Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 56: Làm văn Bản tin

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 56: Làm văn Bản tin

Tiết 56, Làm văn LỚP 11D2

 BẢN TIN

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nắm được những tri thứcc cơ bản về bản tin (khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản tin, các dạng bản tin, tầm quan trọng của bản tin trong đời sống.

- Rèn kĩ năng: Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong học tập và cuộc sống.

2. GDTTTC: có ý thức quan tâm theo dõi tin tức qua các bản tin và thông báo tin tức dưới hình thức các bản tin (bằng lời nói hoặc chữ viết).

II. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5408Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 56: Làm văn Bản tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2007 	Ngày dạy: 14/12/2007
Tiết 56, Làm văn Lớp 11D2
 bản tin
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nắm được những tri thứcc cơ bản về bản tin (khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản tin, các dạng bản tin, tầm quan trọng của bản tin trong đời sống.
- Rèn kĩ năng: Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong học tập và cuộc sống.
2. GDTTTC: có ý thức quan tâm theo dõi tin tức qua các bản tin và thông báo tin tức dưới hình thức các bản tin (bằng lời nói hoặc chữ viết).
II. Cáhc thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (4’)
1. Câu hỏi: ? Cốt truyện là gì? Tìm hiểu văn bản truyện phải lần lượt thực hiện những bước nào?
2. Đáp án: - Cốt truyện là một chuỗi cáctình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách thich hợp, lô gíc, nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. (4 điểm)
- Tìm hiểu truyện cần thực hiện các bước sau (6 điểm):
+ Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác.
	+ Phân tích cốt truyện.
	+ Phân tích nhân vật.
+ Xác định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện.
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
B
áo chí có nhiều loại, nhưng người đọc tìm đến báo chí là tìm đến những tin tức nóng hổi mang tính thời sự chính vì thế, một trong những thể loại của báo chí được người đọc quan tâm nhất là bản tin. Vậy(Tr.160)
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Em hãy tên những bản tin hằng ngày vẫn nghe qua phát thanh. đài truyền hình, hay đọc trên báo chí?
(HS đọc SGK)
? Thế nào là bản tin?
? Bản tin có mấy loại?
? Hãy nêu đặc điểm từng loại?
(Học sinh đọc các bản tin SGK và trả lời câu hỏi)
? Bản tin thông báo tin gì 
? Tin này có ý nghĩa như thế nào?
? Vì sao tin trên lại có tính thời sự?
? Có cần đưa thêm những chi tiết..không?
? Hãy giả thích vì sao? 
? Việc đưa tin cụ thể, chính xác.t/d gì? Vì sao?
? Yêu cầu của 1 bản tin là gì?
 (HS đọc SGK)
? Muốn viết bản tin việc đầu tiên là gì? Hãy nói rõ?
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết tiêu chuẩn để lựa chọn?
Học sinh đọc 2 bản tin SGK 
? Cách đặt tiêu đề của bản tin?
? Cách mở đầu bản tin phải đảm bảo những yêu cầu gì?
(Phân tích ví dụ SGK)
? Phần mở đầu có tác dụng gì? Phải đảm bảo yêu cầu nào?
? Em có nhận xét gì về cách triển khai bản tin trên?
? Phần triển khai có nhiệm vụ gì?
? Qua bài cần nắm vững nội dung gì?
? Lựa chọn sự kiện viết bản tin?
? Sự giống và khác nhau giữa quảng cáo và phóng sự điều tra
? Viết một bản tin trong bài học thành một tin vắn?
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin (13’)
- Những bản tin hằng ngày vẫn nghe qua phát thanh. đài truyền hình, hay đọc trên báo chí như: thời sự, tài chính, an toàn giao thông, an ninh trật tự, văn hoá, thể thao...
- Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời chính xác những sự kiện, thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
- Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tổng hợp, tin tường thuật:
 + Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng nhỏ. Các tin khác đều có nhan đề nhưng ND và cách viết khác nhau
+ Tin thường thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ về một sự kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trên lĩnh vực báo chí.
+ Tin tường thuật là loại tin phản ánh chi tiết từ đầu đến cuối một sự kiện.
+ Tin tổng hợp là loại tin tổng hợp nhiều sự kiện, có liên quan đến một sự việc nào đó mà dư luận đang quan tâm.
 * Bản tin: Đội tuyển Ô - LIM – PICH.
1. Bản tin thông báo kết quả của đội tuyển Ôlimpic toán Việt Nam. 
- Tin này rất có ý nghĩa với ngành giáo dục. Nó mang đến tin vui cho cả nước đặc biệt là ngành giáo dục. Nó khích lệ tinh thần dạy và học của thầy trò. Đối với học sinh, đây còn là niềm tự hào riêng.
2. Bản tin có tính thời sự vì nó đưa tin kịp thời chính xác sự kiện có ý nghĩa trong đời sống của nhân dân ta.
3. Không cần đưa những chi tiết:
 + Đoàn đi về bằng phương tiện gì?
 + Độ tuổi của các thí sinh?
 + Các thí sinh đem về được những quà lưu niệm gì?
- Bởi lẽ sẽ làm bản tin này. Người đọc, người nghe sẽ không tập chung vào đón nhận mục đích chính là thông báo kết quả của đội tuyển Ô-lim-pic Việt Nam, xếp thứ tư toàn đoàn.
4. Việc đưa tin về thời gian, địa điểm của cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển Ô-lim-pic toán Việt Nam có tác dụng làm cho tin cụ thể, độ chính xác cao gây được niềm tin và tự hào của người đọc, người nghe.
5. Yêu cầu của bản tin đó là:
 + Bản tin phải có tính thời sự (kịp thời, nhanh, nhậy)
+ Bản tin phải có ý nghĩa xã hội, thúc đẩy cuộc sống, có tác dụng đối với mọi người mọi ngành.
+ Bản tin phải chân thực, cụ thể và chính xác mới tạo được niềm tin, mới có giá trị thuyết phục.
II. Cách viết bản tin (13’)
1 . Khai thác và lựa chọn tin (5’)
- Việc đầu tiên là khai thác và lựa chọn tin.
+ Không phải sự kiện nào cũng cho vào bản tin. Muốn trở thành tin có tính thời sự thì sự kiện đó phải tiêu biểu kích thích suy nghĩ và sự quan tâm của mọi người.
- Tiêu chuẩn lựa chon tin:
 Việc gì đã xảy ra? (Thi toán quốc tế)
 Việc xảy ra ở đâu? (thủ đô A-ten (Hy lạp))
 Việc xảy ra khi nào?(từ ngày14 đến ngày16 tháng 7)
 Ai làm việc đó? (Học sinh Việt Nam)
 Việc xảy ra như thế nào?(đội tuyển Ô-lim-pic Việt Nam được đứng thứ tư toàn đoàn.)
. Kết quả ra sao? (Tốt,)
2. Viết bản tin: (8’)
a. Tiêu đề của 2 bản tin có quan hệ với nội dung. Tiêu đề đã thể hiện ý cơ bản của nội dung:
 - Bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ: Bra-xin và U-ru-goay.
 + U-ru-goay dẫn trước 1 - 0 ở phút 25
 + Bra-xin san bằng tỉ số ở đầu hiệp 2
 + Trận đấu cân bằng không đội nào ghi thêm bàn thắng
 + Phải phân định thắng thua bằng đá luân lưu 11m
 + Bra-xin đã thắng với tỉ số 5-3 ở sút luân lưu
 + Bra-xin gặp Ac-hen-ti-na trong trận chung kết
- Các bản tin với tiêu đề là:
 + Ai giết tổng thống Ken-nơ-đi?
 + Cầu thủ đắt giá nhất Bra-xin
 + Hành là chính
Tên bản tin gây được sự chú ý của mọi người và để khai triển nội dung chính
b. Cách mở đầu của mỗi bản tin
 + Bản tin thứ nhất mở đầu:
“Đến ngày 17 tháng 7..... đạt hiệu quả”
 + Bản tin thứ hai mở đầu:
 “Cú đánh đầu..... dẫn trước 1- 0.... Công nhanh”
- Các phần mở đầu trên thông báo nội dung:
 + Bản tin thứ nhất: Tổng công ti Hàng không Việt Nam bám sát thị trường bay để điều chỉnh kế hoạch khai thác hiệu quả
 + Bản tin thứ hai: Thông báo trận bán kết giữa Bra-xin và U-ru-goay rất căng thẳng.
=> Phần mở đầu bản tin nhằm giúp người đọc, người nghe nắm ngay được nội dung cơ bản của sự kiện, đồng thời lôi cuốn sự chú ý của họ, khiến họ muốn theo dõi tiếp. Cần viết ngắn gọn, rõ, có sưc khái quát và tác động mạnh vào người đọc (nghe).
c. Cách triển khai hợp lí
 * Bản tin thứ nhất:
- Tổng công ti Hàng không bám sát thị trường bay để khai thác
- Tổng doanh thu đạt 7690 tỉ đồng
- Toàn ngành đã thực hiện hơn 22 nghìn chuyến bay an toàn. 
Vận chuyển (2.332.000) hai triệu ba trăm ba mươi hai nghìn lượt hành khách tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái
- Giảm các chuyến bay trong nước
- Liên doanh với Air France
- Khai thác đường bay mới
* Bản tin thứ hai (đã trình bày ở trên)
 - Hai bản tin có cách triển khai khác nhau. Bản tin thứ nhất đưa kết quả doanh thu trước, từ đó rút ra kết luận 22 nghìn chuyến bay an toàn. Ngược lại: Bản tin thứ hai theo thứ tự thời gian của trận đấu giữa Bra-xin và Uru goay.
=> Phần triển khai có nhiệm vụ chi tiết hoá nội dung cơ bản đã ghi ở tiêu đề và phần mở đầu. Thông thường, ở phần triển khai, người viết phải thông báo ngắn gọn, nhưng phải rõ: sự kiện đó xảy ra lúc nào, ở đâu, do những ai làm, làm như thế nào, diễn biến và kết quả ra sao.
III. Ghi nhớ (2’)
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK, tr. 163).
IV. Luyện tập (9’)
1. Bài tập 1 (2’)
Trừ (c còn lại đều có thể viết được bản tin
2. Bài 2 (3’)
- Thông tin quảng cáo giấy bản tin thông báo về sự việc, sự vật, thời gian, địa điểm. Thông tin quảng cáo cũng đảm bảo sự chính xác để giữ chữ tín.
- Phóng sự điều tra giống bản tin ở người thật, việc thật xảy ra ở thời gian và địa điểm (tính chính xác)
3. Bài 3 (4’)
Chuyển tin thường sang tin vắn
22 nghìn chuyến bay an toàn.
Tổng công ti Hàng không Việt Nam khai thác thị trường bay thật hiệu quả. Doanh thu đạt 7690 tỉ đồng, toàn ngành thực hiện 22 nghìn chuyến bay an toàn. Ngành còn áp dụng phụ thu nhiên liệu với đường bay quốc tế, giảm giá đặc biệt với các tuyến bay trong nước.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
 1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung bài học.
 - Vận dụng viết một tin vắn chủ đề tự chọn.
 2. Bài mới: - Chuẩn bị bài đọc thêm: Cha con nghĩa nặng, Vi hành
	* Yêu cầu: đọc kĩ các tác phẩm đọc thêm và nắm chắc hoàn cảnh sáng tác và các chi tiết quan trọng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 56 - CB 11.doc