Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 79: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 79: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu

Tiết 79, Đọc văn Lớp 11D2

VỘI VÀNG

- Xuân Diệu -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

 - Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.

- Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại.

2. Giáo dục TTTC: lòng lạc quan, ham sống, sống trong sáng và lành mạnh.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi và thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1909Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 79: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/20068	 Ngày dạy: 01/02/2008
Tiết 79, Đọc văn	 Lớp 11D2	
Vội vàng
- Xuân Diệu -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh:
	- Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.
- Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại.
2. Giáo dục TTTC: lòng lạc quan, ham sống, sống trong sáng và lành mạnh.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi và thảo luận.
III. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy
 	- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I.Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
X
uân Diệu là người sống sôi nổi, mãnh liệt. Ông hướng tới miền sống dồi dào. Vì vậy, Xuân Diệu tha thiết với tình yêu, hăm hở với mùa xuân. Nhà thơ kêu gọi mọi người phải sống hết mình, sống thật sôi nổi mành liệt để tận hưởng những niềm vui của trần thế. Quan niệm ấy được Xuân Diệu nói lên qua những dòng thơ nồng nàn ở bài thơ Vội vàng...
Hoạt động của GV và hS	
Yêu cầu cần đạt
(?) Qua đọc và chuẩn bị bài, em hãy nêu những nhận xét chính về tác giả?
(?) Sau cách mạng 8/1945, sáng tác của Xuân Diệu có những tác phẩm nào?
(?) Thơ Xuân Diệu có đặc điểm gì nổi bật?
? Luồng gió mới của cách mạng tháng 8 thắng lợi đã có tác động như thế nào đến tư tưởng của Xuân Diệu? Ông đã thể hiện sự tiếp nhận đó ra sao?
(?) Em hãy cho biết xuất xứ bài thơ?
(?) ở bài thơ này ông quan tâm đến đề tài nào?
(?) Đoạn thơ thể hiện ước muốn gì của nhà thơ? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
(?) Ước muốn vô lí ấy nói mơ ước thật sự của nhà thơ là gì?
(?) Tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn?
(?) Em có suy nghĩ gì về cách bộ lộ cái tôi của nhà thơ?
(?) Đọc 1 – 2 bài thơ của Xuân Diệu mà em thích?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (21’)
- Tên thật là Ngô Xuân Diệu (bút danh Trảo Nha) sinh ngày 2/2/1916 tại Vạn Ngò Bồi, Xã Tùng Giản, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định.
- Cha người Hà Tĩnh, làm nghề thầy đồ dạy học đã đỗ Tú Tài kép Hán Học, Mẹ người Bình Dương.
à Là người mang trong mình dòng máu của hai miền đất: Trung và Nam Xuân Diệu rất tự hào về điều này. Ông yêu mến cả hai miền quê hương và đã bày tỏ niềm yêu mến ấy trong bài thơ “Cha đàng ngoài, Mẹ đàng trong”:
- Xuân Diệu học hết bậc thành trung và sau đó đỗ tú tài, có dạy học và làm viên chức công sở một thời gian, nhưng hoạt động của ông chủ yếu là trong lĩnh vực văn học.
- Sau cách mạng, Xuân Diệu hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Ông mất ngày 18/12/1985
* Con người
- Xuân Diệu học được ở cha - ông đồ sứ nghệ - đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật.
- Xuân Diệu cũng thấm nhuần những nét trữ tình trên mảnh đất quê mẹ: Những ngọn gió nồm, những con sóng biển dạt dào đã bồi đắp thêm cho tâm hồn ông tình cảm gia đình với những 
- Là người biết hấp thụ cái mới và kế thừa cái cũ, kết hợp một cách tự nhiên, hài hoà. Tư tưởng thẩm mĩ của Xuân Diệu là tư tưởng thẩm mĩ của Đông và Tây.
- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật, nói chuyện về thơ, 
Xuân Diệu nổi tiếng với nhiều bài nghiên cứu
à Nhưng trước hết Xuân Diệu là một nhà thơ - một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
* Trước cách mạng tháng 8 
- Niềm khao khát giao cảm với đời
- Nghệ thuật của thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ 
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu
+ Khao khát giao cảm trong tình yêu, với người yêu một cách cuồng nhiệt. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là một khu vườn đầy hương sắc, nhiều cung bậc.
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
 (Bài thơ tuổi nhỏ)
“Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt”
(Xa cách)
+ Như thế, với tình yêu, với người yêu Xuân Diệu ham muốn được hoà nhập, được hiến dâng và đón nhận lại một tình yêu đích thực: Hoà nhập cả thể chất và tâm linh mãnh liệt và hết mình.
- Mang phong cách nổi bật là “Tây”
* Sau cách mạng tháng 8 – 1945
- Thi sĩ thơ mới Xuân Diệu thực sự có những chuyển biến lớn lao trong sáng tác. Nói cách khác là luồng gió mới của cách mạng đã thổi vào tâm hồn thi sĩ những nguồn cảm hứng mới mẻ. Xuân Diệu đã viết tập thơ “Riêng Chung” nhằm biểu hiện sự hoà nhập giữa cái tôi cá nhân và cái ta tập thể, cộng đồng
à Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã có một bước phát triển mới. Tuy vậy, ông vẫn giữ một niềm say mê lao động nghệ thuật: Đi nhiều, viết khoẻ, ngòi bút nhạy cảm với hiện thực nóng hổi của đất nước. Với nhiệt tình cách mạng, Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ có giá trị.
2. Xuất xứ: (2’)
Rút từ tập thơ thơ (1938)
Đề tài: mùa xuân
3. Đọc – giải nghĩa từ khó (5’)
Giọng sôi nổi háo hững tràn ngậnp niềm vui khi được đón nhận mtj mùa xuan đẹp.
II. Đọc - hiểu
1. Bốn câu thơ đầu (9’)
 Tôi muốn ... bay đi
- Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn nêu hai ước mơ vô lí, không tưởng của người nghệ sĩ: tắt nắng, buộc gió, với mục đích giữ lại sắc màu, cản lại mùi hương đừng lan toả, “bay đi”. => Đó là ước mơ không bao giờ thực hiện được. (Những ước mong có phần phi lý, ngược với qui luật của tự nhiên).
- Mục đích và ước muốn đều rất thành thực. Đó là tâm lí sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui được tận hưởng mãi mãi sắc màu, hương vị của cuộc sống. 
- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn như lời khẳng định, giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng của người nghệ sĩ. 
- Cái “tôi” cá nhân bộc lộ trực tiếp tự tin và tự tôn: tôi muốn/tôi muốn (điệp ngữ).
* Củng cố: (4’)
- Tuỳ HS đọc
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ:
- Học thuộc đoạn đầu bài thơ.
- Tập phân tích những hình ảnh độc đáo của bài thơ.
2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 2 của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 79 - CB 11.doc