Tiết 9, Văn Lớp 11D2
THƯƠNG VỢ
- Trần Tế Xương -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng: Cảm nhận được sự đảm đang, chịu thương, chịu khó của bà Tú và tấm lòng thương vợ của nhà thơ.
- Thấy được sự sáng tạo khi sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trong bài thơ Nôm Đường luật.
2. GDTTTC: Qua bài giúp học sinh biết trân trọng yêu mến những người thân yêu trong gia đình bằng những tình cảm chân thành.
II. CÁCH THƯC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi tìm , trả lời câu hỏi, thảo luận
Ngày soạn: 18/09/2007 Ngày dạy: 21/09/2007 Tiết 9, Văn Lớp 11D2 Thương vợ - Trần Tế Xương - A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng: Cảm nhận được sự đảm đang, chịu thương, chịu khó của bà Tú và tấm lòng thương vợ của nhà thơ. - Thấy được sự sáng tạo khi sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trong bài thơ Nôm Đường luật. 2. GDTTTC: Qua bài giúp học sinh biết trân trọng yêu mến những người thân yêu trong gia đình bằng những tình cảm chân thành. II. Cách thưc tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm , trả lời câu hỏi, thảo luận III. phương tiện dạy học SGK + SGV + TLTK + một số ảnh tư liệu; Thiết kế bài giảng. HS: SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn. B. tiến trình lên lớp * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (4’) 1. Câu hỏi : - Đọc thuộc lòng bài thơ Câu cá mùa thu và phân tích câu thơ em thích nhất? * Chọn câu trả lời đúng? Những chi tiết nào trong bài Câu cá mùa thu được xem là động? Sóng hơi gợn tín; lá khẽ đưa; mây lơ lửng; cá đớp động. Sóng hơi gợn tí; lá khẽ đưa; mây lơ lửng. Chiếc thuyền câu trên mặt nước; mây lơ lửng. Cá đớp động; sóng biêc gợn; chòm mây bay. Câu thơ cuối Cá đâu đớp động dưới chân bèo, có thể hiểu như thế nào? Không có tiếng cá đớp động ở chân bèo. Không hề có cá đớp động dưới chân bèo, không gian ên tĩnh đến tuyệt đối. C.ở đâu đó có tiếng cá dớp động dưới chân bèo; càng tăng thêm sự yên tĩnh của không gian. Đáp án: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm (3 điểm) Tuỳ HS lựa chọn: phân tích nội dung và nghệ thuật (5 điểm) Đúng: câu 1(A); câu 2 (C) (2 điểm) II. bài mới: * Lời vào bài (1’) C ác nhà nho nhất là thi nhân thời xưa rất ít viết về người vợ của mình. Nếu có chăng chỉ viết khi các bà đã qua đời. Nguyễn Khuyến làm câu đối khác vợ, Tú Mỗ khóc người vợ hiền. Tú xương dường như là trường hợp loại biệt. Ông làm thơ lúc bà Tú còn sinh thời. Thậm chí viết cả văn tế sống vợ “Thương vợ” là bài thơ nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) (?) Em hãy trình bày vài nét tiêu biểu nhất về thời đại Tú Xương? (?) Những đặc điểm cơ bản này tác động và hình thái nhân cách Tú Xương như thế nào ? GV: Thơ văn Tú Xương là một trường hợp nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Lúc nào thơ văn của ông cũng như một chàng trai xinh đẹp, sung sức, bất chấp mọi thử thách của thời gian. Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về thơ văn Tú Xương. (?) Thơ ca Tú Xương phản ánh nội dung gì ? (?) Hình ảnh bọn quan lại phong kiến được miêu tả như thế nào ? Thi cử ? (?) Thơ trữ tình của Tú Xương có gì đặc sắc? (?) Bài thơ được sáng trong hoàn cảnh nào? (?) Qua bài thơ giúp em hiểu gì về bà Tú? HS đọc SGK và giải thích từ khó) (?) Bài thơ nên đọc như thế nào? (?) Văn bản được bố cục như thế nào theo thơ Đường luật? HS đọc 4 câu đầu (?) Hình ảnh bà Tú được miêu tả qua hình ảnh, từ ngữ nào? (?) Phân tích hiệu qủa nghệ thuật qua những cụm từ này? (?) Lựa chọn chi tiết đó Tú Xương nhằm mục đích gì? (?) Em hiểu nuôi đủ như thế nào cho đúng? (?) Trong câu thơ từ Với đứng gữa câu có ý nghĩa gì? (?) Tìm chất trữ tình trong thơ Tú Xương? I.Tìm hiểu chung (22’) 1. Con người, quê hương, thời đại (6’) Tú Xương là một con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời đại. * Thời đại Tú Xương sống đúng vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc: + Các cuộc khởi nghĩa chống thực dân pháp thất bại. + Nho học tàn tạ. + Chế độ phong kiến cáo chung. * Quê hương - Sống ở đất Thành Nam, nơi diễn ra những chuyển biến thời cuộc gay gắt nhất: + Lối sống đạo đức nhiều dấu hiệu. + Đời sống tinh thần phức tạp. + Đất thành Nam du nhập nhiều hoạt động, lối sống mới trở thành Thành thị. * Con người: - Tiểu sử: Tên thật là: Trần Tế Xương, tự Mạc Trai, hiệu Mộng Tích, Tứ Thịnh. Tên ban đầu là Trần Duy Uyên. - Sinh ngày: 10/8/1870, quê ở Vị Xuyên - Mĩ Lộc - Nam Định nay là phố hàng Nâu thành phố Nam Định. * Con người: Đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng là người thông minh, giỏi thơ phú. - Song vì trong thời đại nho đã vào lúc cuối mùa nên sự nghi thư cử lận đận. Thời đại làm cho ông vỡ mộng công danh. Ông thi tất cả 8 lần. Chỉ đỗ vớt một kỳ thi tútài, khoa Bính Ngọ, đổi tên là Trần Cao Xương song vẫn đen đủi: Tế đổi làm Cao mà chó thế Kiện trông ra hỡi trời ơi. Việc Tú Xương bất thành trong thi cử một phần do tính cách phóng túng "V/c ngoại hạn quan không chấm". - ở Tú Xương hình thành nhiều thú chơi tân kỳ khác xã so với nhà thơ vốn có. Thơ ca Tú Xương (10’) + Tú Xương chỉ sống 37 năm nhưng để lại 150 bài thơ chủ yếu là thơ Nôm, đủ các thể loại: Thơ luật, thơ lục bát và văn tế. + Thơ Tú Xương xuất phát từ cái tâm của mình toả ra hai nhánh trào phúng và trữ tình. * Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương - Đó là một bức tranh thời đại của Tú Xương, nhiều mảng. + Thực dân pháp: - Mảng này có thể mờ nhạt song cũng khá rõ. Tú Xương miêu tả cảnh thiết quân luật một cách ngớ ngẩn: Ngớ ngẩn đi Xia nay vớ được Chuyến này ắt hẳn làm ăn to. Hay hình ảnh vợ chồng toàn quyền Đu - me đến chứng kiến lễ xướng danh tại trường thi Nam Định: + Bọn quan lại phong kiến xa vời lợi ích dân tộc và nhân dân đã có một diện mạo xấu xa lâu đời. + Sĩ tử giả danh: Tấp tểnh đi thi (Lễ xướng danh khoa thi ...). + Thời Tú Xương cạnh bọn quan lại phong kiến cũ còn có lũ viên chức, quan chức mới có mặt cùng với sự có mặt của bọn quan liêu mới ăn chơi phè phỡn. "Tối rượu sâm panh, sáng sữa bò". Hay một tên kỷ lục. + Nhân vật đồng tiền được nhắc đến nhiều .... tiền bắt "Tráng sĩ phải nằm co". + Thi cử chữ Hán: Tú Xương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của thời đại đó (Khoa thi Đình Dậu; Đạo học) + Nho tàn: Ông nghè, ông cống cũng nằm co. => Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến. Với thơ Tú Xương không cần gấm hoa, son, phấn. Thơ đến thẳng với đời mà cuộc đời đay lại là cuộc đời với tất cả cái sần sùi, cái sù sì của nó. * Thơ trữ tình + Đó là nỗi đau trong khắc khoải canh trường. “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” Phải chăng những câu thơ gợi một nỗi buồn của cả một thế hệ nhà Nho thất thế lỗi thời đã gieo nỗi thảm, nỗi sầu vào trong câu thơ. Đó là tâm sự riêng, nỗi đau riêng của thân phận người dân mất nước. So những câu thơ này với bài “Quốc kêu cảm hứng” của Nguyễn Khuyến không có gì xa lạ: + Đó là tình bạn đầy thương nhớ “Ta nhớ người xa cách núi sông Người xa có nhớ, nhớ ta không” + Đó là tình gia đình, vợ chồng, cha con - “Văn tế sống vợ” - “Ba con làm lính bố làm quan Đem chuyện trăm năm trở lại bàn” + Trữ tình đến mức tinh tế với đời sống thường. “Đi hát mất ô” 3. Hoàn cảnh sáng tác (2’) - Bài thơ ra đời khi Tú Xương tren dưới 30 tuổi, đã có 5 con (4 trâi, 1 gái), gia cảnh túng bấn, thi cử lận đận. - Bà Tú: Tên thật là Phạm Thị Mẫn ở Lương Đường - Bình Giang - Hải Dương nhưng sinh ra ở Nam Định. Bà Tú có cửa hàng gạo ở “mom sông” chỗ đất nhô ra giáp với sông. Bà Tú đã trở thành đề tài quen thuộc của ông Tú. Khi nhà thơ gọi là “mẹ mày” lúc là “cô gái nuôi một thầy đồ”, lúc âu yếm gọi là “mình”. Bà Tú hiện lên trong bài Thương vợ như thế nào ta tìm hiểu văn bản. 4. Đọc và giải thích từ khó (2’) - Đọc làm rõ giọng điệu của bài thơ vừa trang trọng vừa xót thương, vừa ân hận tự trách, vừa tự trào chua cay, giọng thơ vừa hướng ngoại, vừa hướng nội. - Nhấn mạnh một số từ ngữ, hình ảnh quan trọng của bài: quanh năm, mom sông, nuôi ddur, lặn lội, eo sèo, thân cò, và 2 câu cuối bài. 5. Bố cục (2’) - Văn bản được bố cục theo 4/4 + 4 câu trên: Hình ảnh bà Tú hiện lên rất chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang. + 4 câu còn lại: Thái độ của Tú Xương đối với người vợ của mình. II. Đọc - hiểu 1. Hình ảnh bà Tú chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang (12’) * Bốn câu thơ “Quanh năm... đò đông” - Bà Tú hiện lên qua từ ngữ, hình ảnh: + Quanh năm đ diễn tả thời gian hết ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác. + Mom sông đ mô đất nhô ra. Nơi neo đậu của thuyền chài, thuyền buôn chuyến. Đấy cũng là nơi đầu sóng, ngọn gió mà bà Tú phải trải qua trong việc làm ăn, buôn bán. Trong hai chữ mom sông, nhà thơ vừa phác ra một không gian, một dáng người bươm trải, vừa thể hiện được niềm thương xót người vợ tần tảo của mình. Ông hiểu vợ mình đã phải nếm trải những vất vả quá sức mà đáng ra bà không vất vả đến thếnếu ông không phải là kẻ vô tích sự. -> Lựa chọn những chi tiết về thời gian, không gian, Tú Xương cốt để ghi nhận công lao vất vả của bà Tú. + Nhịp thơ: “Nuôi đủ năm con /với một chồng” -> Nhịp đều, diễn tả gánh nặng đôi vai một bên là chồng, một bên là con. Tú Xương cảm thấy mình như bất lực, là gánh nặng của người vợ, ăn bám vợ. Ta càng thấy được sự đảm đang của bà Tú, công lao của bà Tú. Cả đời hi sinh vì chồng, vì con. - Ghi nhận công lao của vợ, nhà thơ dùng từ nuôi đủ. Có lẽ trong cảm nhận của Tú Xương không thể có dược người vợ nào trọn vẹn, chu toàn hơn thế. Nếu ta biết những khó khăn mà gia đình ôn Tú lâm vào cảnh sa sút đông con, còn bản thân ông Tú là người phóng túng, chỉ chuyên tâm vào việc học hành, thi cử, gánh nặng đều đổ lên đôi vai bà Tú thì mới thấn thía hơn 2 chữ nuôi đủ. - Chữ với trong câu thứ 2 đem đến sự bất ngờ, thú vị. Nhà thơ nhận thấy rõ việc nuôi chồng cũng vất chẳng kém việc nuôi con, 5 đứa đông đúc bé dại của mình. ý vị từ trào toát ra từ đây: nhà thơ không giúp được gì trong việc nuôi sống gia đình, trái lại chỉ là kẻ ăn theo, một thứ tội nợ làm cho gánh nặng của bà Tú càng thêm chao chúi hơn. Ghi nhận công lao của vợ, cũng chính là một cách biểu lộ tình thương của ông Tú với bà Tú. * Luyện tập (3’) Chúng ta chủ yếu tìm hiểu và bàn tính trữ tình trong thơ Tú Xương. + Đó là nỗi đau trong khắc khoải canh trường. “Trời không chớp bể với mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn” và: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” => Phải chăng những câu thơ gợi một nỗi buồn của cả một thế hệ nhà Nho thất thế lỗi thời đã gieo nỗi thảm, nỗi sầu vào trong câu thơ. Đó là tâm sự riêng, nỗi đau riêng của thân phận người dân mất nước. So những câu thơ này với bài “Quốc kêu cảm hứng” của Nguyễn Khuyến không có gì xa lạ: + Đó là tình bạn đầy thương nhớ “Ta nhớ người xa cách núi sông Người xa có nhớ, nhớ ta không” + Đó là tình gia đình, vợ chồng, cha con - “Văn tế sống vợ” - “Ba con làm lính bố làm quan Đem chuyện trăm năm trở lại bàn” + Trữ tình đến mức tinh tế với đời sống thường. - “Đi hát mất ô” - “Ước gì ta hoá ra dưa” (Tự trào) C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’) Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài. Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. Tìm đọc các bài thơ khác cùng chủ đề Bài mới: chuẩn bị tiết 2 của bài Thương vợ
Tài liệu đính kèm: