Đề thi thử môn Văn - Khối 12

Đề thi thử môn Văn - Khối 12

Câu 1: Vì sao nói Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực ?

Câu 2: Viết một đoạn văn ( 300 từ) nêu suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.

 “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”

Câu 3:Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

 “Những đường Việt Bắc của ta,

Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

Quân đi điệp điệp trùng trùng,

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn,

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền,

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Văn - Khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS & THPT Phan Bội Châu
Tổ: Văn
ĐỀ THI THỬ
Môn :Văn- Khối 12
Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: Vì sao nói Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực ?
Câu 2: Viết một đoạn văn ( 300 từ) nêu suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.
 “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”
Câu 3:Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
 “Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
___________________________________________________________ 
ĐÁP ÁN 
 Câu 1: (2 đ) Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực :
+ Lập luận chặt chẽ trong toàn bài :
+ Luận điểm xác đáng có sức thuyết phục. 
+ Lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn
Câu 2: (3 đ)
-Giải thích câu nói:
+ Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ
+ Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì?
=> Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm.
-Phân tích chứng minh vấn đề:
+ Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn.
+ Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen.
-Bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường.
+ Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu suy nghĩ.
Cu 3: (5đ) Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý sau: “ 
 - Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.+ Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vị: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. 
+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
+ Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha... Sự so sánh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
-Trong 4 câu cuối, để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hoà, xoắn xuýt với nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu vẫn 
có những nét riêng độc đáo.

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ thi th_ V_n-_áp án.doc