Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 58: Đọc thêm Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 58: Đọc thêm Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

TIẾT 58, ĐỌC THÊM LỚP 11D2

VI HÀNH ( Nguyễn ái Quốc)

TINH THẦN THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan)-

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được truyện ngắn Vi hành dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ, tác giả đã phê phán một cách chính đáng cái lố lăng bệnh hoạn, kệch cỡm, dơ dáy của Khải Định trong chuyến y sang Pháp; Đồng nắm được những đặc sắc nghệ thuật của phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc: châm biếm sâu cay, lối viết chủ động, linh hoạt, sáng tạo, giàu trí tuệ và hiện đại.

- Đọc văn bản Tinh thần thể dục, hiểu được cuộc sống khốn khổ của những người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ qua sự việc bạon thực dân phong kiến bắt đi xem bóng đá. Từ đó tác giả phê phán tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp đang rầm rộ cổ động để đánh lạc hướng thanh niênViệt Nam. Đồng thời nắm được đặc sắc cách kể chuyện của Nguyễn Công Hoan: khai thác hiện tượng bất bình thường trongđời sống để phê phán bằng thái độ giễu cợt gây cười; sử dụng thủ pháp kịch, lời văn với ngôn ngữ đời thường.

 

doc 9 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6661Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 58: Đọc thêm Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/2007	Ngày dạy: 19/12/2007
Tiết 58, Đọc thêm 	Lớp 11D2
Vi hành ( Nguyễn ái Quốc)
Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)- 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng:
 Giúp học sinh: 
- Hiểu được truyện ngắn Vi hành dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ, tác giả đã phê phán một cách chính đáng cái lố lăng bệnh hoạn, kệch cỡm, dơ dáy của Khải Định trong chuyến y sang Pháp; Đồng nắm được những đặc sắc nghệ thuật của phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc: châm biếm sâu cay, lối viết chủ động, linh hoạt, sáng tạo, giàu trí tuệ và hiện đại.
- Đọc văn bản Tinh thần thể dục, hiểu được cuộc sống khốn khổ của những người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ qua sự việc bạon thực dân phong kiến bắt đi xem bóng đá. Từ đó tác giả phê phán tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp đang rầm rộ cổ động để đánh lạc hướng thanh niênViệt Nam. Đồng thời nắm được đặc sắc cách kể chuyện của Nguyễn Công Hoan: khai thác hiện tượng bất bình thường trongđời sống để phê phán bằng thái độ giễu cợt gây cười; sử dụng thủ pháp kịch, lời văn với ngôn ngữ đời thường.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích truyện ngắn. 
2. Giáo dục TTTC: yêu cuộc sống yêu quê hương, yêu con người và sống có lí tưởng. 
II. cách thức tiến hành thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vẫn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn ái Quốc.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
B. bài mới ) 
* Lời vào bài (1’) 
N
hững năm từ 1920 -> 1930 cuộc sống của nhân dân ta vô cùng lầm than dưới chế độ thực dân phong kiến. Rất nhiều tác phẩm đả đả kích sâu cay bộ mặt tàn ác, dã man của bọn thực dân Pháp, được viết dưới bút pháp khác nhau nhưng đều đạt hiệu quả châm biếm sâu cay. Những tác phẩm tieu biểu ta phải nhắc tới, đó là Vi hành (Nguyễn Aí Quốc, Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan). Để giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này, tiết học...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(GV: hướng dẫn HS về nhà tự tóm tắt những ý cơ bản theo SGK của phẩn tìm hiểu chung)
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của Vi hành?
? Bác viết Vi hành nhằm mục đích gì?
? Tìm bố cục và ý mỗi phần?
? Hãy xác định chủ đề truyện?
(Phần đọc – hiểu GV hướng dẫn chi tiết)
? Em hiểu như thế nào về hai tiếng Vi hành?
? Tác giả đã tạo ra tình huống như thế nào? Phân tích để thấy được giá trị của nó?
? Nhận xét như thế nào về tình huống này?
? Tạo tình huống này nhằm mục đích gì?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đối thoại này?
? Hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện độc đáo mà tác giả đặt ra?
? Dùng hình thức viết, truyện ngắn đạt được những giá trị ra sao?
? Những lời bình luận của nhân vật tôi với cuộc vi hành của hoàng đế An Nam được thể hiện như thế nào?
? Không chỉ miêu tả Khải Định, tác giả còn mỉa mai thái độ thủ đoạn của chính quyền Pháp đối với người Việt Nam yêu nước và làm cách mạng. Điều ấy được thể hiện như thế nào?
? Có ý kiến cho rằng Vi hành là truyện ngắn kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại. Hãy làm rõ?
(GV hướng dẫn HS về nhà tự tóm tắt những ý cơ bản theo SGK của phẩn tìm hiểu chung)
?Nêu khái quát những nét khái quát về tác giả?
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
? Xác định bố cục và ý của đoạn?
(HS đọc SGK)
? Nội dung của tờ trát? Em có nhận xét gì về nội dung tờ trát này?
? Họ là những ai? Họ đã có thái độ như thế nào?
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện?
? Mâu thuẫn cơ bản của chuyện là gì để làm bật lên tiếng cười trào phúng?
? Từ đó nêu ý nghĩa phê phán của truyện?
A. Vi hành (Nguyễn ái Quốc) 
I. Tìm hiểu chung (1’)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- SGK trình bày hoàn cảnh mục đích sáng tác truyện ngắn Vi hành. 
 + Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa (một thứ hội chợ dành riêng cho các nước thuộc địa tổ chức tại Mác Xây).
 + Bác đã viết truyện ngắn Vi hành cùng với một số tác phẩm như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu, vở kịch Con Rồng tre, Sở thích đặc biệt.
 + Mục đích của Bác là lật tẩy âm mưu của thực dân Pháp. Âm mưu của chúng là đưa Khải Định - hoàng đế của An Nam sang Pháp bày tỏ thái độ hoàn toàn thuần phục “Mẫu quốc” và cảm tạ ơn khai hoá của “Mẫu quốc” cầu xin “Mẫu quốc” tiếp tục dìu dắt An Nam trên con đường văn minh tiến bộ. Như vậy chứng tỏ tình hình Đông Dương đã ổn định. Chính phủ Pháp yêu cầu nhân dân Pháp nên ủng hộ đầu tư lớn vào Đông Dương để tiếp tục khai hoá văn minh cho dân bản xứ mông muội này. Trước mắt là đầu tư vào chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương. 
 + Vi hành vạch trần bản chất bù nhìn tay sai dơ dáy nhất của Khải Định. Với truyện ngắn Vi hành, Nguyễn ái Quốc nhằm vào độc giả người Pháp đặc biệt là người Pháp ở Pari để làm rõ tính chất bịp bợm của những danh từ “văn minh”,” khai hoá”,”bảo hộ” của chủ nghĩa thực dân Pháp. Truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp ra ngày 19/2/1923.
- Bản dịch của Phạm Huy Thông.
2. Bố cục
- Truyện ngắn chia làm 3 đoạn
 + Đoạn 1 từ đầu đến “định kí giao kèo thuê đấy”, ý của đoạn: Tường thuật đoạn đối thoại của đôi thanh niên nam nữ người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm về Hoàng đế An Nam.
 + Đoạn 2 tiếp đó đến “Cuộc đời của các cậu công tử bé”. Nhân vật tôi (người kể chuyện và viết thư) bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam.
+ Đoạn 3 còn còn lại: Nhân vật tôi mỉa mai thái độ thù địch của chính quyền Pháp đối với người Việt Nam yêu nước và cách mạng.
II. Đọc - hiểu (17’)
 1. Nhan đề
- Vi hành (nguyên văn tiếng pháp là Incoglito) nghĩa là không ai biết dùng tên giả.
- ở phương đông vua chúa, tướng lĩnh thích cải trang thành thường dân đi lẫn vào dân chúng để tìm hiểu cuộc sống và thái độ của họ với vương triều của mình. Vua Pie đại đế nước Nga cũng từng vi hành như thế.
- Nghĩa thứ hai của Vi hành là con đường nhỏ. Nghĩa là cải trang đi lén lút để chơi bời không ai biết. Tác giả đã sử dụng nét nghĩa thứ hai này của truyện ngắn.
2. Giá trị của truyện Vi hành.
a. Tác giả đã tạo ra tình huống nhầm lẫn
+ Nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.
+ Nhầm lẫn của chính phủ Pháp bất cứ người An Nam nào cũng đều cho là vị hoàng đế.
-> Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí. Vì người tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu, cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả.
- Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm, nhân vật tôi tình cờ hiểu được qua câu chuyện thầm lén và tinh quái của họ. Thì ra người Pháp đã có nhiều nhận xét đánh giá về Hoàng đế An Nam như thế nào. Khải Định không hề xuất hiện trong truyện mà chân dung của y dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.
 Ta nghe được cuộc đối thoại này:
“ - Hắn đấy!
...Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta.”
Kết thúc cuộc đối thoại ấy là sự thoả mãn:
Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay bên cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy.
- Cuộc đối thoại rất tự nhiên. Người đối thoại tỏ ra xem thường vua chúa dưới con mắt của người dân Pari, Khải Định là hoàng đế mất nước hiện lên với bộ mặt không lấy gì làm đẹp đẽ, sang trọng. Đây là những điểm đáng nhớ: da bủng mũi tẹt, mắt xếch. Thật là vừa lố bịch, vừa ngộ nghĩnh. Khoác lên người cả lụa là, hình ảnh ấy như khẳng định Hoàng đế An Nam chỉ là phường giá áo (cái giá để treo áo) túi cơm mà thôi. Họ xem thường vua chúa. Dùng đại từ để chỉ kết hợp với đại từ ngôi ba số ít “hắn” rồi “anh vua” tỏ ra sự khinh thị ra mặt. Vương miện trên đầu nhà vua chỉ được xem như cái “chụp đèn” và dáng điệu thì nhút nhát, lúng ta lúng túng như đang đi làm những việc vụng trộm.
 - Cách lố bịch nhà vua như thế, tác giả đã giữ được tính khách quan. Người đọc hiểu không phải Nguyễn ái Quốc, người cộng sản đã châm biếm, đả kích Khải Định mà người dân Pháp họ nghĩ và nói về ông ta như thế.
- Trong con mắt người Pháp (dân của một nước hiện đại) xem Khải Định như một thứ đồ hiếm hoi đến từ một đất nước xa xôi còn mông muội. Họ còn đặt ra nhiều câu hỏi: “Nhưng hắn đến đây để làm gì? Y phục và đồ trang sức đâu cả rồi?” Những câu hỏi, những giả thuyết này đến giả thuyết khác để rồi cái phẩm giá của Hoàng Đế An Nam càng thấp dần, thấp dần qua cuộc đối thoại của đôi nam thanh nữ tú.
b. Hình thức viết thư
- Dùng lời lẽ bức thư gửi cô em họ, tác giả đã tạo ra lối văn rất tự do phóng túng, đơn giản, tạt ngang một cách tuỳ hứng. Tất cả thể hiện qua lời bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam.
 + Cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam chỉ là vụng trộm, làm những việc riêng, mục đích riêng khác hẳn của vua Nghiêu, Thuấn cổ đại Trung Quốc, Đại đế Pie nước Nga: “Ngày xưa còn có những ông hoàng, ông chúa để tiện việc riêng và những lí do không cao thượng bằng cũng vi hành đấy”.
 + Dùng lối mỉa mai để đả kích. Đây là lối phủ định dưới mặt nạ tán dương. Sức mạnh đả kích nén lại để bùng lên mạnh mẽ trong ý thức, người đọc người nghe, trong khi đó tự tạo được bề ngoài sự mát mẻ, nhẹ nhàng dí dỏm: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp ... ngài tự muốn nếm thử cuộc đời của cậu công tử bé (những tay ăn chơi bừa bãi). => Thủ pháp mỉa mai đã nâng bổng tính chiến đấu của tác phẩm. Khải Định bị phanh phui bản chất phản động, hại dân.
* Thể hiện qua đoạn cuối của truyện ngắn.
+ “Tôi đã trở thành một đấng Hoàng thượng bất đắc dĩ. Bất cứ tôi đi đâu là có người nhìn tôi, ganh tị tôi, mỉm cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi”. 
-> Tác giả mỉa mai thái độ xem thường người dân thuộc địa của thực dân Pháp. Trong phóng sự điều tra Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn ái Quốc đã viết “Trước chiến tranh anh chỉ là tên da đen mọi rợ, một tên An Nam mít” mỉa mai mà giọng điệu có vẻ dí dỏm lắm: “Đến nay tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ tất cả những người da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”. 
=> Vậy khai hoá văn minh cái nỗi gì, chỉ là thù địch và xem thường mà thôi: “Quần chúng (chỉ người Pháp) cứ là tự phát mà bộc lộ nhiệt tình khi vừa thấy một đồng bào ta. Những tiếng “hắn đấy” hay “xem hắn kìa” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp ở dọc đường”. Hơn nữa chính phủ Pháp còn cho mật thám theo dõi những người Việt Nam yêu nước, cách mạng. “Các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác gì bà mẹ rình con thơ bước đi chập chững bước đi thứ nhất... Các vị bám lấy đế giầy tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất tôi chỉ trong dăm phút”.
* Tính chất trí tuệ
+ Tạo ra tình huống hiểu lầm và giọng văn mỉa mai từ châm biếm đến đả kích.
- Tính chất hiện đại thể hiện
+ Viết bằng tiếng Pháp.
+ Sự kiện đều lấy trên đất Pháp.
+ Kết hợp với cách viết thư tạo ra sự tự do phóng túng.
III. Kết luận (2’)
- Tạo ra tình huống nhầm lẫn, truyện phơi bày bản chất bù nhìn, tay sai, hại dân bán nước của Khải Định. Đồng thời vạch trần âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân với thái độ thù địch của chúng đối với người Việt Nam yêu nước và cách mạng.
- Giá trị của tác phẩm thể hiện tính chiến đấu cao, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân, bản chất hèn hạ bù nhìn, phản dân hại nước của Khải Định. Truyện tạo ra tình huống độc đáo, kết hợp với viết thư tạo tình huống mỉa mai.
B. Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
I. Tìm hiểu chung (1’)
1. Tác giả
- Nguyễn Công Hoan sinh 1903 mất năm 1977 (thọ 74 tuổi) sinh trưởng trong một gia đình quan lại nho học. Quê làng Vân Điền - Văn Giang - Bắc Ninh. Nay là Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên. Trước cách mạng tháng Tám dạy học và viết văn (bắt đầu từ 1920). Năm 1935, tài năng được khẳng định qua tập truyện Kép tư Bền. Tập truyện được bạn đọc hoan nghênh và làm nảy sinh cuộc tranh luận sôi nổi nhiều năm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Ông viết 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn. Đặc biệt có sở trường về truyện ngắn trào phúng. Ông được bầu làm chủ tịch ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá đầu 1957 - 1958.
 - Nguyễn Công Hoan là một trong những tác giả đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông “có giá trị như một bách khoa toàn thư sống động về xã hội Việt Nam và thời Pháp thuộc”. Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn Tinh thần thể dục đăng trên báo tiểu thuyết thứ bảy số 251 ngày 25/3/1939. Đây là thời kỳ mà chính quyền thực dân Pháp đã nới lỏng sự kiểm duyệt, Nguyễn Công Hoan đã vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động để đánh lạc hướng thanh niên.
3. Bố cục
 Văn bản chia làm ba đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến “Nay sức, Lê Thăng” giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.
Đoạn 2: tiếp đó đến “Vâng”: Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trưởng)
Đoạn 3: còn lại: cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
II. Đọc hiểu (17’)
1. Cái tinh thần thể dục 
- Bọn thực dân bày ra cái trò phong trào thể dục thể thao, cổ vũ cho lối sống văn minh vui vẻ trẻ trung. Bản chất của vấn đề không có gì sai. Vì ở thời nào cũng cần đến sức khoẻ. Nhưng với phong trào thể dục thể thao lúc này thực dân Pháp nhằm lôi kéo thanh niên, làm cho thế hệ này xa rời nhiệm vụ cứu nước. Cho nên tờ trát của quan tri huyện Lê Thăng sức hương lí xã Ngũ Vọng đã thể hiện đầy đủ cái tinh thần thể dục.
+ Thừa lệnh
+ Dẫn đủ 100 người đúng 12 giờ trưa đến xem không được khiếm diện (vắng mặt).
Có mặt ở sân vận động phải ăn mặc chỉnh tề, đi đứng nghiêm chỉnh và vỗ tay luôn luôn.
+ Làng Ngũ Vọng phải có 5 lá cờ sẵn sàng từ 10 giờ sáng.
+ Nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu (khiển trách)
 => Năm chi tiết trên rất quan trọng, chứng tỏ từ quan tỉnh, quan huyện đến bọn chức dịch kỳ hào rất coi trọng buổi đá bóng ở sân vận động huyện. - - Lời lẽ tờ trát vừa có sự nghiêm ngặt của lệnh bởi các từ Hán Việt: Thừa lệnh, tỉnh đường, chỉnh tề, nghiêm chỉnh, sẵn sàng, tuân lệnh, cữu, sức, khiếm diện, quan khách.
- Đồng thời cũng chen vào đó lời lẽ có tính khôi hài “Nhiều chiến tướng đá rất hay mọi nhẽ”. Đọc tới câu này ta tưởng như khi đặt bút viết, tác giả nở nụ cười mỉa mai, kín đáo với cái tinh thần thể dục mà chính quyền thực dân cùng bè lũ tay sai đặt ra.
2. Đối lập lại cái tinh thần thể dục là tinh thần của những người dân
Họ là những người có diện phải đi xem bóng đá.
- Họ đã có thái độ đối với việc đi xem bóng đá của mình. 
+ Anh Mịch bày tỏ tình cảnh với ông Lí.
“Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết”
Anh Mịch không chỉ lạy một lần mà lời lẽ của anh thiết tha “Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy” và “nếu không vợ con con chết đói”, đến năn nỉ “ông thương phận nào con nhờ phận ấy”.
-> Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ doạ dẫm, phủ nhận của ông Lí “kệ mày” đến “chết đói hay chết no tao đây không biết” và “tao thương chúng bay, ai thương tao”. 
=> Thì ra trước cái lệnh nghiêm ngặt và có vẻ quan trọng của tỉnh đường kéo theo bao phiền toái, đụng chạm đến phần cơm áo hằng ngày của đám dân quê khốn khổ. Cái tinh thần thể dục kia vui vẻ đến mức nào không biết chỉ thấy rằng bao nhiêu người đã khốn khổ vì nó. Ngay đến cả ông Lí cũng lo sốt vó “tao thương mày, ai thương tao” xin không được nhiều người đã tìm cách trốn sang làng bên.
+ Bác Phô gái “dịu dàng đặt cành cau lên bàn” đây là lễ vật đến xin ông Lí “lậy thầy nhà con thì chưa cắt cơn... lạy thầy quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội” Bác Phô gái một hồi xin cũng không được ông Lí chấp thuận. Cái đáng cười là người ốm cũng không được tha “ốm gần chết cũng phải đi”. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à. Thật khốn khổ cho người ốm và cũng nực cười cho cái tinh thần thể dục mà chính quyền thực dân đặt ra.
+ Bà cụ Phó Bính mắt kèm nhèm vừa nói vừa cười rất vô duyên “thì lòng thành ông lí cứ nhận đi cho cháu”. Chúng ta hãy nghe đoạn đối thoại này.
- Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cho cháu cũng thế ông ngơ đi là được.
- Thế ngỡ quan biết có chết tôi không.
- Quan điểm đủ đầu người là xong, chứ ai xem thẻ mà ông sợ.
Tôi nhận lễ của con bà là tôi lo lắm, việc quan nào phải việc chơi... 
Ông Lí nhăn mặt nhặt ba hào bỏ túi.
=> Có người khôn ngoan đã dùng tiền để đút lót, mượn người đi thay vậy cái tinh thần thể dục kia đâu có phải là tự giác. Đây cũng là dịp để bọn chức dịch kì hào như ông Lí nhà ta đây “đục nước béo cò”.
- Người có tiền đã vậy, người không có tiền thì xin, không xin được thì trốn sang làng bên lánh nạn. + Đó là trường hợp của thằng Cò. Thằng Cò phải ôm con trốn nằm trong đống rơm.
Thằng Cò trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra. Cũng như tình cảnh anh Mịch, Cò mà phải đi xem bóng đá thì con anh sẽ chết đói. Cảnh gà trống nuôi con. Tội nghiệp mà cũng không kìm được tiếng cười khi nghe thằng Cò nói với tuần đinh:
“Tôi đi thì tôi mất cả ngày. Mai mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói... mấy lị tôi không mượn đâu được quần áo”.
=> Bốn trường hợp: anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ phó Bính, thằng Cò chỉ là đại diện cho người dân trong danh sách phải đi xem bóng đá. Cái tinh thần của họ dường như đối lập lại với cái tinh thần của tờ trát. Họ chẳng hào hứng gì. Bởi cái tinh thần thể dục kia đem lại cho họ đói cơm, rách áo và bao phiền toái khác. Dựng lên những hoàn cảnh này và qua lời thoại của các nhân vật, Nguyễn Công Hoan chĩa tiếng cười châm biếm đầy mỉa mai vào chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai. Mặt khác nhà văn chia sẻ với người nghèo khổ, những nạn nhân của tinh thần thể dục.
3. Một thực trạng thảm hại của tinh thần thể dục
- Đến ngày, giờ tập trung đi xem bóng đá, Lí trưởng vẫn tập hợp gần đủ 100 người. Nhưng thật thảm hại, ta hãy đọc các chi tiết này:
“Khi thấy chậm giờ, ông Lí trưởng nghiến răng nói: Chúng nó ngu như lợ...lại chửi ông không tận tâm”.
Rồi ông ra lệnh: “- Chín mươi tư thằng ở đây, ...ông bảo”.
-> Đoạn ông lo lắng đi cuối cùng. Mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc.
=> Cái lo lắng, cái buồn phiền, sự chửi bới của ông Lí đã chứng minh cho sự thảm hại của cái gọi là tinh thần thể dục kia. Đọc đoạn này, người ta chỉ thấy cười, tiếng cười phủ nhận cái tinh thần thể dục.
III. Kết luận (1’)
- Truyện đã miêu tả mâu thuẫn giữa một bên chính quyền thực dân và bọn chức dịch kì hào cổ vũ, khuếch trương phong trào thể dục cụ thể là bóng đá với một bên là tình cảnh khốn khổ và tìm cách thoái thác của người dân nghèo khổ để làm bật lên tiếng cười mỉa mai châm biếm.
* Đó là nghệ thuật dựng cảnh.
- Tình huống đối thoại.
- Chi tiết chọn lựa.
- Đặc biệt tạo mâu thuẫn chung và mâu thuẫn riêng của từng cảnh từng người góp phần làm rõ chủ đề của truyện. 
IV. Luyện tập (2’)
* Mâu thuẫn cơ bản của truyện là:
Chính quyền >< Người dân nghèo
- Tổ chức >< - Gây cho họ nhiều khó khăn 
- Khuếch trương >< - Xin được ở nhà 
- Cổ vũ >< - Tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà
Tinh thần thể dục >< thậm chí trốn tránh
* Từ mâu thuẫn này làm bật lên tiếng cười, hài hước châm biếm vào chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai, làm lật tẩy âm mưu của bọn thực dân khi chúng bày ra cái gọi là phong trào thể thao, sức khoẻ nòi giống nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên.
	C. Hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài mới (2')
	 1. Học bài:
	- Học nắm chắc nội dung chính
	- Hoàn thành phần tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục... 
	- Phan tích tình huống truyện độc đáo của hai truyện ngắn.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Luyện tập viết bản tin
	- Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi SGK, tr.178.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 58 - CB 11.doc