Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 62: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 62: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia

TIẾT 62, ĐỌC VĂN LỚP 11C2

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et)

U.SẾCH-XPIA

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Nắm những nét KQ về TG, TP. Hiểu được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận Sếch-xpia giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Thấy được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Bài học sâu sắc rút ra: Tình yêu chân chính bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

 - Giáo dục học sinh tình yêu trong sáng và nâng cao nhân cách con người.

II. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

 1. Giáo viên: - Đọc SGK, SGV

- Thiết kế bài dạy

 2. Học sinh: đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướngdẫn SGK, tr.201.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 62: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20/12/2008 Ngày dạy: 23/12/2008
Tiết 62, Đọc văn 	Lớp 11C2
tình yêu và thù hận
(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et)
U.Sếch-xpia
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
Giúp học sinh:
- Nắm những nét KQ về TG, TP. Hiểu được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận Sếch-xpia giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Thấy được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Bài học sâu sắc rút ra: Tình yêu chân chính bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
	- Giáo dục học sinh tình yêu trong sáng và nâng cao nhân cách con người.
II. Phương thức thể hiện 
 1. Giáo viên: - Đọc SGK, SGV
- Thiết kế bài dạy
 2. Học sinh: đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướngdẫn SGK, tr.201.
 III. Cách thức tiến hành 
 Giáo viên hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
B. Tiến trình bài dạy
 *ổn định tổ chức lớp (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
1. Câu hỏi : ? Sự khác biệt giữa 6 lời thoại đầu và 10 lời thoại sau ? ý nghĩa ?
2. Đáp án : 
- 6 lời thoại đầu về hình thức, là những độc thoại của từng người họ nói về nhau chứ không nói với nhau. Đó là độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của từng nhân vật chứa đựng cảm xúc yêu đương chân thành đằm thắm (6đ’) 
 - 10 lời thoại sau hoàn toàn là đối thoại để diễn tả cảm xúc của 2 nhân vật chính trong tình yêu (4đ’) 
II. Bài mới
 * Lời vào bài (1’) 
T
iết trước các em đã tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm và diễn biến tâm trạng của RÔ- MÊ - Ô tiết này thầy trò ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp tình yêu say đắm của Gui-li-ét dành cho Rô mê ô (tr. 197) 
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
(Chú ý lời thoại 4, 5, 6 để thay độc thoại của Giu-li-ét).
? Tiếng nói nỗi niềm riêng của Giu-li-ét được thể hiện như thế nào? Qua những lời độc thoại?
? Nỗi niềm riêng thể hiện điều gì?
? Em có suy nghĩ gì về lời bộc lộ này?
? Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện như thế nào? Bằng cách nào?
? Em có nhận xét gì về tình yêu của họ?
 ? Qua đoạn trích này, em hiểu như thể nào là đặc trưng của kịch?
? Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một bi kịch, vì sao? 
? Với 16 lời thoại, tình yêu và thù hận đã được giải quyết như thế nào?
? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
(Tham khảo phần ghi nhớ SGK, tr. 201).
? Qua đoạn trích “ Tình yêu và thù hận”, hãy chứng minh “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - Hiểu
1. Tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô
2. Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét ( 28’)
- Tưởng không có ai, Giu-li-ét đã thể hiện nỗi niềm riêng:
+ “Ôi! Rô-mê-ô! chàng Rô-mê-ô! sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ... chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa”
- > Cách thổ lộ tình yêu thật hồn nhiên, trong trắng, nó bất chấp cả thù hận ta hãy nghe lời này bộc lộ:
+ “Chỉ có họ tên chàng là thù địch của em thôi. , đổi lấy cả em đây”.
- Nàng vừa như tự chất vấn mình rồi lại tự trả lời mình “Cái tên nào có nghĩa lý gì đâu” nàng tự đề xuất giải pháp: “chàng hãy từ bỏ tên họ đi”. Nàng thật táo bạo “Cái tên kia đâu có phải xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”. 
- > Lời độc thoại này khẳng định Giu-li-ét không có sự lựa chọn nào khác, không có cách giải quyết nào khác. Nàng đã chấp nhận tình yêu.
- Nhưng khi phát hiện có người ở trong vườn, nghe được lời thầm kín của mình, người đó lại là Rô-mê-ô, Giu-li-ét đã thể hiện sự diễn biến tâm trạng của nàng.
- Từ lời thoại thứ 7 cho đến hết không còn là những lời độc thoại nữa. Đó là đối thoại. Lời đối thoại thể hiện hai tâm trạng của đôi tình nhân. Nếu Rô-mê-ô trước sau chỉ khẳng định tình yêu của mình với Giu-li-ét thì Giu-li-ét lại thể hiện sự lo lắng tràn đầy yêu thương mà nàng đã dành cho Rô-mê-ô.
+ Lúc đầu nàng không biết, không thể tưởng được người đứng dưới bóng cây kia lại là Rô-mê-ô: “người là ai mà khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng”
+ Khi biết đó là Rô-mê-ô, Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Mông-ta-ghiu của Rô-mê-ô:
 “chẳng phải anh Rô-mê-ô và là họ nhà Mông -ta-ghiu đấy ư?”.
--> Thì ra mối thù giữa hai dòng họ Mông-ta-ghiu và Ca-piu-lét vẫn ám ảnh trái tim nàng. Mối hận thù vẫn gây ra trước số phận của họ.
+ Giu-li-ét hỏi câu tưởng như rất thừa: “Anh làm thế nào để tới được chỗ này và anh ơi! Anh tới làm gì thế” mặc dù trong thâm tâm nàng, nàng rất yêu Rô-mê-ô.
+ Hãy quay trở lại trong đêm dạ hội hai người mới gặp nhau, tình yêu đã nẩy sinh. Rô-mê-ô đã nói những lời tha thiết và có gì oan trái: “Nàng là họ của Ca-piu-lét sao? Ôi! Oan trái yêu quý. Đời sống của ta nay nằm trong tay người thù”. Nàng Giu-li-ét cũng thấy điều đó, lời của nàng đầm ấm ân tình mà cũng xót xa biết bao: 
 “Một mối thù sinh một mối tình....
 Vội chi sớm gặp biết đành muộn sao
 Tình đâu trắc trở gian lao
 Hận thù mà lại khát khao ân tình”
Dường như cả hai đã hiểu được hoàn cảnh éo le mà họ đã lâm vào.
+ Cho nên biết Rô-mê-ô có thực bụng yêu mình không, chàng có vượt qua được những khó khăn để đến với mình không. Giu-li-ét băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không phải băn khoăn về phía bản thân nàng. Vì thế lời của Giu-li-ét ở cuối đoạn trích: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.
Lời lẽ ấy cũng là lời đồng cảm, đồng điệu, đồng tình với lời của Rô-mê-ô: Hai nhân vật đối thoại mà không hề đối lập về tính cách. Giữa họ chỉ là một tình yêu nồng nàn, đắm say và dũng cảm. Đây là lời của Rô-mê-ô và cũng là tấm lòng của Giu-li-ét:
+ “Cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”
- Tình yêu của họ diễn ra trên cái nền của hận thù mà tuyệt nhiên không có xung đột với hận thù truyền kiếp. Hãy nghe lời từ họ “Chàng ôi! Hãy mang tên họ khác đi”.
“Rô-mê-ô chàng ôi! cái tên kia đâu phải xương thịt của chàng. Chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”
“Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”
Đây là lời của Rô-mê-ô
“Chẳng phải Rô-mê-ô, cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu nếu em không ưa tên họ đó”
“Mấy bức tường đá làm sao ngăn được tình yêu: Vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”
“Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”
- Tình yêu của họ là tình yêu đến từ hai phía, không phải tình yêu đơn phương. Tình yêu song phương này đã tạo ra sức mạnh tự nhiên. Đây là tình yêu vượt lên trên thù hận, tình yêu bất chấp thù hận chứ tuyệt nhiên không có sự xung đột giữa tình yêu và thù hận.
 - Kịch cũng bao giờ cũng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hành động của kịch. Mâu thuẫn phát triển: nảy sinh - cao trào - cởi nút.
- Kịch bao giờ cũng được thể hiện qua hình thức văn bản, và được chia thành hồi và lớp. Hồi thường có nhiều cảnh. Mỗi nhân vật xuất hiện trên sân khấu là một lớp. Đặc biệt kịch phải có đối thoại nối tiếp nhau của các nhân vật. Có lời chỉ dẫn của tác giả. Tất cả tạo nên nội dung sâu sắc và nghệ thuật kịch. 
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một bi kịch về mối tình của hai người.
+ Chỗ đứng của Rô-mê-ô là bước tường xung quanh nhà Giu-li-ét. Cho dù bức tường ấy kiên cố là để che chắn cho gia đình Ca-piu-lét, nghĩa là cho một thế lực hận thù. Gia đình ấy có thể đe dọa tính mạng Rô-mê-ô.
+ Chỗ đứng của Giu-li-ét là cửa sổ căn phòng riêng của nàng. Cho dù có bức tường căn phòng che chở. Nhưng đó là bức tường ràng buộc của lễ giáo.
+ Không gian giữa họ cũng quá chênh vênh. Họ chỉ có thể hướng về nhau, nói cho nhau mà không thể nào nắm tay nhau. Sự im lặng của không gian ẩn chứa mối thù của hai dòng họ. Nó rình rập, ập tới bất kể lúc nào .
+ Thời gian rất ngắn ngủi với buổi đêm. Đêm tối là khoẳnh khắc của tình yêu, che chở cho tình yêu. Ban ngày là sự đối đầu, là thù địch, cho nên tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một bi kịch.
- > Qua mười sáu lời thoại, tình yêu và thù hận đã được giải quyết vì:
+ Rô-mê-ô thực sự dũng cảm vượt qua thù hận.
+ Giu-li-ét khẳng định tình yêu với Rô-mê-ô. Nàng chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được không.
+ Chứng minh: Lời thoại 13;15 ;16
 III. Tổng kết (3’)
1. Nội dung
Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻđẹp của tìnhngwời, tình dời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
2. Nghệ thuật
- Tính ước lệ của lời thoại (độc thoại nhưng vẫn mang tính giao tiếp, ngôn ngữ cường điệu).
- Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh bóng bẩy tạo nên chất thơ cho vở kịch.
IV. Luyện tập (4’)
- Qua đoạn trích ta thấy “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng là khẳng định con người.
+ Chủ nghĩa nhân văn là khẳng định giá trị con người. Khẳng định con người không có gì khẳng định tình yêu của con người. Vì
+ Đoạn trích đã ca ngợi tình yêu đắm say trong tâm hồn người con trai dòng họ Môn-ta-ghiu (Lời thoại 1)
+ Tình yêu của họ diễn ra trên cái nền của thù hận mà không có thù hận (Lời thoại 3, 4)
+ Qua đối thoại cũng làm sáng tỏ tình yêu không chỉ đẹp mà còn dũng cảm. (Đối thoại 7, 8, 13, 15, 16).
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tình yêu bất chấp hận thù. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành hình tượng đẹp của văn học Phục Hưng ở Tây Âu và của chung cả nhân loại
 C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (3’)
 1. Bài cũ: - Tìm đọc tác phẩm và những sáng tác của Sêchxpia.
 - Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô mê ô và Gui li ét.
 2. Bài mới: - chuẩn bị bài Đọc kịch bản văn học.
	* Yêu cầu: Đọc các yêu cầu của SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 61 - CB 11.doc