Giáo án tự chọn Ngữ văn 11 cả năm

Giáo án tự chọn Ngữ văn 11 cả năm

Giúp học sinh nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Vận dụng các thao tác phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm văn.

- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11

- SGV -> Soạn giáo án

- Ôn lại lý thuyết

- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng làm bài tập.

 

doc 54 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2703Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 11 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1942
 Ngày soạn: 28/8/2008
Ngày giảng:
Tiết 1: Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Vận dụng các thao tác phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm văn.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Ôn lại lý thuyết
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng làm bài tập.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 	11A4: 	11A5:
2. Bài mới:
I. Phân tích đề:
Làm hai đề bài sau: 
Đề 1:
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng
Đề 2:
Các Mác nói: "Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian".
Anh (chị) hãy giải thích làm sáng tỏ câu nói trên.
Chia nhóm học sinh: Thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 đề
Đề 1: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề chìm (NLXH) 
+ Vấn đề nghị luận: Vai trò của rừng, của cây xanh trong cuộc sống.
+ Các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích.
+ Phạm vi dẫn chứng: Lấy từ trong thực tế đời sống hàng ngày.
Đề 2: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề nổi (NLXH)
+ Vấn đề nghị luận: ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian.
+ Các thao tác chính: Giải thích, chứng minh.
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống thực tế áp dụng đối với mỗi người.
Rút ra nhận xét về quá trình phân tích đề văn:
Đối với mỗi đề văn ta cần xác định được:
+ Đề thuộc loại đề nào (nổi - chìm; NLXH - NLVH)
+ Vấn đề cần nghị luận là gì?
+ Các thao tác nghị luận chính.
+ Phạm vi sử dụng tài liệu.
II. Lập dàn ý
Xác định các luận điểm, luận cứ cho mỗi đề văn trên.
Chia nhóm học sinh học tập, mỗi nhóm thực hiện một đề
Hướng dẫn đề 1: Có 3 luận điểm lớn sau:
+ Giá trị lợi ích lớn lao mà rừng đem lại cho con người.
+ Màu xanh của rừng đang bị đe doạ hủy hoại.
+ Những giải pháp để giữ gìn màu xanh của rừng
* Gồm các luận cứ sau: 
+ Luận điểm 1: 
	-Là lá phổi duy trì sự sống trong trái đất.
	-Tiềm ẩn bao tài nguyên quý báu
	-Đem lại vẻ đẹp bình yên cho cuộc sống.
+ Luận điểm 2: 
	- Rừng bị cháy, bị chặt bừa bãi.
	- Nguyên nhân: Do sự bất cẩn, con người thiếu nhận thức và vụ lợi
+ Luận điểm 3:
	- Kế hoạch lâu dài.
	- Những việc trước mắt cần làm.
III. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ:
Bố cục một bài văn thường có mấy phần?
Thường gồm 3 phần: 
a. Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
b. Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic hợp lý.
c. Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định bình luận nhằm khêu gợi suy nghĩ cho người đọc.
IV. Dặn dò:
Học sinh tiếp tục làm các bài tập còn lại trong SGK
Ngày soạn: 7/9/08 
Ngày giảng:
Tiết 2: Đọc văn: 
Tác gia nguyễn khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được tâm hồn trong sáng thanh cao của một nhà nho yêu nước.
- Thấy được vị trí đặc biệt của Nguyễn Khuyến trong nền thơ ca Việt Nam
- Học tập tấm gương yêu nước của Nguyễn Khuyến và tâm hồn trong sáng thanh cao của Ông.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 	11A4: 	11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các bước lập dàn ý bài văn nghị luận?
3. Bài mới:
I. Tiểu sử con người cuộc đời của Nguyễn Khuyến
Qua sự hiểu biết của em hãy nêu ngắn gọn những nét chính về tiểu sử cuộc đời của Tác gia Nguyễn Khuyến?
- 1835 - 1909, hiệu là Quế Sơn.
- Quê: Hoàng Xá - ý Yên - Nam Định.
- Gia đình nhà nho, có truyền thống khoa cử.
- Bản thân: 
+ Lúc nhỏ nổi tiếng thông minh, hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình gặp nhiều bất hạnh phải nghỉ học -> Được ông Nghè Lý nuôi ăn học.
+ Năm 1864: Thi Hương đậu giải Nguyên
+ Năm 1871: Thi Hội lần hai đỗ Hội Nguyên sau vào thi Đình đỗ Đình Nguyên
-> Cả ba kỳ thi đều đỗ đầu nên người làng gọi ông với một cái tên trìu mến: "Tam nguyên Yên Đổ" 
+ Làm quan dưới triều nhà Nguyễn: Con đường hoạn lộ rất thuận lợi giữ nhiều chức vụ quan trọng nhưng khoảng cuối năm 1883 đầu 1884 ông được cử giữ chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên nhưng ông cáo quan đau mắt về làng.
+ Trong thời gian ở quê triều đình, thực dân Pháp vẫn không để ông yên tìm mọi cách phong toả giám sát ông.
+ Ngoài hơn 10 năm làm quan còn phần lớn cuộc đời của ông gắn bó với vùng đồng bằng chiêm trũng Bình Lục quê hương của ông.
Tóm lại: Nguyễn Khuyến có đời sống tình cảm phong phú, có tâm hồn dễ xúc động, ông yêu thiên nhiên, yêu nếp sống của thôn quê, cảm thông với tình cảm của người dân, đằm thắm với gia đình, thân tình với bạn bè.
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Tình hình sáng tác:
Cho biết tình hình sáng tác của Nguyễn Khuyến?
- Gần đây theo tác giả Nguyễn Văn Huyền Nguyễn Khuyến có khoảng trên 800 bài. Trong cuốn "Nguyễn Khuyến tác phẩm" ông cho in 432 bài thơ gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, các câu đối, một số bài văn của Nguyễn Khuyến.
- Sáng tác ở hai thời kỳ: Trước ở ẩn và sau ở ẩn.
- Sáng tác ở hai mảng chính: Hiện thực trào phúng và thơ trữ tình.
2. Nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến
Em hãy trình bày một số nội dung chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến?
Gồm có 3 nội dung:
a. Bộc bạch tâm sự của chính mình: Đó là tâm trạng buồn bực ở trong thơ. ấn tượng chung là buồn, ông gửi gắm các cung bậc tâm trạng và thế giới nội tâm của mình vào trong thơ. Ví dụ: 
"Sách vở ích gì cho buổi ấy
áo xiêm nghĩ lại thẹn cái thân già
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng"
b. Viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương (Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng quê - Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam) -> Đây là mảng thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến.
c. Chế giễu đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, tay sai, cơ hội (đó là mảng thơ trào phúng độc đáo của ông) -> Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến thường nhẹ nhàng, thâm trầm, kín đáo nhưng rất sâu cay:
Ví dụ: Bài Hội tây; Vịnh kiều; Vịnh tiến sỹ giấy...
3. Những đặc sắc về mặt nghệ thuật:
Em hãy nhận xét về ngôn ngữ, về bút pháp của Nguyễn Khuyến qua các sáng tác của ông?
- Ngôn ngữ: + Giản dị, trong sáng, sinh động, tinh tế.
+ Dùng nhiều từ ngữ có giá trị tạo hình.
- Bút pháp chủ yếu là hiện thực trữ tình, trào phúng.
- Sử dụng các thể thơ cổ và thể loại nào cũng thành công. 
4. Kết luận:
Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ kiệt suất của văn học dân tộc, thành công trong sự nghiệp thơ ca của ông trước hết là sự tâm huyết, là tấm lòng của nhà thơ đối với nhân dân, đất nước. Còn thể hiện một tâm hồn của một thi sĩ, một bậc đạo nho, kết hợp với tính dân dã, giản dị của quần chúng nhân dân lao động.
5. Củng cố:
Học sinh tự rút ra ghi nhớ
Ngày soạn:14/9/08 
Ngày giảng:
Tiết 3: Đọc văn: 
tiến sỹ giấy
	Nguyễn Khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được nụ cười châm biếm đối với bọn mang danh khoa cử nhưng không có thực chất, thoáng nụ cười tự trào của Nguyễn Khuyến.
- Nắm được về ngôn ngữ, bút pháp trào phúng của Nguyễn Khuyến.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Đọc văn bản, giải thích những từ khó. Kết hợp diễn giảng, thảo luận để học sinh nắm được nội dung trọng tâm của bài học.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 	11A4: 	11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Tác gia Nguyễn Khuyến.
3. Bài mới:
I. Đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ:
Đọc bài thơ, em hãy xác định đối tượng miêu tả và châm biếm của bài thơ là gì?
- Là những đồ chơi hình ông tiến sỹ làm bằng giấy cùng một ít phẩm mầu xanh đỏ giành cho trẻ em vào dịp tết trung thu.
- Đó là những kẻ mang danh tiến sỹ, khoa bảng mà không có thực chất luôn vênh vang không biết liêm sỉ.
- Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh chớ trêu của mình.
II. Dụng ý châm biếm:
Qua cách sử dụng biệt từ ở câu 1 + 2 và cách đối lập ở câu 3 và 4 em hãy nêu dụng ý châm biếm của nhà thơ?
- Từ "cũng" mang sắc thái mỉa mai, dụng ý châm biếm miệt thị giúp tóm tắt được cái tác giả muốn nói ở đây, các tiến sỹ giấy giống như thật: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, cũng gọi ông nghè 
-> Sắc thái còn gợi lên: Tác giả chế giễu ông Nghè thật - thật mà giả, giả mà thật.
- Giá trị đối lập ở hai câu 3 và 4: Nói về sự xoàng xĩnh của các ông nghè thật - Danh phận của các ông nghè xem ra chẳng được tạo dựng bằng một nội lực, công phu gì ghê ghớm mà bằng một cái gì đó rất hình thức, rất phù phiếm: Giấy, phẩm màu -> Chỉ là một thứ đồ chơi.
III. ý nghĩa của câu kết:
Đọc câu kết của bài thơ em có suy nghĩ gì?
- Câu kết đưa đến một kết luận bất ngờ và rất đỗi tự nhiên phù hợp với nội dung của toàn bài: Tự nhiên bởi trong ý đồ sáng tạo của tác giả thực sự nhằm bóc trần bản chất trống giỗng không có thực chất của những ông nghè bằng sương bằng thịt:
"Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi"
IV. Thái độ tự trào của tác giả:
Học sinh tự suy nghĩ tìm hiểu và rút ra thái độ tự trào của tác giả qua cuộc đời, hoàn cảnh, tâm trạng của chính bản thân nhà thơ.
V. Dặn dò:
Qua bài học các em rút ra và học tập được gì về con người, thái độ và bút pháp châm biếm trào phúng của Nguyễn Khuyến.
Ngày soạn:21/9/08 
Ngày giảng:
Tiết 4: Đọc văn: 
thu vịnh 
	Nguyễn Khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nắm được những nét đặc sắc về Cảnh thu và Tình thu trong bài thơ. 
- Tâm trạng, nhân cách, tâm hồn, điệu sống đáng quý của Nguyễn Khuyến.
- Giáo dục tấm lòng gắn bó sâu nặng đối với quê hương đất nước của mỗi người.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 	11A4: 	11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ "Tiến sĩ giấy"? Đoạn thơ nào em tâm đắc, Vì sao?
3. Bài mới:
I. Văn bản bài thơ:
(Chép văn bản bai thơ lên bảng để HS cùng đọc, cùng ghi).
II. Đọc hiểu:
1. Bức tranh cảnh thu:
Giải thích từ "Vịnh" được hiểu theo hai nghĩa: Ngâm tả và làm thơ. 
Em hãy cho biết bức tranh Cảnh thu được gợi lên qua những hình ảnh nào?
- Bức tranh Cảnh thu được gợi lên qua các hình ảnh.
+ Một bầu trời thu xanh ngắt cao vời vợi.
+ Một cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
+ Một làn nước biếc với làn khói phủ làm cho mặt ao như ảo, như mộng.
+ Trước dậu là mấy chùm hoa năm ngoái.
+ Một tiếng ngỗng xa xăm vang vọng trên bầu trời.
-> Bằng những nét chấm phá tài tình, Cảnh thu hiện lên như một bức tranh thủy mạc, trong bức tranh vừa có cái: Thanh, cái cao, cái trong, cái nhẹ, vừa có cái hồn, cái thần của mùa thu phương đông, mùa thu Việt Nam. Bức tranh ấy được đón nhận bằng thị giác, thính giác và bằng cả sự suy tưởng tâm hồn, tài năng của Tác giả.
* Tóm lại: Cảnh thu đẹp nhưng buồn mang tâm trạng của nhà thơ
2. Bức tranh tình thu:
Em hãy tìm những câu thơ mà bộc lộ rõ tâm trạng của thi nhân?
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tâm trạng của tác giả thấm đượm trong từng cảnh vật, cảnh buồn đó là do lòng người buồn, cảnh thu ký thác tâm trạng của thi nhân: 
+ Câu 5, 6 trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của nhà thơ:  ... hân dung tự hoạ con người tinh thần của HCM.
-Sgk lớp 12 cũ + sgk ngữ văn nâng cao 11
=>Soạn giáo án.
-Chia nhóm h/s thảo luận .
-diễn giảng rút ra nhận xét về bài học.
-11A1.................11A4.......................11A5..................
-Cho biết những nét cơ bản về tiểu sử ,sự nghiệp của tgia NAQ-HCMinh ?
 Nội dung cần đạt
-Ra đời trong tgian HCM bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942-> mùa thu 1943 khi Người đi công tác sang TQuốc.
-Điều đặc biệt là: 
 +Đây là tập nhật kí đc viết = thơ.
 +Đc sáng tác = chữ Hán.
-Gồm có 134 bài đc ghi trg 1 cuốn sổ tay mà Bác đặt tên là “ Ngục trung nhật kí”
-Bút pháp :
 Tập thơ đc sáng tác = nhiều bút pháp khác nhau : tả thực , trữ tình, mỉa mai châm biếm,hài hước , tự trào, vừa hướng nội vừa hướng ngoại, khi hiện thực khi lãng mạn......
-Có 2 nội dung:
**Giá trị hiện thực : tập thơ phản ánh 1 cách trung thực bộ mặt nhem nhuốc , xấu xa của chế độ nhà tù đầy bất công phi lí dưới chính quyền TGThạch.
**Bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần của HCM:
-Kiên cường bất khuất ->đó là tinh thần thép của người chiến sĩ CM.
VDụ : “Bốn tháng rồi” ; “Đi đường “................
-1 tâm hồn rất mềm mại tinh tế chan hoà với thiên nhiên và con người .
VDụ: “Chiều tối “..............” Ngắm trăng “.................
-1 thái độ ung dung tự tại hết sức thoải mái như bay lượn trg vùng trời tự dở ngoài nhà từ :
VDụ : “ Quá trưa”.............
-Tinh thần lạc quan tin tưởng, luôn hướng về bình minh tươi sáng.
VDụ : “ Giải đi sớm “............
Thể hiện sự nóng lòng , khắc khoải mong ngóng ngày đc tự do của mình và của DTộc.
VDụ : “ 1ngày tù = nghìn thu ở ngoài
 Lời.........................................”
 “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng.........
-Là tập thơ chan chứa tinh thần nhân đạo (nó thuộc về CN nđạo của giai cấp vô sản , 1CNNĐạo thức tỉnh và đấu tranh, 1CNNĐạo mang tính chất dân chủ và bình đẳng).
VDụ : “Em bé ở nhà lao Tân Dương “........
-Thể hiện lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng của HCM.
***Giá trị của tập “NKTTù”:
-Thể hiện sâu đậm phong cách NT của hồn thơ HCM :
Hồn nhiên, giản dị, cở điển mà hiện đại , chiến sĩ mà thi sĩ, luôn luôn ẩn hiện 1 nụ cười thoải mái trẻ trung hài hước hóm hỉnh.
-Rút ra bài học sau khi học bài này .
-H/s về học bài và soạn bài : “ GIải đi sớm “.
 Ngày 9/3/2009 :
 Đã xem :
 Tiết 27: Làm văn :
 Ngày soạn:22/3/2009 Luyện nói :Thảo luận –tranh luận
 Ngày giảng:27/3/2009
A-Mục tiêu bài học :
B-Phương tiện thực hiện :
C- Cách thức tổ chức :
D -Tiến trình bài học :
 1- ổn định tổ chức :
 2-Kiểm tra bài cũ :
 3-Bài mới :
 Công việc của thầy - trò
I- Chuẩn bị:
Xem xét 1 số những luận điểm trong sách giáo khoa ?
II-Các bước thảo luận- tranh luận :
-Xác định vấn đề cần bác bỏ và vấn đề cần khẳng định.
-Xây dựng đề cương trình bày.
III-Thực hành thảo luận – tranh luận trên lớp:
Chia nhóm h/s để thảo luận từng vấn đề.
 ***Củng cố – dặn dò:
-Giúp h/s nắm vững và vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong thảo luận, tranh luận.
-Biết tổ chức và triển khai 1 tình huống thảo luận tranh luận.
-SGK ngữ văn 11 nâng cao.
-> Soạn giáo án.
-11A1.....................11A4.....................11A5......................
.
- Không.
 Nội dung cần đạt 
****Vấn đề 1: Là 2 câu tục ngữ:
- Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
- Im lặng là vàng.
=> Theo em các luận điểm trên có hoàn toàn đúng không? Hày chuẩn bị lí lẽ để phát biểu ý kiến của mình ?
 *** Định hướng:
-Luận điểm 1: Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
+Thành ngữ trên có hàm ý: việc nhượng bộ, chịu lùi bước trước kẻ mạnh, có thế lực, không có gì xấu hoặc mất thể diện cả.
+Tuy nhiên không phải lúc nào sự né tránh cũng là hành vi ứng xử phù hợp.Người dũng cảm có những lúc dám đối mặt với “ voi”, với kẻ mạnh, để tỏ rõ dũng khí, để bảo vệ lẽ phải.
-Luận điểm 2: Im lặng là vàng.
+Luận điểm trên có hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp cần biết suy nghĩ, lắng nghe, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác mới là khôn ngoan , chín chắn.
+Nhưng mặt khác nếu trước những người , những việc sai trái mà ta cứ im lặng, không tỏ thái độ gì thì đó có phải là cách ứng xử đúng đắn, đáng đc khuyến khích hay khg.
 ****Vấn đề 2:Người có tính tự chủ là người luôn hành động theo ý mình mà khg cần quan tâm tới hoàn cảnh và những người xung quanh.
=>Em có tán đồng cới ý kiến nêu trên hay khg? Hãy cùng các bạn thảo luận để bày tỏ ý kiến của mình?
***Định hướng:
-ý kiến đưa ra không hoàn toàn đúng, có thể lập luận để bác bỏ như sau:
+Người có tính tự chủ đúng là ng có thể làm chủ tình cảm, hành đg của mình mà khg để chi phối bởi hoàn cảnh và những ng xung quanh.
+Tuy nhiên, điều đó khg có nghĩa là ng có tính tự chủ có thể làm mọi việc mà khg cần qtâm tới hoàn cảnh hoặc những ng xung quanh.
+Điều qtrg nhất là cần có sự điều chỉnh trg suy nghĩ, hành đg cho phù hợp để đạt đc mục đích tốt đẹp.
****Vấn đề3 :Có 2 ý kiến khác nhau đưa ra tranh luận về bài thơ “Vội vàng”của XDiệu:
 -Bài thơ thể hiện 1 qniệm sống tích cực, k/đ cái tôi khao khát sống, khao khát dâng hiến.
 -Bài thơ chỉ là sự cổ đg cho lối sống gấp tiêu cực, vị kỉ và hưởng lạc.
=> Nếu tham gia thảo luận , em tán thành ý kiến nào ?Hãy phát biểu bảo vệ qđ của mình?
***Định hướng:
=Trong bài thơ khg phải khg có biểu hiện của tư tưởng mà lâu nay vẫn đc coi là “ Hưởng lạc, sống gấp”
+Nhưng cần phải hiểu hưởng lạc khg phải là đến với những thú vui tầm thường mà là khao khát tận hưởng mọi hương săc sdiệu kì của thế gian, của cái đẹp, của mùa xuân hạnh phúc và ssóng gấp khg phải là tiêu phí cuộc đời vào những trò cuồng say vô nghĩa mà là hiến dâng để tận hưởng đến tận cùng mỗi giây , mỗi phút tuổi xuân cho mùa xuân cuộc đời.
+Bởi vậy, đây khg phải là lối sống tiêu cực, vi kỉ mà là niềm khát khao sống mãnh liệt đáng đc trân trg.
-H/s chủ động trg mọi tình huống để thảo luận –tranh luận.
 Ngày 23/3/2009
 Đã xem :
Ngày soạn :29/3/2009 Tiết 28 : 
Ngày giảng : 3/4/2009 Tiếng Việt : Luyện tập về nghĩa của câu 
A-Mục tiêu bài học :
B-Phương tiện thực hiện :
C- Cách thức tổ chức :
D -Tiến trình bài học :
 1- ổn định tổ chức :
 2-Kiểm tra bài cũ :
 3-Bài mới :
 Công việc của thầy - trò
 Bài tập 1 (50-sgk nâng cao ):
 Những từ in đậm trong các câu ví dụ sgk biểu thị nghĩa tình thái nào trong các nghĩa tình thái đã học ?
 ( Chia lớp thành 3 nhóm học tập -mỗi nhóm phụ trách 5 VDụ )
 Bài tập 2 (52-sgk nâng cao ):
 Trong những câu của các ví dụ trong sgk câu nào chấp nhận được , câu nào không chấp nhận được ? 
(Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập )
 Bài tập 3 (52+53-sgk nâng cao):
 Đọc các câu trong vdụ sgk và thực hiện các yêu cầu :
a)Các từ in đậm diễn đạt loại nghĩa tình thái nào ?
b)Trong trường hợp đầu nếu thay “dầu” bằng “tuy” thì có chấp nhận được không ? tại sao?
c)ở những trường hợp còn lại, nếu thay “dầu/ dẫu” bằng “tuy” và ngược lại ,thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao?
d)Thay “dẫu”trong những câu trên bằng “dù/đầ”, thì trường hợp nào nghĩa mạnh hơn ?
đ)Nếu thay “mặc dù” trong câu cuối bằng “ tuy” , thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
 Bài tập 4 (53-sgk nâng cao ) :
Cho1 sự việc gồm có các yếu tố : chủ thể là “ông Ba”,trạng thái “vui” .Hãy viết những câu khác nhau để diễn đạt :
a)Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
b)...................Chưa xảy ra.
c).......chỉ khả năng xảy ra sự việc .d)..........được nhận thức như là 1 đạo lí .
****Củng cố –dặn dò : 
-Giúp h/s vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.
-Biết cách phân tích nghĩa của câu trong các bài tập sgk.
-SGK +SGV nâng cao ngữ văn 11.
=> Soạn giáo án.
-Kết hợp kiến thức đã học trên lớp vào việc chữa các bài tập .Chia nhóm h/s , phát biểu ,thảo luận tại lớp.
-11A1.......................11A4.........................11A5..................
-Không.
 Nội dung kiến thức cần đạt :
-Hướng dẫn :
Bài tập này có tác dụng củng cố thêm kiến rhức và kĩ năng đã học.Xác định nghĩa tình thái trong câu (Nghĩa tình thái hướng về sự việc và nghĩa tình thái hướng về người đối thoại.):
-Câu 1 : “ắt” –thuộc về nghĩa tình thái hướng về sự việc. 
-Câu 2: “Buộc”-..........................................người đối thoại.
-Câu3: “Dễ”-..............................................người đối thoại.
-Câu4: “Hình như”-......................................về sự việc.
-Câu5: “Thôi đi,đừng”-..............................Người đối thoại.
-Câu6: “Âu”- ................................................Về sự việc.
-Câu7: “Phải”- ........................................... về sự việc.
-Câu8: “Nỡ”-...............................................người đối thoại
-Câu9: “Đúng là”-..........................................về sự việc.
-Câu10: “Suýt”-..............................................về sự việc.
-Câu11: “nên”-................................................về sự việc.
-Câu12: “Mong”-.........................................người đối thoại
-Câu13: “ước”-.................................................về sự việc.
-Câu14: “Nếu”-.................................................về sự việc.
-Câu15 “Chắc”-...........................................người đối thoại
**Hướng dẫn:
-Từ câu 1-5 những câu a thì chấp nhận được, còn những câu b thì không chấp nhận được.
-Riêng câu 6 cả 2 câu a và b đêu chấp nhận được.
-Lí do : những từ “bèn, tiếp tục, vẫn” (Và kiểu câu trần thuật khẳng định,nếu không chứa những từ như: suýt, toan ,định ...........->biểu thị sư việc chưa xảy ra) biểu thị sự việc đã xảy ra, trong khi “Toan , định” biểu thị sự việc chưa xảy ra. Từ “ Quyết” không hàm ý sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra, do đó cả 2 câu 6 a và 6 b đều chấp nhận được.
** Lưu ý : “Quyết định”khác với “định” và giống với “quyết”, không hàm ý chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra.
**Hướng dẫn :
“Dầu-dẫu” chỉ 1 sự việc là điều kiện hay giả thiết ,cho nên nó biểu đạt nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
“Tuy-mặc dù”: có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra, do đó có thể nói :tuy/ mặc dù hôm qua trời mưa tôi vẫn phải đi làm. Chứ không thể chấp nhận : Tuy/ mặc dù ngày mai trời mưa tôi vẫn phải đi làm.
 b)Chính vì thế trong trường hợp đầu không thể thay “dầu” bằng “tuy”:Nội dung câu thơ cho biết đấy là 1 sư việc chưa xảy ra.
 c)Cũng chính vì thế ở trường hợp còn lại, nếu thay “dầu/dẫu” bằng “tuy” và ngược lại ,thì sẽ làm cho ý nghĩa câu văn sẽ khác đi: từ 1 chuyên chưa xảy ra trước thời điểm nói, thành 1 chuyện đã xảy ra và ngược lại.
 d)Dễ dàng thấy “Dẫu” mạnh hơn “dù, dầu”.
 đ) “Mặc dầu” cũng giống như “dầu/dẫu” đều chỉ 1 sự việc không thuận cho 1 sự việc khác, nhưng nếu sự việc đó ở “dầu/ dẫu” chỉ là 1 giả thiết, thì ở “mặc dù” nó đã xảy ra. Tuy nhiên, “mặc dù” có hàm ý bất chấp, 1 điều khong có trong “Tuy”, cho nên nếu thay “mặc dù” bằng “Tuy” ,thì ý nghĩa “hiện thực” vẫn tồn tại,nhưng ý nghĩa “Bất chấp” sẽ mất đi.
**Hướng dẫn :
-Có thể viết như câu sau:Ông Ba đang rất vui mừng ,vì nhận được quyển sách.
-H/s theo mẫu để làm tiếp các câu hỏi còn lại.
-Tiếp tục vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập tương tự về nghĩa của câu.
-Về nhà xem trước bài :Tác gia Tố Hữu.
 Đã xem: 
 Ngày 30/3/2009: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 11 Ca nam.doc