Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 61: Đọc văn Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích kịch: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 61: Đọc văn Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích kịch: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng

TIẾT 61, ĐỌC VĂN LỚP11D2

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích kịch: Vũ Như Tô)

 - Nguyễn Huy Tưởng -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

2. Tư tởng- tình cảm: Giáo dục: Giáo dục học sinh sống tốt, giữ gìn cái tâm: Trong mọi hoàn cảnh phải giữ mình cho trong sạch, sống có khí phách và tôn trọng tài hoa của con ngời.

 Giúp học sinh:

- Hiểu và phân tích xung đột qua tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm hồi năm của vở kịch.

- Nhận thức được quan điểm nhân dân và thái độ tôn trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với những nghệ sĩ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch có yếu tố lịch sử.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2589Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 61: Đọc văn Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích kịch: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2007	Ngày dạy: 21/12/2007
Tiết 61, Đọc văn	Lớp11D2
vĩnh biệt cửu trùng đài
(Trích kịch: Vũ Như Tô)
	- Nguyễn Huy Tưởng -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
2. Tư tởng- tình cảm: Giáo dục: Giáo dục học sinh sống tốt, giữ gìn cái tâm: Trong mọi hoàn cảnh phải giữ mình cho trong sạch, sống có khí phách và tôn trọng tài hoa của con ngời.
 Giúp học sinh:
- Hiểu và phân tích xung đột qua tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm hồi năm của vở kịch.
- Nhận thức được quan điểm nhân dân và thái độ tôn trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với những nghệ sĩ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch có yếu tố lịch sử.
 - Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọcsáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
Giáo viên: 
+ Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Huy Tưởng và một số đầu sách tiêu biểu.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1. Câu hỏi: ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vi hành của Nguyễn ái Quốc?
? Truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyền Công Hoan ra đời nhằm mục đích gì?
2. Đáp án:
	- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo thuộc địa, Nguyễn ái Quốc viết tác phẩm để vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của Khải Định, đồng thời phơi bày tính chất lừa bịp của thực dân Pháp. (5 điểm)
	- Vạch rõ tính chất bịp bơm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động để đánh lạc hướng thanh niên. (5 điểm)
II. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
N
guyễn Huy Tưởng là một trong những đại biểu ưu tú của nền văn học Việt Nam trước và sau cách mạng thàng tám. Ông bước vào làng văn hơi muộn nhưng đóng của Nguyễn Huy Tưởng lại trải dài trên nhiều lĩnh vực của văn nghiệp, và ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành công xuất sắc. Nhưng thành công hơn cả là kịch lịch sử, trong đó vở kịch Vũ Như Tô - vở kịch đầu tay là đặc sắc nhất. Để giúp các em  
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Học sinh đọc SGK)
(?) Nêu tóm tắt những nét chính về cuộc đời tác giả?
(?) Trình bày hiểu biết của mình về sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng?
? Ông thành công ở những thể loại văn học nào? 
? Đề tài trong lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng dược thể hiện như thế nào?
? Ông có những vở kịch nào?
? Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một văn phong như thế nào?
(?) Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
(?) Mục đích viết kịch Vũ Như Tô?
? Vở kịch nên đọc như thế nào?
(Phân vai theo nhân vật)
( GV hướng dẫn đọc một – hai lớp)
(?) Hãy tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô?
? Hiểu bi kịch là gì?
(?) Hành động kịch là gì? Với Vũ Như Tô, hành động kịch được thể hiện như thế nào?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả (6’)
- Sinh 1912 và mất năm 1960 (48 tuổi). Xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú – Từ Sơn - Bắc Ninh. Nay là Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội, từng gắnbó với phong trào cách mạng trong các tổ chức văn háo văn nghệ do Đảng lãnh đạo từ rất sớm.
 - Năm 1943, tham gia hội văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo, từng là đại biểu Quốc dân đại biểu Tân trào (1945)
 2. Về sự nghiệp văn học (14’)
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vũ Như Tô (1941), Luỹ Hoa (1960), Sống mãi với thủ đô (1961) (Nhận giải thưởng văn học Hồ Chí Minh 1996).
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịnh sử để xây dựng tác phẩm có tính quy mô lớn, dựng lên những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc. Ví dụ:
+ Kịch Vũ Như Tô được hư câu, sáng tạo từ một sự kiện xảy ra ở thê skỉ XVI.
+ Lá cờ thêu sáu chữ vàng là trang tiểu thuyết anh hùng – oanh liệt về hào khí thời Trần ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông.
+ Cảm hứng lịch sử còn chảy suốt trong mạch tác phẩm như Kịch Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945)... Ngay cả cuón tiểu thuyết cuối cùng mà Nguyễn Huy Tưởng mớii hoàn thành xong tập đầu cũng là tiểu thuyết lịch sử đạm chất anh hùng ca: Sống mãi với thủ đô.
=> Lịch sử trở thành cảm hứng để nhà văn tìm tòi, đặt ra những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người và nghệ thuật.
- Ông không chỉ có nhiều đóng góp lớn trên thể loại tiểu thuyết mà còn là nhà viết kịch tài hoa.
- Văn phong giản dị, trong sáng, hợp với tâm hồn tuổi nhỏ (Lá cờ thêu sáu chữ vàng), nhưng cũng thâm trầm, sâu sắc khi đặt ra những vấn đề có tầm triết lí (Vũ Như Tô)
3. Vở kịch Vũ Như Tô (18’)
Hoàn cảnh và mục đích sáng tác (4’)
- Đây là sự kiện có thật xảy ra tại Thăng Long vào khoảng 1516 và 1517 dưới triều Lê Tương Dực.
- Tác phẩm được khởi viết từ mùa thu năm 1941 và hoàn thành vào mùa hè 1942 với tuyên ngôn “cầm bút chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm”. Vũ Như Tô lần đầu được đăng trên tạp chí Tri Tân từ số 121 ngày 18/01/1943 đến số 139 ngày 20/04/1944. Cuối năm 1944, Nguyễn Huy Tưởng sửa lại Vũ Như Tô về căn bản so với khi đăng Tri Tân từ vở kịch có 3 hồi được sự góp ý của nhiều nhà văn tiến bộ, Nguyễn Huy Tưởng đã sửa lại thành vở kịch 5 hồi. Sau cách mạng tháng 8, năm 1946 Vũ Như Tô được hội văn hoá cứu quốc xuất bản. (Bản học được rút từ trong “Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Tưởng” (tháng 10/1963).
 - Mục đích viết Vũ Như Tô, không chỉ là sự sôi động của “phong trào phục cổ”, tìm về cội nguồn dân tộc mà còn có sự tác động của tranh luận giữa hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh được khởi xướng từ năm 1930 và sự giác ngộ của bản thân ông về sứ mệnh nghệ thuật, về thiên chức nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng mới. (Với mục đích đề cao vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật).
b. Đọc và tóm tắt tác phẩm (8’)
* Đọc: Đọc phân vai (yêu cầu đọc đúng và diễn cảm vai được phân, chú ý hai nhân vật chính Vũ Như Tô (băn khoăn, chất chưa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết, vừa khắc khoải, cuói đau đớn tột độ trong tiếng rú kinh hoàng khi Cửu Trùng đài bị biến thành đài lửa) và Đan Thiềm (đầy lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn).
* Tóm tắt:
Vũ Như Tô một người thợ cả có tài bị Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với các cung nữ. Vốn là nghệ sĩ có tâm, Vũ Như Tô bất chấp Lê Trương Dực doạ giết vẫn ngang nhiên chửi mắng tên vua tối tăm, ngu dốt, kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài. Đan Thiềm một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô nhận lời, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của Lê Trương Dực để xây dựng cho đất nước một công trình “Bền như trăng sao”, “tranh tinh xảo hoá công” cho ‘nhân dân nghìn thu còn hãnh diện”
 Vũ Như Tô theo lời khuyên, dồn hết tâm trí xây Cửu Trùng Đài cho thật hùng vĩ tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai hoạ cho nhân dân. Triều đình tăng thuế bắt nhiều thợ giỏi, hành hạ những người chống đối. Dân oán nhà vua, thợ căm giận Vũ Như Tô, nhiều người chết vì tai nạn và ông cho chém những kẻ chạy trốn. Mâu thuẫn giữa người nông dân nghèo khổ với tập đoàn thống trị xa hoa hưởng lạc. Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với người dân lao động và thợ lành nghề. Lợi dụng tình thế rối ren, quan Trịnh Công Sản tìm cách dấy binh nổi dậy giết Lê Trương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đốt và phá huỷ.
c. Bi kịch - Hành động kịch (6’)
* Bi kịch: là một thể của kịch (đối lập với hài kịch).
- Xung đột trong bi kịch được tạo dựng từ những maau thuẫn không thể giải quyết được, mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
- Nhân vật chính có say mê khát vọng lớn lao, có những sai lầm trong hành động, có kết thúc bi thảm nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi người.
* Hành động kịch
- Hành động kịch là mâu thuẫn gay gắt của vở kịch tạo ra.
 - Hành động vở kịch Vũ Như Tô là:
 Sự giằng xé giữa người nông dân và người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội không thuận chiều (nhân dân đang đói khổ) trong tâm trạng, con người Vũ Như Tô. Cuối cùng sự lựa chọn không đúng dẫn đến kết cục bi thảm của người nghệ sĩ và cả công trình nghệ thuật. Đồng thời thể hiện mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến và nhân dân lao động.
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
Bài cũ: Học và nắm chắc nội dung bài học
- Tìm đọc vở kịch Vũ Như Tô và các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Bài mới: chuẩn bị tiết 2 của bài (Yêu cầu đọc kĩ đoạn trích nắm được mâu thuẫn cơ bản của hồi V).

Tài liệu đính kèm:

  • docV11- CB- TIET 61.doc