Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 99: Làm văn Thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 99: Làm văn Thao tác lập luận bình luận

Tiết :99 Làm văn

 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A,PHẦN CHUẨN BỊ

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

1 Hiểu được MĐ, YC và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận .

2, Nắm được những nguyên tắc và cáh thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận .

3,Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết bài nghị luận và ứng xử trong cuộc sống

II, PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN :

1, Thầy: SGK, SGV, thiết kế bài dậy

2, Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi SGK

III, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

B, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 * ổn định tổ chức (1)

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3126Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 99: Làm văn Thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết :99 Làm văn
 Thao tác lập luận bình luận
A,Phần chuẩn bị
I, Mục tiêu bài học: Giúp HS
1 Hiểu được MĐ, YC và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận .
2, Nắm được những nguyên tắc và cáh thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận .
3,Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết bài nghị luận và ứng xử trong cuộc sống
II, Phương thức thể hiện :
1, Thầy: SGK, SGV, thiết kế bài dậy
2, Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi SGK
III, Cách thức tiến hành
 Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
B, Tiến trình dạy học
 * ổn định tổ chức (1’)
I, kiểm tra bài cũ ( 5’)
 - Kiểm tra bài tập vể nhà của HS
II, Bài mới :
 * Lời vào bài (1’) Trong văn nghị luận , người ta vận dụng những thao tác lập luận khác nhau . Bình luận là 1 trong những thao tác lập luận không thể thiếu . Vậy MĐ, YC của thao tác lập luận bình luận làgì ? Cách bình luận NTN ? Đó chính là ND mà bài học hôm nây thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu (tr 71)
 * ND bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Trong cuộc sống chúng ta thường gặp từ bình luận không . giải thích ý nghĩa của từ bình luận ấy.
? Bình luận khác giải thích và chứng minh ở điểm nào .
? Yêu cầu của bình luận có sức thuyết phục là gì 
? Vai trò , tầm quan trọng của việc thành thao kĩ năng bình luận .
? Một bài bình luận thường có mấy bước . ND mỗi bước là gì ?
? Khái quát những ND cơ bản qua bài học
? Có người cho rằng bìn luân chẳng qua chỉ là sự kết hợp của 2 kiểu lập luận giải thích và chứng minh . Nhận xét đó đúng hay sai , vì sao ?
? Đoạn trích trong SGK có sử dụng thao tác bình luận không ? căn cứ vào đâu 
I, Mục đích , yêu cầu của thao tác lập luận bình luận (13’)
- Trong cuộc sống , chúng ta có thể gặp từ bình luận trong các trường hợp như : Bình luạn thời sự , bình luận thể thao , bình luận quân sự
- Trong các trường hợp này , từ bình luận có nghĩa là “bàn luận , đánh giá” về các vấn đề thời sự trong nước hoặc quốc tế , các vấn đề có liên quan đến thể thao , quân sự
 VD :
 Nhận xét
- Bình luận , giải thích, chứng minh khác nhau ở :
+ Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc ( nghe) tán đồng với 1 nhận xét , đánh giá , bàn luận của mình về một vấn đề nào đó trong đời sồng hoặc trong văn học .
+ Giải thích là dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ) để giúp người đọc (nghe) hiểu 1 vấn đề nào đó trong đời sống hoạc trong văn học .
+ Chứng minh là dùng dẫn chứng (chủ yếu) và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến cho người đọc (nghe) tin 1 vấn đề nào đó trong đời sống hoạc trong văn học .
- Yêu cầu của bình luận là :
+ Trình bầy rõ ràng , trung thực vấn đề (hiện tượng, sự kiện) được bình luận
+ Lập luận để khẳng định được nhận xét , đánh giá của mình là đúng , phù hợp với thực tế đời sống hoạc quy luật ăn chương .
+ Bàn bạc , mở rộng xung quanh vấn đề 1 cách xâu sắc và có sức thuyết phục .
- Vai trò và tầm quan trọng :
 Trong đời sống cũng như trong văn học , chúng ta luôn luôn gặp những vấn đề cần phải tranh luận , đánh giá , bàn bạc nhằm thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe (đọc ). Muốn cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích , chúng ta cần phải thành thao kĩ năng bình luận .
II, Cách bình luận (15’)
- Một bài bình luận thường có 3 bước :
1, Bước thứ nhất : Nêu vấn đề càn bình luận .
a, Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra để bàn luận.
b, Trình bầy rõ ràng , trung thực vấn đề được bình luận .
2, Bước thứ 2 : Đánh giá ván đề cần bình luận . có thể chon 1 trong 3 cách đánh giá sau .
a,Đứng hẳn về phía mà mình tin là đúng để kiên quyết bắc bỏ cái sai .
b, Kết hợp phần đúng và loại bỏ phần sai của mỗi phía để tìm ra 1 “ tiếng nói chung” trong sự đánh giá .
c, Đưa ra 1 cách đánh giá của riêng mình.
3, Bước thứ 3 : Bàn về vấn đề cần bình luận .có thể chon 1 trong 3 cách bàn luận sau :
a, Bàn luận về thái độ , hành động, cách giải quyết cần có trước vấn đề vừa được nhận xét, đánh giá .
b, Bàn về vấn đề có thể rút ra khi liên hệ với thời đại , hoàn cảnh sống , lứa tuổi của mình và của những người đang tham gia bình luận với mình .
c, Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn , sâu sắc hơn mà vấn đề được bình luận có thể gợi ra .
* Tham khảo phần ghi nhó
III, Luyện tập: (8’)
1, Bài tập 1 /73
- Bình luận không phải là giải thích , chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh vì :
- Mục đích của 3 kiểu lập luận nầy khác nhau
- Bản chất của bình luận là tranh luận về 1 vấn đề mà tất cả những người tham gia bình luận đều đã biết và có ý kiến riêng về vấn đề đó .
2, Bài tập 2/73
- Đoanh văn có sử dụng thao tác bình luận vì :
+Có vấn đề cần bình luận : Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông .
+ Có mở rộng ván đề bình luạn : Vấn đề ATGT không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông , mà còn là “ món quà văn minh” đem ra “ đãi khách” trong thời gian giao lưu , hội nhập toàn cầu .
 C, Hướng dẫn HS học và làm bài (2’)
1, Bài cũ : - Học nắm vững những ND cơ bản
 ? Làm BT còn lại
2, Bài mới : - Đọc , soạn : Người cầm quyền .
 - Tiết sau học văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 99 - CB 11.doc