Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 5: Đọc văn Tự tình - Hồ Xuân Hương

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 5: Đọc văn Tự tình - Hồ Xuân Hương

Tiết 5, Đọc văn LỚP 11D2

TỰ TÌNH

 - Hồ Xuân Hương -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

- Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

2, Kĩ năng: Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xxúc tâm trạng.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 13915Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 5: Đọc văn Tự tình - Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/09/2007	Ngày dạy: 14/09/2007
Tiết 5, Đọc văn	 Lớp 11D2
Tự tình
	- Hồ Xuân Hương -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục Tiêu bài học
1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. 
- Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
2, Kĩ năng: Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xxúc tâm trạng.
3. GDTTTC: Trân trọng tình cảm của người phụ nữ.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo và diễn cảm, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy và học
- Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TKTK; Thiết kế bài dạy. 
	+ Chuẩn bị chân dung Hồ Xuân Hương và tập thơ Lưu hương kí
- Học sinh: đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2: 
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc?
Đáp án: 
- Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm. (2đ)
- Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. (2 đ)
- Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng. (3 đ)
- Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa. (3 đ)
Đoạn trích Vào Trịnh phủ trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi, thích, sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình.
II. bài mới: 
	* Lời vào bài (1’)
Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK) 
(?) Em hãy giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương?
(?) HS đọc SGK và chú thích?
(Gọi 2- 3 HS đọc, GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu).
(?) Bài thơ viết theo thể loại gì?
(?) Theo cấu tạo như thế nào trong ba cách:
(HS đọc 2 câu đầu) 
(?) Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào?
(?) Thời gian ấy được nhận biết bằng cách nào?
(?) Tiếng văng vẳng gợi âm thanh như thế nào?
(?) Giải nghĩa, phân tích động từ Trơ?
(?) Em hiểu từ Hồng nhan là gì? Từ này thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ?
(?) Nhân vật trữ tình đang ở hoàn cảnh như thế nào? 
(?) Em có cảm nhận gì về những lời tự tình ấy của Xuân Hương?
(?) Hai câu 3 và 4 biểu hiện tâm sự gì của Hồ Xuân Hương?
(?) Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì?
(?) Hình ảnh trăng kguyết, xế và con người uống say rồi lại tỉnh, lại say bộc lộ nỗi niềm gì?
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bốn câu thơ đầu? 
(HS đọc 4 câu còn lại).
? Câu thơ 5 và 6 thể hiện Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào?
? Tác giả diễn tả bằng cách nào? 
? Em có cảm nhận gì?
(?) Đáng lẽ theo mạch cảm xúc đang trào dâng mạnh lịêt ở 2 câu luận, hai câu kết không thể chuyển điệu như vậy. Nhưng điều đó lại xảy ra. Vậy, tâm trạng của tác vì sao lại rẽ ngoặt như thế? Theo em hai câu cuối diễn tả tâm trạng gì? Mạch lô gíc của tâm trạng như thế nào?
(?) Tác giả diễn tả bằng cách nào?
(?) Cảm nhận của em như thế nào?
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?
 Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
? So sánh sự giống nhau và khác nhau của ba bài thơ Tự tình?
I. Tìm hiểu chung (12’)
1. Tác giả (3’)
+ Nguồn gốc: Bà sinh và mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ đồ Hồ Phi Diễn. Cụ Đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời làm ngôi nhà ở ven hồ Tây gọi là Cổ Nguyệt Đường.
+ Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người.
+ Đường chồng con lận đận, nhiều éo le, trắc trở (Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ (lấy Tổng Cóc và tri phủ Vĩnh Tường, cả 2 lần chồng chết): “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. 
+ Cuối đời, bà đi giao du nhiều nơi nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh. 
2. Sự nghiệp thơ văn (3’)
- Hồ Xuân Hương để lại tập “Lưu Hương kí” phát hiện năm 1964 tập thơ 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. 
- Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế.
- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
3. Đọc – giải nghĩa từ khó SGK (2’)
- Đọc chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/2/3; câu 2: 1/3/3; nhấn giọng đúng mức các từ: văng vẳng, trơ, lại, xiên, đâm, lại, lại, tí con con.
- Giọng điệu vừa não nùng vừa cười cợt, hóm hỉnh vừa cứng cỏi, thách thức.
4. Bố cục (4’)
a. Thể thơ - thể tài
- Thể thơ: Mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật. Bài thơ làm theo thể thất ngôn, bát cú.
- Thể tài tự tình: tự bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết trong một hoàn cảnh nào đó; gần gũi với các bài Thuật hoài, Ngôn hoài đã học ở lớp 10 THPT.
b. Bố cục 
Bốn cặp câu (đề, thực, luận, kết)
2 - 4 - 2
4 câu trên và 4 câu dưới 
Chọn cách ba 4 câu trên và 4 câu dưới 
- Bốn câu trên thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, lẽ mọn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân. 
- Bốn câu còn lại: Thái độ bức phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn.
II. Đọc - hiểu 
1. Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn (12’)
 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Câu thơ mở đầu xác định, thông báo hoàn cảnh tự tình: đêm khuya. Khuya rồi mà vẫn không sao ngủ được. “Đêm khuya” là thời điểm từ nửa đêm cho đến gần sáng. Người phụ nữ ấy vẫn thao thức chờ đợi.
-> Nhận biết thời gian qua âm thanh văng vẳng dồn dập của tiếng trống cầm canh.
- Văng vẳng: là từ xa vọng lại.
- “Trống canh dồn” diễn tả tiếng trống thôi thúc, gấp gáp. Đó còn là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, chờ người chồng đến với mình. Nhưng càng chờ, càng vô vọng. Thực ra đay là cảm nhận của nhà thơ về dòng thời gian xô đuổi.
 “Trơ cái hồng nhan”. 
- “Trơ” không phải trơ lì, chầy sạn mà là diễn tả sự: còn lại, không sắc, bẽ bàng, trơ trọi, cô đơn. 
- Hồng nhan: nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh để thành thành ngữ: hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh thường gặp trong Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, Truyện Kiều
- Cái: cụ thể hoá khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai.
- Nước non: cách dùng từ trang trọng, ước lệ: ngoại cảnh.
Thật đáng buồn, tủi cho thân phận của nàng. Ta càng thấy thương cho những người phụ nữ trong cảnh đời lẽ mọn. Ca dao đã từng nức nở. 
“Tối tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Sáng sáng chị gọi bớ hai
Mau mau trở dạy băm bèo thái khoai”
Hồ Xuân Hương cũng từng văng vào cảnh đời ấy. 
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”. 
Trở lại bài thơ, ta thật thương nàng. Nàng chờ mong chồng nhưng người chồng không đến. Đây không chỉ một lần chờ mà nhiều lần như thế. Câu thơ thấm nỗi buồn tủi, phẫn uất.
- Thật chua chát và đắng cay cho thân phận. Nó bộc lộ sự khao khát đến cháy bỏng về hạnh phúc và tuổi xuân. Câu thơ không chỉ là lời tự tình, kể nỗi lòng mình mà còn thương những người cùng cảnh ngộ, khiến nỗi sầu nhân thế đến rưng rưng. ý nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo càng trở nên sâu sắc.
Hai câu 3 và 4
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn 
- Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới trăng lạnh lùng, ngắm trăng, ngẫm duyên phận mình, càng them buồn chán. Nàng mượn rượu để tiêu sầu dìm hồn trong đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu. 
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” diễn tả đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” còn diễn tả tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “xế” lại “khuyết” tức là thiếu. Vầng trăng xế, khuyết hẳn là chưa tròn. Không gian nghệ thuật đã tăng thêm sức hút của bài thơ.
- Sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
+ Từ diễn tả không gian (đêm khuya) 
+ Từ diễn tả âm thanh (văng vẳng trống canh dồn)
+ Từ diễn tả hình ảnh (vầng trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn) 
- Sử dụng phép đối giữa câu 3 và 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng.
Chẳng lẽ con người cứ cam chịu mãi. Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào, ta tìm hiểu 4 câu còn lại.
2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng (12’)
Câu thơ 5 và 6 
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
-> Đó là thái độ bức phá, vùng vẫy của Xuân Hương. Thái độ ấy được diễn tả bằng hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ. 
- Xiên ngang, đâm toạc 
Cách đảo ngữ Rêu từng đám xiên ngang mặt đất xiên ngang mặt đất rêu từng đám, tương tự: Đá mấy hòn đâm toạc chân mây đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Đảo ngữ đã tạo ra cách nói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu. Phép đối của câu 5 và 6 giữa hai hình ảnh mặt đất /chân mây khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. Từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẽ mọn. Đấy là nét độc đáo, táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ.
=> Hai câu thơ với cách dùng từ, hình ảnh mạnh mẽ, táo bạo làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên sống động cựa quậy, căng tràn sức sống, tạo nên một trong những đặc điểm độc đáo của phong csách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương ngay cả trong tình huống đau buồn, bi thảm nhất.
Hai câu thơ cuối:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 
 Mảnh tình san sẻ tí con con” 
-> Muốn đập phá vẫy vùng nhưng kết quả là gì? Xã hội phong kiến độc ác nào có để tâm tới thân phận bèo bọt, con ong, cái kiến của người phụ nữ! rút cuộc Hồ Xuân Hương phải buông tiếng thở dài đến não ruột trong sự buồn chán, cam chịu theo ngày tháng trôi đi. Thời gian, quy luật của tự nhiên bốn mùa xuân hạ thu đông cứ theo vòng luân chuyển: “Xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân trở lại với đất trời. Nhưng quy luật của đời người thì thật nghiệt ngã. “Cái già xồng xộc theo sau”. Lại sống trong cảnh lẽ mọn, người phụ nữ bị chia sẻ hạnh phúc. Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ. Thật tội nghiệp. Tác giả đã sử dụng những từ: Mảnh, tí, con con trong cùng một câu thơ. “Mảnh đã ít, lại nhỏ. “Tí” cũng là ít. “Con con” ít ỏi đến vô cùng không thể chia được nữa. 
- Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tự nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn.
III. Tổng kết (3’)
Nội dung:
Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán.
Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét (dồn, trơ, sang, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con). Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán.
IV. Luyện tập (3’)
Bài thơ: Tự tình I và Tự tình II với Tự tình III
Giống nhau: 
- Đều là tiếng nói than thở của nhân vật trữ tình về duyên phận.
- Trong than thân trách phận bộc lộ thái độ vùng vẫy, bức phá, không cam chịu.
- Cả ba bài đều diễn tả bằng từ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc âm thanh.
- Cả ba bài thơ đều rất giàu tâm trạng. Tả cảnh để ngụ tình.
Khác nhau:
+ Bài Chiếc bánh là Tự tình III làm sau khi đã hai lần làm lẽ mà không hạnh phúc. Nó có dư âm của sự buông xuôi, phó mặc (mặc ai, thây kệ). 
+ Bài Tự tình I nỗi lòng Xuân Hương ở vào thời điểm đêm khuya thì Tự tình II vào lúc gần sáng. Một bên là tiếng trống cầm canh còn một bên là tiếng gà báo sáng.
Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
Bài cũ: Học thuộc bài thơ và nắm nội dung bài học.
- Phân tích tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Tự tình II
2. Bài mới: chuẩn bị bài Thu điếu (Câu cá mùa thu)
	* Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm kiến thức cơ bản về tác giả, sự nghiệp văn học, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5 - CB 11.doc