TIẾT 78, TIẾNG VIỆT
NGHĨA CỦA CÂU
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng
Giúp học sinh:
- Nắm được hai thành phần nghĩa của câu ở nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
- Tích hợp kiến thức qua văn bản Lưu biệt khi xuất dương, với làm văn ở kiểu bài nghị luận.
2. GDTTTC: Giữ gìn sự trong của tiếng Việt.
Ngày soạn: / /2008 Ngày giảng: / /2008 Tiết 78, tiếng Việt Nghĩa của câu A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng Giúp học sinh: - Nắm được hai thành phần nghĩa của câu ở nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng. - Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. - Tích hợp kiến thức qua văn bản Lưu biệt khi xuất dương, với làm văn ở kiểu bài nghị luận. 2. GDTTTC: Giữ gìn sự trong của tiếng Việt. II. Cách thức tiến hành Giáo viên hướng dẫn HS phân tích ví dụ, thảo luận gợi ý trả lời câu hỏi và thực hành. III. Phương tiện dạy học - Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy - Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên. B. Tiến trình Lên lớp * ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ: (4’) GV kiểm tra vở bài tập của HS (từ 2- 3 em) và 2 HS tự đặt 1 câu và cho cả lớp phân tích. bài mới * Lời vài bài (1’) K hi nói hay viết, chúng ta thường nói (viết) thành câu. Câu là một đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân loại phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phong phú hay phức tạp đến đâu, câu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói (viết) với sự việc hoặc với người nghe (đọc). Vì vậy người ta phân chia làm 2 thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu một cách thấu đáo về nghĩa của câu. Hoạt động của GV và hS Yêu cầu cần đạt (?) So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây? (SGK, tr. 6) (?) Hai câu trong mỗi cặp đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì? (?) Ngoài nội dung sự việc, em thấy câu nào biều lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc? Vì sao? (?) Câu nào biểu lộ sự phỏng đoán có độ tin cậy cao hơn đối với sự việc? (?) Câu nào thể hiện sự nhìn nhận đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc? (?) Từ ví dụ đã phân tích, hãy cho biết mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nghĩa nào? (?) Các thành nghĩa của câu thường có quan hệ với nhau như thế nào? HS đọc SGK, tr.21 (?) Em hiểu nghĩa tình thái hướng về sự việc của câu là gì? (?) GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ SGK (tr. 21 + 22) (?) Hiểu nghĩa tình thái hướng về người đối thoại như thế nào? (?) Phân tích ví dụ SGK, tr. 23 (?) Nhưng từ ngữ in đậm trong các câu sau đay biểu thị nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa tình thái đã học? (?) Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái các câu (a), giữa các câu (b) và giữa các câu (c) sau đây? (?) Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bàthơ sau? (?) Cho một sự việc gồm các yếu tố: (1) chủ thể là “bác ấy”; (2) hành động “thưởng”; (3) người được thưởng là “em tôi”; (4) vật thưởng là “ba cuốn sách”. Hãy viết những câu khác nhau để biểu đạt? I. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái (14’) 1. Ví dụ a1: Hình như có một thời hắn ao ước có một gia dình nho nhỏ. (Nam Cao – Chí Phèo) a2: Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. B1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng (Vũ TRọng Phụng – Số đỏ). B2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng. * Nhận xét - Cặp A: cả hai câu cùng nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ. - Cặp B: Cả hai câu cùng đề cập dến sự việc người ta cũng bằng lòng. - Câu a1: có dùng từ hình như, thể hiện dộ tin cậy chưa cao. - Câu a2: không dùng từ hình như, thể hiện độ tin cậy cao (khẳng định có sự việc ấy). - Câu b1: có dùng từ chắc, thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy nhất định. - Câu b2: thể hiện thái độ khách quan đối với sự việc (nhắc đến sự việc, không kèm theo đánh giá hay phỏng đoán). 2. Kết luận - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là: thành phần sự việc và thành phần nghĩa tình thái. + Nghĩa sự việc: là thành phần phản ánh sự tình. + Nghĩa tình thái: là thành phần phản ánh thái độ,s ự đánh giá của người nói đối với sự việc hay đối với người đối thoại. - Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết, trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. Ví dụ: - Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! (Chữ người từ tù – Nguyễn Tuân) -> (Chà chà là câu chỉ có ý nghĩa cảm thán) II. Một số loại nghĩa tình thái quan trọng (9’) Nghĩa tình thái rất phong phú, rất khó quy về một số loại nhất định. Tuy nhiên một cách khái quát, có thể nói đến 2 trường hợp sau đây: 1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc - Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Trong loại nghĩa tình thái hướng về sự việc, đáng chú ý là những phân biệt sau: + Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra hay chưa sảy ra. + Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc. + Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí. - Ví dụ: Xét ví dụ SGK (tr. 21 + 22 ) * Lưu ý: Việc phân biệt nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc với nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí không phải bao giờ cũng dễ dàng vì có trường hợp tiếng Việt dùng một cách biểu thị để chỉ cả hai thứ nghĩa tình thái. Có trường hợp, cái hay của câu văn là ở chỗ lấp lửng hai thứ tình thái trên. - Ví dụ: GSK, Tr. 23 2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại - Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại. Trong tiếng VIệt, nghĩa tình thái hướng về người đối thoại thưởng được biểu đạt nhờ các từ ngữ tình thái cuối câu. - Ví dụ: SGK, tr. 23 * Ghi nhớ (2’) Nghĩa của câu phân chia làm 2 thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. III. Luyện tập (12’) 1. Bài tập 1 (4’) - Câu 1: Nghĩa tình thái được nhận như mmột đạo lí. - Câu 2: Vẫn -> chỉ việc đã xảy ra. - Câu 3: liền -> chỉ sự việc đã xảy ra ngay đó. - Câu 4: không thể -> chỉ khả năng xảy ra . - Câu 5: Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc. - Câu 6: chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lí. - Câu 7: chỉ sự việc việc được nhận thức như một đạo lí. - Câu 8: chỉ sự việc chưa xay ra. 2. Bài 2 (4’) a. Trời mưa mất: phỏng đoán sự việc chắn chắn xảy ra. - Trời mưa chắc: phỏng đoán sự việc có thểư xảy ra hoặc không. -> Từ mất và chắc ở cuối câu thuộc về nghĩa tình thái hướng về người đối thoại. b. Xong rồi nhỉ-> khả năng sự việc xảy ra chưa chắc chắn. - Xong rồi mà -> khả năng xảy ra sự việc xảy ra chắc chắn. c. ăn rồi nhỉ -> hướng tới người đối thoại để tìm người đồng tình. - ăn đi mà -> hướng tới người đối thoại để thúc giục. 3. Bài 3 (4’) - Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra: Bác ấy đã thưởng cho em tôi 3 quyển sách. - Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra: Bác ấy hứa sẽ thưởng cho em tôi ba cuôn sách. - Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc: Bác ấy chắc sẽ thưởng cho em tôi ba cuốn sách. - Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận như một đạo lí: Bác ấy không thể không thưởng cho em tôi ba cuốn sách. - Nghĩa tình thái chỉ số lượng vật thưởng là nhiều: Bác ấy thưởng cho em tôi những ba cuốn sách. - Nghĩa tình thái chỉ số lượng vật thưởng là ít: Bác ấy thưởng cho em tôi vển vẹn có ba cuốn sách. C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’) 1. Bài cũ: - Học và nắm nội dung bài học. - Hãy chỉ ra nghĩa tình thái của từng câu thơ trong bài Lưu bịêt khi xuất dương (Phan Bội Châu). 2. Bài mới: Chuẩn bị kiến thức viết bài số 5 trên lớp
Tài liệu đính kèm: