Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân

A. Mục đích yêu cầu:

- Thống nhất với SGK và SGV.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV + SGK + Giáo án + bảng + phấn + tập Vang bóng một thời

- Học sinh: đọc tác phảm và trả lời những câu hỏi trong SGK

C. Lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Phương pháp: Tổ chức cho học sinh đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3054Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
A. Mục đích yêu cầu: 
Thống nhất với SGK và SGV.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV + SGK + Giáo án + bảng + phấn + tập Vang bóng một thời
- Học sinh: đọc tác phảm và trả lời những câu hỏi trong SGK
C. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:	
- Phương pháp: Tổ chức cho học sinh đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận.
Hoạt động
Kết quả cần đạt
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Tuân.
HS chỉ cần trả lời những ý chính về tên thật của nhà văn, năm sinh - mất, quê quán, những nét nổi bật trong sự nghiệp sáng tác.
 - Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm Chữ người tử tù.
Dự kiến HS trả lời: Bài thơ Tràng giang trích trong tập Vang bóng một thời
Lời giảng của GV:
Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn. Là một văn phẩm đạt tới sự “toàn diện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước CM tháng Tám.
Nhân vật chính của tập truyện là những nhà nho “Cuối mùa” tuy đã thua cuộc nhưng tỏ ra bất bình với xã hội đương thời, không a dua chạy theo danh lợi, vẫn cố giữ vẻ đẹp thiên lương và sự trong sạch trong tâm hồn. Họ cố ý lấy cái tôi tài hoà kiêu bạc để đối lập với cái xã hội lúc bấy giờ bằng cách phô diễn những lối sống đẹp, thanh cao. Trong số đó, nổi lên hình tượng Huấn Cao.
- Trong truyện, có những nhân vật nào nổi bật, gây chú ý cho các em.
Dự kiến HS trả lời: Huấn Cao và viên quản ngục
- Ngay từ đầu truyện, Huấn Cao đã xuất hiện qua lời kể của ai?
- Yêu cầu học sinh tìm những chi tiết trong lời nói của viên quản ngục có tác dụng giới thiệu về Huấn Cao.
- Cách miêu tả như thế là trực tiếp hay gián tiếp. Với cái miêu tả như vậy, em có suy nghĩ gì về nhân vật Huấn Cao?
- Khi Huấn Cao xuất hiện, hình ảnh gì khiến em chú ý? Tác giả đã miêu tả với những chi tiết như thế nào? Qua đó, em có liên tưởng đến điều gì?
- Trước áp lực của chế độ nhà tù, trước lời đe doạ của tên áp giải, mang trên vai chiếc gông nặng trịch, Huấn Cao có thái độ như thế nào?
- Huấn Cao được quản ngục đối xử như thế nào? Và trước cách đối đãi đó, Huấn Cao có những suy nghĩ và hành động ra sao?
- Khi quản ngục tỏ ý muốn “cố gắng chu tất” cho những nhu cầu của mình, HC đã dõng dạc tuyên bố điều gì? 
- Thế nhưng, phải chăng HC là một người vô cảm? Trước sự tươm tất của quản ngục, ông đã có những suy nghĩ gì? Điều đó chứng tỏ ông là một người như thế nào? 
- Khi biết viên quản ngục mong muốn được xin chữ, Huấn Cao đã tỏ ý mình như thế nào? Em có suy nghĩ gì về hành động đó?
- HC có đồng ý cho chữ không? Động cơ cho chữ có phải vì tiền tài, vì sự đối đãi đặc biệt, hay vì một lí do nào khác?
- Qua tất cả những chi tiết đó, ta thấy Huấn Cao, bên cạnh tài năng, khí phách còn có một phẩm chất nào?
- Bên cạnh Huấn Cao, còn một nhân vật nào khác khiến chúng ta chú ý?
- Đặc điểm hoàn cảnh làm việc của quản ngục như thế nào?
- Nhưng hơn tất cả mọi thứ, quản ngục có một tình yêu rất dặc biệt, đó là tình yêu đối với điều gì? Tình cảm đó thể hiện qua những chi tiết nào?
- Những chi tiết đó cho thấy điều gì đặc biệt trong tâm hồn quản ngục?
- Tình yêu đối với CĐ đã khiến quản ngục có những hành động nào khác biệt so với tính cách và “phong tục” của nhà tù? 
- Một câu văn của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm hình ảnh nhân vật quản ngục, đó là câu nào? Em có cảm nhận gì về câu văn đó?
- Cảnh cho chữ được diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào? 
- Nghệ thuật chính trong đoạn này là nghệ thuật gì? Tìm những chi tiết thể hiện rõ nét bút pháp nghệ thuật đó?
- Tại sao Nguyễn Tuân lại viết cảnh cho chữ là “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? Lần đầu tiên, trong chốn lao tù lại có những sự việc đặc biệt xảy ra, đó là những sự việc nào? Ý nghĩa của những sự việc đó?
- Theo lời răn dạy của HC với quản ngục, em hiểu ý nghĩa của câu nói đó là gì? Cái đẹp phải gắn liền với điều gì?
- Chi tiết kết thúc truyện là một chi tiết đóng mà mở, em nghĩ gì về chi tiết đó? Em nghĩ gì nếu như em viết tiếp câu chuyện này?
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này? 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
- Xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Quê quán: làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- 1948 – 1958: tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
- Là một nghệ sĩ lớn, suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Là người có đóng góp quan trọng cho văn học VN hiện đại.
- 1996: nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- Trích trong tập Vang bóng một thời (1940).
- Đại ý: truyện viết về nhân vật Huấn Cao, với tài năng, dũng khí, thiên lương cao cả, kết tinh thành vẻ đẹp trong con người ông. Đồng thời, làm rõ, cái đẹp và cái thiện đã cảm hoá được cái xấu, cái ác. Khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nhân vật Huấn Cao:
a) Xuất hiện qua lời nói của viên quản ngục và thầy thơ lại:
- “Cái người mà vùng tỉnh Sơn khen có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” 
- “Nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn” 
- “Có tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá vượt ngục nữa”
- “Giả thử tôi là đao phủ, chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”.
à Cách giới thiệu gián tiếp, miêu tả Huấn Cao thông qua lời của viên quản ngục.
è Hình ảnh Huấn Cao hiện lên đậm nét nhờ được soi qua cách nhìn của quản ngục và thơ lại. Đó là một người: văn võ toàn tài.
b) Xuất hiện trước đề lao:
- Hình ảnh chiếc gông:
+ Gỗ lim nặng gần 7, 8 tạ
+ mồ hôi phủ một lớp quang dầu bóng loáng
+ Cách so sánh: như người đánh lá chuối khô, xỉn lại những chất ghét đen sánh.
+ đầy rệp
à đặc tả, tạo cảm giác về chế độ nhà tù à gợi liên tưởng đến những hình phạt ghê rợn đang chực chờ.
- Hánh động của HC: “dỗ gông”
+ lạnh lùng: không màng đến lời đe doạ của tên áp giải
+ đánh thuỳnh một cái: trút bỏ giận dữ, thể hiện khí phách
è Hiên ngang, không run sợ trước chế độ nhà tù.
c) Những ngày sống trong đề lao:
- “thản nhiên nhận rượu thịt” à hứng bình sinh à không bộc lộ thái độ gì, xem đó là một việc bình thường. à vật chất không thể mua chuộc ông.
- Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây. à khẳng khái, khinh bạc, đầy dũng khí.
- Hay là hắn muốn dò đến những điều bí mật của ta ? à biết cân nhắc, suy nghĩ đến việc phải trái, tốt xấu.
- Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài. à hiểu sở nguyện chính đáng và trong sạch
- Động cơ cho chữ : Ta nhất sinh không vì vàng ngọc... à yêu mến cái thiện, trân trọng tấm lòng của quản ngục. 
è Tấm lòng trong sáng
è Nhân cách cao cả.
2. Nhân vật viên quản ngục:
- Nghề nghiệp: quản ngục, giữ tù
- Hoàn cảnh làm việc: ở nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”.
- Tâm hồn: Yêu cái đẹp
+ Đánh giá đúng tài năng HC à biết phát hiện CĐ
+ Mong muốn: “treo một câu đối, chữ HC đẹp lắm, quí lắm là một vật báu” à trọng CĐ, hiểu giá trị CĐ.
+ “Có một ông HC ân hận” à trăn trở vì sự tồn vong của CĐ
+ biệt đãi HC + “xin lĩnh ý” + “xin bái lĩnh” à nghiêng mình tôn kính trước CĐ
è Tâm hồn nghệ sĩ, say mê cái đẹp, cái tài
- Chăm lo cho tử tù à làm đảo lộn trật tự nhà tù
- Suy nghĩ: “chọn nhầm nghề” à nhận thức về hoàn cảnh mà mình đang sống.
à Bất chấp pháp luật, biến tử tù thành thành tượng, biến công việc quản ngục thành “chiếc áo khoác” phủ ngoài tâm hồn đẹp.
è Một âm thanh trong trẻo
3. Cảnh cho chữ:
- Không gian: buồng tối, phân chuột, phân gián
- Thời gian: tiếng mõ vọng canh, ban đêm
- Các nhân vật: 
+ Huấn Cao: cổ đeo gông, chân vướng xiềng à mất tự do
+ Quản ngục, thơ lại: đại diện cho chế độ nhà tù 
- Sự tương phản:
+ Ánh sáng bó đuốc > < buồng giam tối tăm
+ Mùi thơm chậu mực > < sự ẩm thấp, hôi thối phân chuột,
+ Tấm lụa bạch trắng tinh > < Tường đầy mạng nhện
+ Sự ung dung của người tù > < Sự “khúm núm”, “run run” của quản ngục và thơ lại
- Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: 
+Việc cho chữ là việc thanh cao diễn ra trong chốn lao tù tăm tối à Cái đẹp nảy sinh từ nơi xấu xa, dơ bẩn. Thiên lương toả sáng trong bóng tối.
+ Người nghệ sĩ vẫn sáng tạo dù trước mặt là án tử hình à Cái đẹp có thể xuất hiện trong bất kì một hoàn cảnh nào, cái đẹp là bất tử.
+ HC đỡ quản ngục đứng dậy, ngay ngắn, trang nghiêm à một sự chỉnh trang để đón nhận lời răn dạy.
+ HC dạy QN: “ giữ thiên lương” à Người tử tù là kẻ ban phát cái đẹp, cái thiện.
è Sự chiến thắng của của cái đẹp, cái thiện.
- Ý nghĩa lời răn dạy của HC: cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, với thiên lương.
- Hình ảnh cuối truyện: chi tiết đóng mà mở, khép lại câu chuyện, mở ra một viễn cảnh tương lai. à đọng lại dư ba trong lòng người đọc.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật sắc nét
- Chọn tình huống độc đáo
+ Mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa HC và QN
+ Tình huống làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề truyện.
- Ngôn ngữ tạo không khí cổ xưa.
+ Từ ngữ cổ: phiến trát, thơ lại, đề lao, ngục tốt, hoè hoa
+ Làm sống lại cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại.
III – Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
4. Củng cố: 
Em có cảm nhận gì về “cảnh cho chữ” trong tác phẩm?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu nguoi tu tu(1).doc