Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 82: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 82: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận

 Tiết 82, Đọc văn LỚP 11D2

TRÀNG GIANG

 - Huy Cận -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được buồn sầu nhân thế, nỗi buồn nhớ quê, cảm hứng về không gian trong bài thơ Tràng Giang, nghệ thuật cổ điển mà hiện đại của thơ Huy Cận.

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ và tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.

2. Giáo dục TTTC: lòng yêu quê hương đất nước qua tình yêu thiên nhiên thầm kín nỗi nhớ quê tha thiết của nhà thơ.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2799Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 82: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2008	Ngày dạy: 15/02/2008
	Tiết 82, Đọc văn	Lớp 11D2
Tràng giang
	- Huy Cận - 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng 
 	Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được buồn sầu nhân thế, nỗi buồn nhớ quê, cảm hứng về không gian trong bài thơ Tràng Giang, nghệ thuật cổ điển mà hiện đại của thơ Huy Cận. 
	 	- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ và tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình. 
2. Giáo dục TTTC: lòng yêu quê hương đất nước qua tình yêu thiên nhiên thầm kín nỗi nhớ quê tha thiết của nhà thơ. 
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
- Giáo viên: Đọc SGK , SGV ; Thiết kế bài dạy
	- Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (HMT) và cho biết quan niệm sống nt thể hiện trong bài thơ, vì sao có quan niệm sống đó? 
 	2. Đáp án: 	
	- Đọc chính xác, truyền cảm (4 đ) 
	- Quan điểm sống: Sống vội vàng, gấp gáp chạy đua với thời gian (3 đ) 
	- Vì: + Yêu cuộc sống phát hiện ra cuộc sống đầy thanh sắc (3 đ) 
+ Song mặt khác cảm thức được cuộc sống đẹp nhất là tình yêu và tuổi trẻ mà thời gian thì một đi không trở lại, đời người không vĩnh viễn. 
	B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
T
hơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 luôn sầu không gian, sầu vũ trụ, buùon triền miên trong những vẻ đẹp xưa. Ông từng nổi tiếng với Ngậm ngùi, Nắng chia nửa bãi, Đi giữa đường thơm và nhất là Tràng Giang...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Em hãy trình bày những nét cơ bản về đời thơ của HC trước cách mạng? 
? Sau CM đời thơ Huy Cận thay đổi như thế nào? 
? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Bài thơ cần đọc như thế nào?
(HS đọc – nhận xét cách đọc.
? Từ “Tràng Giang” có giá trị gợi cảm như thế nào? 
? Căn cứ vào đề từ em hãy cho biết cảm hứng của bài thơ là gì? 
? Bài thơ mở ra cảnh tượng gì? Gửi gắm trong từ ngữ nào? 
? Không gian sông nước mênh mông được miêu tả trực quan với những chi tiết nào? 
? Sóng được gợi tả bằng từ ngữ nào? Sức biểu cảm của nó? 
? Trong không gian sóng nước buồn mênh mang hình ảnh con thuyền xuất hiện được miêu tả như thế nào? Gợi ấn tượng gì? 
? Như vậy 2 câu thơ mở đầu gợi nhắc tứ thơ nào trong Đường thi?
? Tuy nhiên có điều gì khác biệt trong dấu ấn nghệ thuật thẩm mỹ ở các câu thơ của Đỗ Phủ và Huy Cận? 
? Câu thơ thứ 3 gợi cảm giác gì? Hình ảnh gợi lên điều đó? 
? Sự xuất hiện của hình ảnh nào mang tính chất phá cách trong hệ thống hình ảnh về không gian cổ điển trên? Vì sao? 
? Tuy nhiên hình ảnh của hiện thực sống sít ấy có gợi cảm không? 
? Bức tranh Trang Giang có thêm những chi tiết nào? 
? Việc có thêm nhiều chi tiết của sự sống bức tranh TG có sinh động hơn không? Vì sao như vậy? 
? Khổ thơ thật sự gây ấn tượng bởi câu thơ nào? 
? Hình ảnh thơ độc đáo như thế nào? Giá trị biểu cảm của nó? 
? Cách diễn đạt “sâu chót vót” có phi lý không?
? Đằng sau sự khám phá không gian đó em cảm nhận gì về tâm thế của nhà thơ? 
? ở tầm thấp, nhà thơ cảm nhận như thế nào về không gian? 
? Em cảm nhận gì về giọng điệu khổ thơ thứ 2 này? 
? Cảm nhận của em về cảnh tượng TG sang khổ thơ 3 thiên về tính chất gì? 
? Nhà thơ sử dụng thủ pháp nhà thơ gợi tả sự hoang vắng đó? 
? Không gian hiu quạnh này gợi nhắc tới những tứ thơ cổ điển nào trong thi ca trung đại? 
? Có sự khác biệt nào giữa những thi tứ cổ điển này với thi tứ của Tràng giang? 
? Vậy sự hoang vắng trong thời gian gợi tâm trạng gì cho con người? 
? Trong tâm trạng cô đơn ấy những hình ảnh thiên nhiên được cảm nhận thế nào? 
? Em cảm nhận được điều gì trong tâm thức cô đơn của nhà thơ? 
? Cảnh tượng thiên thiên ở khổ thơ 4 thay đổi so với khổ 1, khổ 2, khổ 3 như thế nào? 
? Do đâu có sự thay đổi cảnh tượng đó ? 
? Hình ảnh cánh chim chiều trong không gian trang lệ ấy có tín hiệu thẩm mỹ gì? 
? Tín hiệu thẩm mỹ này có quen thuộc không? 
? Trước thời khắc hoành hôn nơi sông nước tâm trạng nhà thơ chuyển biến như thế nào?
? Từ "dờn dợn" có sức biểu cảm như thế nào?
? Hai câu thơ cuối nay lây ý thơ nào trong thơ Đường?
? Tuy nhiên có điều gì khác biệt giữa tứ thơ của Huy Cận và tứ thơ của Thôi Hiệu? 
? ? Cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? ? Qua bài thơ em cảm nhận hồn thơ HC khác như thế nào với hồn thơ Xuân Diệu?
I. Tìm hiểu chung (7') 
1. Tác giả Huy Cận (3’) 
* Trước CM: Huy Cận là nhà thơ lãng mạn nối tiếng với các tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Kính cầu tự. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận mang sắc màu cổ kính và lãng mạn. 
* Sau Cách mạng: Huy Cận là một nhà thơ biết kết hợp hài hoà giữa tài năng thi ca và lòng yêu nước, yêu CM và trở thành nhà thơ thành công trong cảm hứng sáng tạo về chế độ mới. 
- Đặc điểm thơ: hàm súc, giàu chất triết lí.
=> Huy Cận vừa là nhà thơ tài ba, vừa là một nhà hoạt động văn hoá có uy tín. Huy Cận có mộ phong cách thơ riêng trong vườn thơ VN trước cũng như sau CM. 
2. Hoàn cảnh sáng tác (1’)
Mùa hè - thu năm 1939, ngắm cảnh sông nước mênh mông bát ngát, cảnh làng mạc cô liêu, trong tâm hồn nhà thơ nổi lên nỗi sầu không gian, sầu vũ trụ miên man, và dậy lên nỗi nhớ quê hương. 
- Lúc đầu có tên là Chiều trên sông thể lục bát sau đổi thành thất ngôn, 4 khổ và đặt tên là Tràng giang.
3. Đọc - Giải nghĩa từ khó (2’)
- Giọng đọc chậm, thư thái, chú ý ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3
- Từ khó đọc chú thích các chân trang.
II. Đọc - hiểu 
* Nhan đề bài thơ và câu thơ đề từ (2’)
+ Nhan đề
- Từ "Tràng Giang" nghĩa là sông dài, là một từ Hán Việt nó gợi lên một không gian cổ kính và trang nhã, một con sông chảy mênh mang giữa đất trời mà 2 chữ “sông dài” nôm na không thể có. Nó cho người đọc một liên tưởng văn hoá về con sông Trường Giang trong Đường thi. Thế nên ta dường như cảm nhận được con sông của Huy Cận dường như chảy từ Đường thi đổ về thời đại thơ mới, trở thành con sông của muôn thuở, con sông vĩnh hằng. Mặt khác trong từ tràng giang có 2 vận mẫu "ang" đi liền nhau nó càng tô đậm vẻ mênh mang bát ngát của con sông. 
=> Chỉ 1 từ nhưng Huy Cận đã gợi ra một không gian vô hạn. Song từ tràng giang mới chỉ là một hành lang đưa ta vào khám phán không gian mọi góc nhìn. 
+ Câu thơ đề từ 
- Đề từ cho biết cảm hứng của bài thơ là cảm hứng về không gian, về nỗi buồn bâng khuâng trước trời rộng sông dài. 
1. Khổ thơ 1 (7') 
- Bài thơ mở ra cảnh tượng sông nước mênh mông, 1 không gian vô biên. Được gợi tả trong ngay cái tiêu đề “Tràng Giang” của bài thơ, được nhắc lại trong câu thơ đầu “Sóng gợn trang giang buồn điệp điệp”. 
- Không gian sông nước vĩnh hằng được trực tả với những chi tiết cụ thể, trên mặt sông có sóng gợn, có con thuyền xuôi mái, cành củi khô trôi lạc. 
+ Sóng gợn trên sông không vỗ dào dạt vui bờ, cũng không phải làn "trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ" chỉ gợi cảm giác êm ả. Huy Cận sử dụng từ láy “điệp điệp” kết hợp với tính từ buồn đã gợi tả được những con sóng lò xo gối nhau đuổi tới vô tận như nôĩ buồn âm thầm da diết khôn nguôi. Sóng không còn là sóng ngoại cảnh mà chính là những con sóng lòng sầu toát ra từ hồn thơ ảo não của thi nhân. 
+ Hình ảnh con thuyền xuất hiện trong không gian được với dáng vẻ “xuôi mái nước song song”. Từ song song gợi ấn tượng đơn điệu buồn tẻ, con thuyền như thật nhỏ nhoi, hữu hạn trong không gian sông nước. Và nó càng làm nôỉ bật vẻ mênh mông của sông dài trời rộng. Đó cũng là thủ pháp lấy cái hữu hạn để tả cái vô hạn. 
+ Hai câu thơ gợi nhắc tới thi tứ về dòng Trường Giang trong Đăng Cao của Đỗ Phủ: 
	Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
	Bất tận trường giang cổn cổn lai
	(Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
	Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộn trôi) 
=> Rõ ràng giữa câu thơ của Đỗ Phủ và Huy Cận có chung một âm hưởng, 1 kiểu sử dụng từ láy, thủ pháp đối xứng. 
- Từ láy trong 2 câu thơ của Đỗ Phủ được đặt gần như ở giữa câu thơ còn trong 2 câu thơ của Huy Cận từ láy được đẩy về cuối câu. Nhờ thế mà nó tạo được dư ba của những con sóng như còn duỗi mãi, dư ba của nỗi buồn vẫn còn lan toả. 
+ Câu thơ thứ 3 gợi cảm giác chia lìa qua hình ảnh chia phôi: thuyền về một ngả nước đi một đường để lại mối sầu lan toả khắp trăm ngả, đất trời sông nước. 
-> Có lẽ mối sầu trăm ngả đâu phải vì "thuyền về nước lại" mà đó chính là khối sầu thương chất chứa trong lòng nhà thơ. Như vậy 3 câu thơ gợi tả không gian buồn, tâm trạng sầu với âm hưởng cổ điển thật rõ. 
- Hình ảnh cành củi khô lạc dòng có thể coi như là một chi tiết phá cách trong hệ thống hình ảnh "sông nước", sóng, thuyền "đầy sắc màu quen thuộc. 
+ Vì chi tiết này có thể nói là vụn vặt, tầm thường “hiện thực đến sống sít”. Chỉ là một cành củi khô mục, chẳng biết từ đâu đến, đã trôi nổi qua bao sông suối, giờ đây hiện diện ở tràng giang và rồi người ta cũng thể biết nó còn trôi dạt tới đâu. 
-> Đúng như Xuân Diệu đã nhận định: "Đây là hình ảnh của hiện thực, thực tế nôm na, chân thật đến sống sít". 
+ Dù là hiện thực đến sống sít song hình ảnh này lại rất gợi cảm, rất ám ảnh. Nó gợi liên tưởng về thân kiếp con người lênh đênh đênh trôi dạt, bơ vơ, lạc loài giữa nhân gian. 
-> Đó cũng là cái cảm giác thường gặp ở những thi nhân thơ mới, như VHC tự nói: "Lũ chúng tôi đầu thai lầm thế kỷ bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh". Chỉ có điều ở HC đã thể hiện nó với một vẻ ngậm ngùi, tiêu tao rất riêng. 
* Tiểu kết: Như vậy khổ 1 khép lại với một hình ảnh phá cánh song xét về ý nghĩa nó vẫn hoà cùng những hình ảnh cổ kính nói lên cái ý niệm, cảm thức về sự rợn ngợp của không gian, sự cô lẻ, u buồn của con người thấy mình bơ vơ trong hoang vắng. 
2. Khổ thơ 2 (7’)
- Bức tranh có thêm chi tiết của sự sống được đón nhận với tầm nhìn mở rộng với những hình ảnh cồn đất, cây cối, gió thổi, làng xa, chợ, bến sông. 
- Rõ ràng có thêm nhiều chi tiết của sự sống nhưng bức tranh sông nước không sinh động, vẫn thiếu vắng hơi thở của con người. Tất cả chỉ làm cho cảnh vốn hiu quạnh mênh mang càng trở nên mênh mang hiu quạnh hơn. 
+ Bởi vì đó chỉ là sự hiện diện của sự sống hoang vắng cồn là cồn nhỏ, cây cối thì lơ thơ, gió thì đìu hiu, chợ chiều đã vãn làng ở xa, trời vô tận, bến thì cô liêu  tất cả tô đậm sự hoang vắng đìu hiu đến rộng ngợp của không gian. 
- Khổ thơ nổi bật với hình ảnh: Nắng xuống trời lên sâu chót vót. 
+ Cả câu thơ là một tín hiệu nhà thơ độc đáo, cụm từ "Nắng xuống trời lên" tưởng là một cách nói giản dị nhưng với 2 động từ "lên - xuống" nhà thơ đã miêu tả được sự chuyển động tinh tế của không gian trong khoảnh khắc hoàng hôn. Dường như có cả một sự giãn nở không gian trong đó. 
+ Câu thơ lại hoàn tất bằng cụm từ “Sâu chót vót”. 
- Nhìn bề ngoài cách nói ấy là phi lí bởi từ “Chót vót” chỉ được dùng đặc tả độ cao, chỉ kết hợp với từ “cao”. Cách kết hợp từ điểm “sâu” với “chót vót” không phải là một diễn đạt kiểu lạ hoá ngôn từ. Thực sự nó chỉ là sự lạ hoá trong cách khám phán hình ảnh trong cảm giác mới. Con mắt tác giả không dừng ở đỉnh trời để cảm nhận độ cao mà xuyên thấm vào không gian vào đáy vũ trụ để thấu hết chiều sâu không đáy của nó. Và vì nó là chiều sâu của cái nhìn lên nên thành ra có sự không hợp lạ, sâu chót vót. 
- “Sâu chót vót” vừa gợi tả được độ cao vời vợi sâu thẳm của buổi chiều vừa tả được cảm giác xa hun hút, vô biên của vũ trụ. Thi sĩ nhìn tới đâu đấy trời như sâu và xa hơn tới đó. 
- Cái nhìn khám phá không gian đó cho ta cảm nhận về tâm thế của người thi sĩ như đang đứng bơ vơ trên coĩ thế mà hút tầm mắt vào cõi vũ trụ vô cùng. 
-> Đúng như Xuân Diệu nhận xét khi xem Lửa Thiêng: “Cái cảm giác trỗi nhất của ta là một cảm giác không gian () ta như đứng trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” (Tựa lửa thiêng). Hoài Thanh cũng đã có một lời bình thật tinh tế: "Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của không gian và thời gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến". Và phải chăng khi HC viết :"Sâu chót vót" là người đã thấy được cái "xa thẳm" vô hình ấy của không gian nên đã xáo trộn cảm giác trên dưới bề cao và chiều sâu". 
- Nếu ở tầm cao Huy Cận nhác thấy cái xa thẳm vô hình của vũ trụ thì ở tầm nhìn thấp thi sĩ cũng cảm nhận được cái vô cùng, mênh mang của đất trời. Sông như dài ra, trời rộng thêm vì thế mà bến trở nên cô liêu. Các không gian của sự sống như bến sông trong cảm quan của thi sĩ trở nên hoang vắng. 
- Nếu khổ 1 giọng điệu trữ tình giàn trải một nỗi buồn, thì khổ 2 giọng điệu càng trở nên tha thiết hụt hẫng gắn liền với cảm giác mất mát: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". 
-> Thi nhân tìm âm thanh của sự sống song chợ chiều đã vãn, còn đâu? Lọt thỏm trong vô tận của trời rộng sông dài là sự lặng câm của nỗi bơ vơ. 
3. Khổ thơ 3 (5’)
- Nếu khổ 1 và 2 thiên về tả cái mênh mông thì khổ thơ thứ 3 nói nhiều hơn tới vẻ hiu quạnh cơ hồ tuyệt đối hoang vắng của không gian. 
- Nếu tả cái vô biên nhà thơ dùng cái hữu hãn thì ở đây nhà thơ tả vẻ hoang vắng hiu quạnh lại sử dụng lối nói phủ định, tả những cái thiếu vắng của bức tranh không cầu, không đò ngang nghĩa là không hề có tín hiệu của tình người. 
+ Không gian hiu quạnh gợi nhắc tới những thi tứ cổ điển: Đêm thanh hớp nguyệt nghiên chén. Ngày vắng xem hoa bợ cây (Nguyễn Trãi); 	Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà huyện Thanh quan); Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến) 
+ Không gian vắng vẻ của thi ca cổ điển mang âm hưởng là sự thanh vắng nhàn nhã còn không gian thời gian thì thật tiêu sơ, hoang vắng đến thê lương. 
+ Nó gợi tâm trạng cô đơn rợn ngợp như đứng trong một hoang đảo, như chỉ có một mình trên cõi thế gian, trơ trọi đến tuyệt đối. Đó là sự hoang vắng cuả tâm thức, của trái tim con người thời đại thể lương của thơ mới. 
+ Trong tâm trạng bơ vơ những hình ảnh "bèo dạt về đâu hàng nối hàng" "lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" chỉ làm nổi bật cảnh sắc đơn điệu, miên man trong nỗi buồn và cả thân kiếp nổi nênh của con người không có điểm tựa. 
+ Đằng sau nỗi thấu cảm bơ vơ, thấm kín là một niềm KK tình người, một niềm bẫng khuâng ngấm ngầm chảy trong mạch hồn sầu não của nhà thơ. 
-> Trong bài Đảo, Huy Cận cũng đã mượn hình ảnh một hòn đảo "mù khơi" bị bỏ quên giữa Đại Dương mà thể hiện một niềm mong chờ, đau đáu một cánh buồm cảm thông không đến bao giờ. 
	Thuyền không giao nối đây qua đó
	Vạn thưở chờ mong một cánh buồm. 
-> Đó cũng là cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong hồn thơ người thanh niên (HT) 
4. Khổ thơ 4 (6’)
- Cảnh thiên nhiên đẹp mà tráng lệ. Là bầu trời cao rộng, êm ả lúc chiều tà, lớp lớp mây cao đùn lên, chồng xếp lên nhau thành một núi mây trắng khổng lồ trông như là dát bạc. Cánh chim nhỏ bay nghiên báo hiệu bóng chiều về. 
+ Do có sự thay đổi tầm nhìn nhà thơ từ thấp lên cao, từ gần tới xa. Câu thơ lại được viết với một sắc thái cổ điển, na ná những cảnh hoa lệ trong đường thi: Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ); Yên hoa tam nguyệt há dương châu (Lý Bạch )
- Hình ảnh cánh chim bay nghiêng trong trời chiều như một tín hiệu báo hoàng hôn đã về. Nỗi buồn cả không gian đã vào phút hoàng hôn trở nặng trên đôi cánh nhỏ bé. 
+ Tín hiệu này rất quen thuộc gặp trong thơ cổ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (BHTQ); Chim hôm thoi thóp về rừng (Nguyễn Du); Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ (HCM).
- Lòng thi nhân trong thời khác hoàng hôn song nước trào dâng nỗi niềm quê hương tha thiết: 
	Lòng quê dờn dợn vời con nước.
	Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
+ Từ " dờn dợn" thật độc đáo, nỡi nhớ quê hương giờ không chỉ còn trong tiềm thức ma đã hoá thành cảm giác vật chất hữu hình thấm thía ở da thịt.
-> Có lẽ vậy nên mới có câu thơ: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Hai câu thơ lây ý tư thơ của Thôi Hộ trong Hoàng Hạc Lâu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị. 
 Yên ba giang thượng xứ người sầu
 (Quê hương khuất bóng hoàng hôn
 Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
 + Nếu xưa Thôi Hộ nhìn khói sóng bảng lảng trên sông mà lòng sinh tình nhớ quê. Thì Huy Cận không thấy khói sóng, không có duyên ngoại cảnh nhưng lòng vẫn dâng lên nỗi niền quê nhà khôn xiết. phải chăng ở nhà thơ HC nỗi nhớ quê có phần tha thiết hơn chăng?
	-> Song có thể thấy 2 nhà thơ tuy cách xa nhau về không gian và thời gian nhưng đều gặp nhau ở cùng một nỗi buồn nhớ quê. Đó cũng là tình cảm người bản muôn đời nay
	III. Tổng kết (2') 
1. Nội dung:
	- Bao trùm bài thơ là nỗi buồn thương mênh mông. Mở ra là nỗi buồn sông nước khép lại ở nỗi buồn xa xứ vì thế mà nhà thơ có cái sầu không gian nhưng rồi đọng lại ở nỗi sầu nhân thế làm bài thơ có giá trị nhân bản sâu sắc.
	- Trong chiều sâu cảm xúc bài thơ còn thấm đượm một tình yêu quê hương đất nướcthầm kín mà tha thiết. 
2. 2. Nghệ thuật
- Bài thơ thể hiện đầy đủ phong cách thơ Huy Cận: cổ điển mà đơn sơ mà tinh tế. Xuyên xuốt bài thơ là cảm thức không gian là nỗi sầu rất Huy Cận.	
	IV. Luyện tập (3')
	- Hồn thơ HC sầu hơn, buồn hơn.
	- Thiên hướng khám phá thơ ca bằng cách kế thừa thơ cổ điển
	- Nghiêng về cảm thức không gian sắc nét
* Trong khi đó Xuân Diệu tha thiêt nồng nàn hơn, khám phá thơ ca bàng cách học tập thơ ca phương tây, nghiêng về. 
	III Hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài mới (2')
	 1. Học bài: - Học thuộc bài thơ, phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ; Chú ý khổ I và khổ IV
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
	 - Đọc yêu cầu cac bài tập SGK soạn bài theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docV11- CB- TIET 82.doc