.
 ? Phân tích cảnh cho chữ và lời khuyện của HC đối với Quản ngục .
III. Bài mới.
Hoạt động của GV
Học Sinh
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn SGK.
 GV: cho HS đọc nhanh 2 đoạn văn đầu trong phần tiểu dẫn và tìm hiểu.
 ? Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm chình của VTP ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: cho HS đọc tiếp 2 đoạn văn còn lại trong tiểu dẫn và tìm hiểu.
 ? Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm và trình bày tóm tắt tiểu thuyết Số đỏ ?
 GV: nhận xét và bổ sung .
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu.
 GV: cho HS thay phiên nhau đọc văn bản.
GV: chú ý cho HS cách đọc.
 ? Truyện có thể chia làm mấy phần nhỏ và nội dung của mỗi phần là gì ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.
 ? Em có suy nghĩ gì về nhan đề và tình huống trào phúng của truyện?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ?Nhan đề mang ý nghĩa gì ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
? Em có nhân xét gì về những người trong gia đình trước cái chết của cụ Tổ ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
? Biểu hiện của cụ cố Hồng như thế nào ? cụ cố Hồng là người như thế nào ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Còn ông Văn Minh thì sao ? Ông Văn Minh là người như thế nào ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
? Bà Văn minh như thế nào?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 ? Ông Phán mọc sừng là ai và có những biểu hiện gì ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Em có nhận xét gì về cậu Tú Tân ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
? Cô Tuyết có những thái độ và cử chỉ như thế nào ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Ngoài những người trong gia đình thì còn có những ai và họ có những biểu hiện như thế nào ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Em có nhận xét gì về nhân vật trong văn bản tự sự ? Từ đó cho thấy vai trò của họ như thế nào ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Thông qua cá chi tiết trên tác giả VTP muốn nói đến những con người nào ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 ? Đám tang được tác giả miêu tả mang tích chất như thế nào ?
 GV: nhẫn xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Em có nhận xét gì về hình ành những người đi đưa đám ?
 GV: nhận xét và diễn giang
 ? Cảnh đám tang và những người đi đưa đám tác giả muốn nói lên điều gì ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 ? Hãy tóm tắt những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: tổng kết và cho HS nêu chủ đề của truệyn .
? Qua nội dung phân tích hãy nêu chủ đề của truyện?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 Hoạt động 3: GV cho HS thực hiện phần ghi nhớ và củng cố dặn dò HS.
 HS đọc tiểu dẫn .
 HS dựa vào 2 đoạn văn đầu trong tiểu dẫn.
 HS đọc 2 đoạn còn lại.
 HS dựa vào hai đoạn văn sau trong tiểu dẫn .
 HS thay phiên nhau đọc văn bản.
HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS dựa vào tiêu đề kết hợp với nội dung và hiện thực XH đề lí giải .
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 Dựa vào chi tiết nói về cụ cố Hồng.
 Dựa vào chi tiết nói về ông Văn Minh.
 Chi tiết về bà văn Minh.
 Chi tiết về ông Phám mọc sừng.
 Chi tiết về câu Tú Tân.
 Chi tiết về cô Tuyết.
 HS dựa vào những chi tiết kể về các nhân vật khác.
 HS liên hệ kiến thức về văn tự sự.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS dựa vào đoạn văn 3 .
 HS dựa vào đoạn văn 3
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS tóm tắt nội dung phân tích thành chủ đề.
 HS thực hiện ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung:
 1/. Tác giả:
- VTP 1912- 1939 tại HN, sinh ra trong một gia đình nghèo, quê làng Hào ( Bần Yên Nhân ), huyện Mĩ Hảo, tỉnh Hưng Yên.
- Khi tốt nghiệp tiểu học VTP đi làm để kiếm sống nhưng chẳng bao lâu thì mất việc, từ đó Ông sống chật vật, bấp bênh băng nghề viết báo, viết văn.
-Năm 1939 Ông qua đời vì bệnh lao tại HN.
- VTP bắt đầu có truyện ngắn đăng báo từ những năm 1930 và khoảng 10 năm viết văn Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
 *Những tác phẩm chính:
 Phóng sự : Cạm bẫy người 1933, Kỹ nghệ lấy Tây 1934 , Cơm thầy cơm cô 1936.
 Tiẻu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê 1936,Lấy nhau vì tình 1937, Trúng số độc đắc 1938.
 àNội dung tác phẩm của VTP toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái XH đen tối, thối nát đương thời.
 2/. Xuất xứ: “ Hạnh phúc một tang gia” trích chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ của VTP (1936 ).
 3/. Tóm tắt vai nét về tiểu thuyết Số đỏ.
 SGK: 122 – 123
 - Truyện dựng lên một bức tranh quy mô, sinh động với nhiều hạng người với đủ những bản chất xấu xa( bịp bợm, dâm đảng, lố bịch . . . ).
 - Truyện lên án cái XH tư sản đang đua đòi lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng và đồi bại.
 4/. Bố cục : 3 phần 
* Phần 1 : “ Từ đầu . . . . . Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng”
àCụ cố Hồng giới thiệu về cái chết của cụ cố Tổ.
* Phần 2 “ TT . . . . .chia buồn tấp nập”
àBiểu hiện và thái độ của những người trong gia đình trước cái chết của cụ cố Tổ.
* Phần 3 : “ Còn lại”
à Không khí tổ chức đám tang và cảnh những người đi đưa đám.
 II. Đọc –hiểu văn bản :
1/. Nhan đề và tình huống trào phúng của chương truyện :
 “Hạnh phúc của một tang gia”
- Nhan đề của chương truyện thật lạ đời,chứa đầy nghịch lí, khiến mọi người phải ngạc nhiên.
 Ø Bình thường gia đình có người mất thì tất cả các thành viên trong gia đình đều càm thấy đau buồn . Nhưng ở đây trước cái chết của cụ cố tổ thì lại làm thỏa mãn những toan tính ích kỉ , mặt khác còn tỏ ra chí tình chí hiếu bằng cách tổ chức đám tang thật to nổi đỉnh , nổi đám. “ Cái chết kia đã làm cho tất cả mọi người trong gia đình vô cùng sung sướng”.
 Nhan đế tác phẩm đã phản ánh đúng sự thật của câu chuyện , một sự thật mỉa mai, hài hước về một gia đình đại bất hiếu của XH thượng lưu.
 Nhan đề của chương truyện cũng chính là tình huống trào phúng mà VTP đã đặt ra. 
2/. Niềm hạnh phúc tột cùng của những người con trong gia đình :
 Những thành viện trong gia đình không thể hiện một chút buồn đau, không chút thương tiếc nào mà đã từ rất lâu mọi người trong gia đình đại bất hiếu này mong muốn cụ cố Tổ của mình chết để được hưởng hạnh phúc.
“ Cái chất kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm- Thành thử tang gia ai cũng đều vui vẽ cà – bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích, . . .”
 Mỗi người tuỳ địa vị, tuỳ sở thích, tuỳ quyền lợi mà có niềm hạnh phúc khác nhau.
*Cụ cố Hồng:
- Con trai trưởng thì đã “ nhắm nghiền mắt lại . . . . khóc mếu ” để cho mọi người trong thiên hạ chỉ trỏ ngợi khen là mình đã già, là địa vị trong gia đình.
- “ Cụ chắc cả 10 phần. . . như thế”
àThích được khoe mình trước thiên hạ.
*Ông văn minh: Đứa cháu nội thì tỏ ra thích thú vì cái chúc thư đã đến lúc có hiệu lực thi hành. “ Cái chúc thư . . . viễn vông nữa”.
* Bà văn minh: Cháu dâu vui mừng và thoả mãn ước mơ của mình là sẽ được mặc đồ mới , áo tang tân thời. “ Vì sẽ được mặc . . . . Xiêm đem”.
*Ông Phán mọc sừng: Cháu rễ thì đã được cụ cố Tổ nói nhỏ vào tai là sẽ chia cho một số tiền vài nghìn đồng “ Cái chất kia đã làm . . . . . . . to đến như thế”
à Là một người nhu nhược, tham tiền và bịp bợm.
*Cậu Tú Tân: Cháu nội thì đã sẵn sàng mấy cái máy chụp ảnh mà từ lâu chưa có dịp dùng tới à háu danh và khoe của.
*Cô Tuyết : Cháu nội “ Mặc bộ y phục ngây thơ- cái áo dài van mỏng . . . . . . . . . mấn xinh xinh” để mọi người biết rằng cô ta vẫn còn trong trắng. àMột cô gái lẳng lỏ, hư hỏng.
 Những người đi đưa đám khác ai cũng có niềm vui riêng của họ : Thất nghiệp thì lại có việc làm, có tiền,được nhìn tấm thân nõn nà của Tuyết mà không phải tốn tiền,là dịp để liếc mắt đưa tình, bình phẩm lẫn nhau . . . . . . . .Riêng Xuân tóc đỏ thì lại càng danh giá và uy tính hơn với gia đình ( nhờ hắn mà cụ Tổ chết )
 Những nhân vật, những con người trong câu chuyện đều có lai lịch ,nguồn gốc và có quan hệ trực tiếp với người chết nhưng ở họ lại là cả một niềm vui sướng và được thoả mãn ước mơ của chính mình đã ôm ấp từ lâu.
 Các nhân vật tuy xuất hiện không nhiều nhưng cá tính và bản chất của họ bộc lộ thật rõ nét. Họ là những đại diện cho tầng lớp tư sản thối nát ,đua đòi lối sống văn minh lố lăng, bẩn thỉu.
 3/. Không khí của đám tang và những người đi đưa đám:
 Đám tang được VTP miêu tả bằng một bút pháp trào lộng hài hước.
 Vui vẽ , tưng bừng và rộn rịp, tổ chức theo kiểu Tây: có đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, có hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức tượng, kiệu bát cống , . . . . . . . . 
 Người đưa đông đúc,sang trọng. Nhưng tất cả không ai nghĩ đến người chết mà chỉ cười tình với nhau, bình phẩm nhau. 
 “ Thật là một đám ma to tát . . . . nếu không gật gù cái đầu”
 à Tóm lại : Đám tang diễn ra như một tấm đại hài kịch, tự nó phơi bày sự lố lăng, vô đạo đức của cái XH thượng lưu ngày trước, sự vô văn hoá của những con người mang danh là tân thời thanh lịch.
4/.Một số nét đặc sắc về nghệ thuật :
 - Phát hiện những chi tiết đối lập cùng tồn tại trong một con người , sự vật để từ đó làm nên tiếng cười phê phán chế giễu.
 - Các thủ pháp cường đi ... ïi ý bài tập 3 và cho HS về nhà làm.
 Hoạt động 4: GV tổng kết và nhận xét đánh giá kết thúc tiết học.
HS làm việc nhóm
HS làm việc cá nhân và trình bày
HS đọc đoạn văn SGK
HS trình bày bài làm của mình
HS khác bổ sung
HS làm bài tập ở nhà
BT1: 
- Đoạn văn trên vận dụng hai thao tác lập luận : So sánh và phân tích.
- Phân tích mục đích và tác dụng:
+ Phân tích : tự kêu, tự đại là khờ dại. Là thoái bộ, vì trong XH mình giỏi thì còn có rất nhiều người giỏi hơn, nùi cao còn có núi cao hơn.
+ So ánh : làm rõ những ai tự kêu, tự đại thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn “ Cái chén nhỏ, . . . . nó hẹp nhỏ”. Cái chén, cái đĩa sao bằng “ Sông to bể rộng, . . . . rộng và sâu”.
 Mặc dù sử dụng hai thao tác nhưng trong đoạn văn trên tác giả thiên về phân tích hơn là so sánh.
 Đây có thể xem là một đoạn văn mẫu mực của việc kết hợp hai thao tác trên. Vận dung hai thao tác so sánh và phân tích trong một bài văn nghị luận là cách làm tốt nhất.
 Tuy vậy cũng cần phải lưu ý:
- Phải căn cứ vào mục đích nghị luận, yêu cầu nghị luận để xem xét có nên kết hợp hai than tác hay không.
- Khi xác định được thao tác nào là chủ yếu thì phải bám sát , vận dụng cho thật tốt để đáp ứng như cầu của bài viết.
BT2:
 Bàn về vẽ đẹp của một đoạn thơ: 
 “Gió theo lối gió mây đường mây.
 Dòng nước buồn thiu hoa bắp lai
 Thuyền ai đâu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay”.
- Xác định mục đích ;là bàn về cái hay của đoạn thơ.
- Thao tác chủ yếu là : phân tích
 Đoạn thơ mang đến cho người đọc một cảnh đẹp thơ mộng của sông nước đêm trăng trong nỗi buồn bâng khuâng của nhà thơ. ( luận điểm)
+Các hình ảnh thơ gợi lên cảm giác buồn. Mộ nỗi buồncủa sự chia li, chia lìa đội ngã, cảnh vật cũng thấm đẫm tình người.
 “Gió theo lối gió mây đường mây
 Dòng nước buồn thiu hoa bắp lai”
+Nỗi buồn nhớ ấy đưa người đọc về với sông trăng thơ mộng.
 “ Thuyền ai đâu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay”
 Tất cả đều tràn ngập ánh trăng, thơ mộng hơn nữa nó như là một lời nhắn gửi chút tâm tình.
 Hàm Mạc Tử cũng là nhà thơ viết nhiều về trăng.
 “ Ô kìa ! bóng nguyệt trần truồng tắm
 Lộ cái khuôn vàng dười đáy khe”
BT3 : HS làm ở nhà.
 IV. Củng cố : Qua phần luyện tập , em thấy việc kết hợp thao tác so sánh và phân tích trong một bài viết có giá trị như thế nào ?
 V. Dặn dò : - HSlàm bài tập 3 SGK Tr 121
 	 - Soạn bài đọc văn “ Hạnh phúc một tang gia”
	+ Đọc trước văn bản ở nhà .
	+ Chuẩn bị trước phần tiểu dẫn SGK.
	+ Soạn bài theo gợi ý của câu hỏi SGK
	 Đôn Châu, ngày ..tháng .năm 2009
	 Tổ trưởng 
	 Lê Hoàng Thùy Trang
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 @ Nhận xét của tổ trưởng : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 13	 Tiết : 50	 Ngày 22 tháng 10 năm 2009
 	Tiếng Việt : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
	Hiểu được khái niêm ngôn ngữ bào chí. Các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Biết viết một bài đưa tin trên báo tường, biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.
 B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiét kế, Giáo án, một số bài báo.
 - Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại kết hợp với thực hành bài tập , thảo luận nhóm.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 I.Oån định – kiểm tra sỉ số HS.
II.Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày thế nào là ngữ cảnh và các nhân tố của ngữ cảnh ?
III. Bài mới :
Hoạt động của GV
Học Sinh
Kiến thức trọng tâm
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 1 “ ngôn ngữ báo chí”
 GV: cho HS đọc ví dụ 1 
 Bản tin và tìm hiểu.
? Em có nhận xét gì về bố cục của bản tin trên ?
GV: nhận xét và bổ sung.
 ? Bản tin cung cấp cho người đọc nội dung nào ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 ? Nội dung trên được diễn ra ở đâu ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: phân tích một bài báo khác minh hoạ cho HS và từ đó rút ra kết luận về bản tin.
 ? Một bản tin cần có những yếu tố nào ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
GV: cho HS đọc bài phóng sự và tìm hiểu .
 ? Em só nhận xét gì về cách trình bài của phóng sự trên ?
 ?Phóng sự trên giống và khác nhau với bản tin như thế nào ?
 GV: nhận xét và phân tích bổ sung.
GV: đọc một bài phóng sự minh hoạ cho HS và rút ra kết luận về phóng sự.
 GV: cho HS đọc tiếp ví dụ về Tiểu phẩm và tìm hiểu.
 ? Em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung trong tiểu phẩm trên ?
 ? Tác dụng của tiểu phẩm trên nhằm vào việc gì ?
 GV: nhận xét và phân tích ví dụ minh hoạ cho HS.
 GV: đọc thêm một tiểu phẩn khác ví dụ minh hoạ cho HS và rút ra kết luận về tiểu phẩm.
 ? Em có nhận xét gì về chức năng của ngôn ngữ trong ba ví dụ trên ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 ? Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: cho HS thực hiện ghi nhớ 1.
GV: nhận xét và bổ sung.
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiể phần 2 .
 GV: cho HS đọc phần giới thiệu trong SGK. Và nhận xét . 
? Ngoài các thể loại kể trên thì báo chí còn có những thể loại nào khác ?
 GV: nhận xét và phận tích ví dụ minh hoạ cho HS.
? Dựa vào các thể loại của báo chí cho biết : báo chí tồn tại ở những dạng nào ? cho ví dụ minh hoạ.
 GV: nhận xét và bổ sung.
 ?Qua 3 ví dụ tìm hiểu ở phần 1 cho thấy ngôn ngữ ở từng thể loại như thế nào ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
 GV: diễn giảng tổng kết và cho HS làm bài tập.
 BT1 : 
GV: chuẩn bị một bài báo và đọc cho HS xác định thể loại của bài báo.
 GV: nhận xét và bổ sung.
 BT 2:
GV: cho HS viết một tin ngắn theo cách viết tự do và trìng bày.
 GV: nhận xét và sửa chữa bổ sung.
 Hoạt động 3 : GV nhận xét đánh giá tiết học và củng cố dặn dò HS.
 HS đọc ví dụ SGK
 HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày.
 HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
 HS đọc ví dụ 2
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS đọc ví dụ 3 
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS nhận xét về chức năng của ngôn ngữ có thể dựa vào ghi nhớ.
 HS dựa vào ghi nhớ.
 HS đọc ghi nhớ.
 HS đọc phần 2 SGK – 131
 HS dựa vào nội dung SGK
 HS dựa vào nội dung SGK
 HS dựa vào mục 3 trong phần 2 SGK – 131
 HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 I. Ngôn ngữ báo chí:
 1/. Tìm hiểu ví dụ SGK:
a/. Ví dụ 1:
 - Có tiêu đề ( Tên )
 - Có thời gian và địa điểm cụ thể.
 - Có sự kiện chính xác.
 - Có kèm theo hình ảnh minh hoạ cho người đọc.
 Bản tin cung cấp cho người đọc về việc Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006.
 Nội dung trên diễn ra tại HN từ ngày 29 – 31/ 3
 à Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác và cụ thể nhằm cung cấp cho người đọc những tin tức.
 b/. Ví dụ 2:
 - Bài phóng sự trên không có thời gian và địa điểm.
 - Bài phóng sự trình bày hàng loạt những sự việc, sự kiện và cuối cùng đi đến kết thúc. Có ghi chú.
 - Bài phóng sự trình bày chi tiết hơn và được miêu tả bằng những hình ảnh . . . . 
àPhóng sự báo chí thực chất nó cũng là bản tin, nhưng nó được mở rộng hơn và tường thuật chi tiết hơn so với bản tin, nhằm cung cấp cho người đọc đầy đủ và chi tiết hơn.
 c/. Ví dụ 3:
 - Tiểu phẩm trên trình bày như một câu chuyện nhưng không có nhân vật.
 - Nói về một vấn đề của XH trước những bức xúc của con người.
 - Ngôn ngữ và giọng văn gọn nhẹ và tỏ ra thân mật nhưng lại mang nhiểu sắc thía mỉa mai , châm biếm.
àTiểu phẩm cũng là một thể loại của báo chí .
 2. Kết luận : Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm . . . . . . 
 II. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
 - Báo chí có nhiều the loại, ngoài các thể loại nêu trên thò báo chí còn có một số thể loại khác như : thư bạn đọc,phỏng vấn, quảng cáo,bình luận phóng sự. . . . 
- Báo chí tồn tại ở hai dạng chính :
 + Dạng viết.
 + Dạng nói : đọc, thuyết minh, phát thanh và truền hình, . . . . . . . .
 - Mỗi thể loại của báo chí điều có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ,( Xem ví dụ ở phần 1 )
 IV. Củng cố : 
 - Thế nào là ngôn ngữ báo chí ? văn bản báo chí bao gồm những thể loại nào ?
 - Báo chí có chức năng gì ?
 - Để viết tốt một bài báo ta cần phải có những yêu cầu gì ?
 V.Dặn dò:
 - HS học bài và làm bài tập “ tự viết một thể loại bất kì của bài báo”
 - HS xem phần tiếp theo của bài SGK-143.
 - Soạn bài “ Một số thể loại văn học : Thơ. Truyện.
 ( Đọc và rút ra những nét cơ bản của từng thể loại theo yêu cầu của từng phần )
	 Đôn Châu, ngày tháng năm 2009	 Tổ trưởng 
	 Lê Hoàng Thùy Trang
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
@ Nhận xét của tổ trưởng : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang ngu van 11.doc