Giáo án lớp 4 - Tuần 11

Giáo án lớp 4 - Tuần 11

 A.Mục tiêu:

 1.KT Hiểu nghĩa các từ: Trạng, kinh ngạc

 Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi

2.KN Đọc đúng các từ khó: vi vút, khoa thi, quá

 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi

 3.GD Giáo dục học sinh vượt khó, học giỏi theo gương “ Ông Trạng thả diều “

 B.Đồ dùng dạy học:

 GV: Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK . Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm .SGK.

 HS:SGK.

 C.Phương pháp: luyện tập, vấn đáp

 

doc 45 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1962Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN11
Từ ngày 5 / 11/ 2007 –9 /11/2007
THỨ
MÔN
Tiết
TÊN BÀI DẠY
2
5/11
 LS
KH
TĐ
T
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Ba thể của nước
Ông Trạng thả diều
Nhân với số 10,100,1000Chia cho 10,100,
3
6/11
ĐĐ
CT
T
LT&C
KC
Thực hành kĩ năng giữa học kì I.
Nghe-viết:Nếu chúng mình có phép lạ
Tính chất kết hợp của phép nhân
Luyện tập về động từ
Bàn chân kì diệu
4
7/11
TĐ
T
TLV
ĐL
Có chí thì nên
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Ôn tập
5
8/11
LT&C
T
KH
Tính từ
Đề – xi-mét vuông
Mây được hình thành như thế nào? Mây từ đâu ra
6
9/11
TLV
T
KT
MT
H Đ T T
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Mét vuông
Khâuviền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.(T2)
Thường thức mĩ thuật : Xem tranh của hoạ sĩ
Tổng kết tuần 11
Tập đọc:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 A.Mục tiêu:
 1.KT Hiểu nghĩa các từ: Trạng, kinh ngạc 
 Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi 
2.KN Đọc đúng các từ khó: vi vút, khoa thi, quá
 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi 
 3.GD Giáo dục học sinh vượt khó, học giỏi theo gương “ Ông Trạng thả diều “
 B.Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK . Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm .SGK.
 HS:SGK. 
 C.Phương pháp: luyện tập, vấn đáp 
 D.Các hoạt động dạy và học:
TG
GV
HS
1’
2’
11’
11’
11’
3’
I. Ổn định :Kiểm tra DCH
III.Bài mới :
 1 .Giới thiệu bài –ghi đề : 
 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn + Đ1 : 3 dòng đầu
 + Đ2: 3 dòng tiếp
 + Đ3 : 8 dòng tiếp
 + Đ4 :còn lại
- Cho 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài văn, kết hợp luyện đọc đúng từ khó, câu dài cho HS 
- Gọi 4HS đọc nối tiếp lượt 2, cho HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Gọi 1 HSK đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc thầm hai đoạn đầu và trả lời .
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? 
Ý1:Nguyễn Hiền rất thông minh.
- Cho HS đọc thầm lướt hai đoạn văn còn lại và trả lời câu hỏi.
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? 
 + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? 
+ Theo em ,tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyên trên ?
 a/ Tuổi trẻ tài cao .
 b/ Có chí thì nên .
 c/ Công thành danh toại 
-GV kết luận 
c) Luyện đọc và đọc diễn cảm diễn cảm : 
- Gọi HS đọc từng đoạn, nêu giọng đọc, từ ngữ cần nhấn giọng
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 + Đọc mẫu cả đoạn văn .
 + Gọi một HSG đọc trước .
 + Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp 
 + Tổ chức cho một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Theo dõi,uốn nắn từng HS .
IV. Củng cố:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Truyện này giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV giáo giục HS
V. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc thêm . Tìm hiểu trước các câu tục ngữ trong bài “ Có chí thì nên” (trang 108) để chuẩn bị cho bài sau 
- Nhận xét tiết học .
Bày DCHT lên bàn.
- Nghe giới thiệu bài .
+ 1 HS đọc
-4HS đọc nối tiếp lần 1.Kết hợp đọc từ khó. 
-4 HS đọc kết hợp nêu nghĩa các từ Trạng , kinh ngạc ( như SGK )
- Từng cặp HS luyện đọc ,giúp nhau nhận xét , sửa sai cho nhau.
- 1 HS đọc cả bài , cả lớp đọc thầm .
- Theo dõi đọc , nắm cách đọc diễn cảm toàn bài 
-Cả lớp đọc thầm .
 + HSTL
- cả lớp đọc thầm .
+ HSTL
+ HSTL
- Trao đổi theo nhóm 4 người rồi xung phong phát biểu ý kiến , nêu rõ lập luận cá nhân .
- Cả lớp tham gia nhận xét , thống nhất .
- Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- Theo dõi nắm cách đọc diễn cảm đoan văn 
- 1 HSG đọc ,cả lớp nghe và nhận xét .
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm , nhận xét , bổ sung cho nhau 
- Một số HS thi đọc diễn cảm 
+ HSTL
+ HSTL
Toán:
Nhân với 10, 100, 1000,...chia cho 10, 100, 1000,..
A.Mục tiêu: 
 1.KT Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, 
 Biết cách thực hiện số chia tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, 
 2.KN Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, chia cac số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, để tính nhanh.
 3.GD GDHS tính cẩn thận, chính xác
 B.Đồ dùng dạy học:
-GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm.
-HS: SGK 
 C.Phương pháp: luyện tập, vấn đáp
 D.Các hoạt động dạy và học:
TG
GV
HS
1’
3’
1’
7’
5’
5’
15’
3’
I. Ổn định: Kiểm tra DCHT 
II.Bài cũ : Gọi 2 Hs lên bảng làm các bài tập:
 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25
 Nhận xét –ghi điểm. 
III.Bài mới :
 1 / Giới thiệu bài –ghi đề 
 2/ Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10
a) Nhân một số với 10
- Viết lên bảng phép tính 35 x 10 =?
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân,em hãy cho biết 35 x 10 bằng gì? 
- 10 còn gọi là mấy chục?
- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
- 35 chục là bao nhiêu?
- Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện:
12 x 10 ; 78 x 10 ; 457 x 10 ; 7891 x 10
b) Chia số tròn chục cho 10.
-Viết lên bảng phép tính 350 : 10 
- Ta có 35 x 10 = 350 , vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu?
- Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10= 35?
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào? 
- Hãy thực hiện:
70 : 10 ; 140 : 10 ; 2170 : 10 ; 7800 : 10
3/ Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000,
- Hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số trròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000,
4/ Kết luận:
- Hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 100,ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
5/ Luyện tập, thực hành.
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Bài tập 2:
-Viết lên bảng 300 kg =  tạ 
- Yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn lại HS các bước đổi như SGK.
+ 100 kg bằng bao nhiêu tạ?
+ Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
IV. Củng cố :
- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép nhân một số với 10, 100, 1000, và cách chia một số tròn chục,tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000 , 
V. Dặn dò:
- Dặn HS làm thêm bài tập ở vở bài tập toán và xem trước bài tính chất kết hợp của phép nhân
- Nhận xét tiết học .
Bày DCHT lên bàn.
2 HS lên bảng làm :
- 1 HS đọc phép tính.
- 35 x 10 = 10 x 35
- Bằng 10 x135
- Là 1 chục
- Là 35 chục
- Là 350
- Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữa số 0 vào bên phải.
- Khi nhân một số với 10 ta chỉ viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
HS nhẩm và nêu:
12 x 10 = 120 457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78910 78 x 10 = 780
- Lấy tích chia cho một thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại
350 : 10 = 35
- Thương chính là số bị chia xoá đi một chứ số 0 ở bên phải.
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó
- HS nhẩm và nêu:
70 : 10 = 7 2170 : 10= 217
140 : 10 = 14 7800 : 10 = 780
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Làm bài vào vở, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết.
- 300 kg = 3 tạ.
+ 100 kg = 1 tạ
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
 70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
 800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
 300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
- Nêu tương tự như bài mẫu.
 Ví dụ: 5000 kg =  tấn.
Ta có : 1000 kg = 1 tấn.
 5000 : 1000 = 5 
Vậy 5000 kg = 5 tấn.
-HS nêu
-Lắng nghe
Tuần 11
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
Đạo đức:
Thực hành kỉ năng giữa kì I
 A.Mục tiêu : 
 1.KT Củng cố các hiểu biết về các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ với bản thân đã học .
 2.KN Thực hành các kĩ năng biểu hiện sự Trung thực trong học tập; Vượt khó trong học tập; Biết bày tỏ ý kiến; Tiết kiệm tiền của;Tiết kiệm thời giờ .
 3.GD Qua đó giáo dục HS nâng cao ý thức thực hiên quyền trẻ em kết hợp với bổn phận của người học sinh. 
B.Đồ dùng dạy học
 GV:SGK,bảng phụ.
 HS : SGK.
C.Phương pháp: thảo luận, vấn đáp
D.Các hoạt động dạy và học:
TG
GV
HS
1’
4’
1’
26’
3’
I.Ổn định: Hát 
II. Bài cũ : Gọi 2 HS nêu :
- Vì sao trong cuộc sống , chúng ta cần phải tiết kiệm thời giờ ?
- Em đã thực hành tiết kiệm thời giờ như thế nào ?
Nhận xét –đánh giá.
III.Bài mới :
 1 / Giới thiệubài –ghi đề 
 2/ Hướng dẫn ôn tập 
 Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
- Cho HS họp nhóm trao đổi với nhau về các vấn đề : 
 + Nêu những tấm gương trung thực trong học tập mà em biết .
 + Tổ, nhóm em còn những bạn nào chưa trung thực trong học tập ? Em hãy góp ý để bạn nhận rõ khuyết điểm mà sửa chữa 
 + Truyện Bàn chân kì diệu thể hiện được nội dung gì về rèn luyện đạo đức như em đã học ? Em hãy nêu cách vượt khó trong học tập để vươn lên của anh Nguyễn Ngọc Ký .
Hoạt động 2 : Hoạt động chung cả lớp .
- Cho HS chơi trò chơi “ Phóng viên “,phỏng vấn về những nội dung sau :
 + Tình hình học tập của lớp em từ hôm khai giảng đến nay .
 + Nội dung sinh hoạt của Chi đội em trong tháng 11
 + Ước muốn của em sau này .
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân .
-Những việc làm nào dưới đây là tiết kiệm tiền của 
 a) Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập .
 b) Giữ gìn quần áo , đồ dùng , đồ chơi .
 c) Thường xé giấy vở để thắt máy bay .
 d) Không xin tiền ăn quà vặt .
 đ) Tắt điện , tắt quạt khi ra khỏi phòng .
 e) Quên khoá vòi nước .
 g) Vứt sách vở , đồ dùng ,đồ chơi bừa bãi .
 h) Ăn hết suất cơm của mình .
- Thi hùng biện về tiết kiệm thời giờ : Em hãy thuyết phục mọi người hãy biết tiết kiệm thời giờ 
IV. Củng cố :
- Những nội dung vừa ôn luyện nhắc nhở các em cần thực hiện đúng những vấn đề gì ?
V. Dặn dò:
- Dặn HS ôn lại các bài học vừa ôn và thực hành những điều đã học .
- Chuẩn bị cho bài sau : Đọc trước truyện “Phần thưởng “ để hôm sau học bài “ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ “
- Nhận xét tiết học
Hát tập thể.
2 HS trả lời :
- Nghe giới thiệu bài 
- Các nhóm họp thảo luận , góp ý cho nhau rồi cử đại diện trình bày trước lớp .
- Cả lớp lắng nghe ,góp ý thảo luân chung,thống nhất ý kiến để nắm được thế nào là trung thực trong học tâp , các tâm gương biết vượt khó trong học tập để vươn lên thành đạt .
- Mỗi tổ cử một bạn làm phóng viên , phỏng vấn các bạn trong lớp về những nội dung như gợi ý của giáo viên để các bạn thể hiện khả năng bày tỏ ý kiến của mình .
- Cả lớp theo dõi , bình cọn bạn phỏng vấn hay nhất , bạn trả lời hay nhất để biểu dương .
- Từng HS chọn sự việc thích hợp ,ghi ra giấy nháp rồi xun ...  vị trí đúng trên bản đồ .
3-Hoạt động 2 : Đặc điểm thiên nhiên 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi : Yêu cầu học sinh tìm thông tin điền vào bảng 
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Địa hình (1)
Khí hậu (2)
- Cho HS trình bày , hướng dẫn cả lớp nhận xét .
4-Hoạt động 3 : Con người và hoạt động 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của câu 2 ở SGK .
- Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét ,thống nhất ý kiến .
5-Hoạt động 4 :Vùng Trung du Bắc Bộ 
- Hãy nêu đặc điểm địa hình Trung du Bắc Bộ ?
( K)
-Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc .? ( TB ) 
IV Củng cố:
-Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung đã tìm hiểu ,lập bảng kiến thức theo gợi ý ở bài tập 2 SGK . 
V. Dặn dò:
- Dặn HS sưu tầm tranh , ảnh về vùng đồng bằng Bắc Bộ để chuẩn bị cho bài học sau .
- Nhận xét tiết học
Hát 
3 HS(Phương,Hậu,Hiền) trả lời :
- Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm ,có nhiều rừng thông , thác nước ,biệt thự nổi tiếng khác .
- Thác Cam Li, hồ Xuân Hương ,
- Đà Lạt trồng được nhiều hoa quả , rau xứ lạnh .
- Nghe giới thiệu .
- Quan sát bản đồ .
- Vài HS thực hành chỉ các vị trí địa lí theo yêu cầu của GV .
- Theo dõi , nhận xét .
-Từng nhóm 2 HS thảo luận tìm ý hoàn thành bảng,nêu được :
 + Hoàng Liên Sơn :
(1) Dãy núi cao , đồ sộ , nhiều đỉnh nhọn ,sườn núi rất dốc ,thung lũng thường hẹp và sâu .
(2) Ở những nơi cao lạnh quanh năm ,các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi .
 + Tây Nguyên :
(1) Vùng đất cao , rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
(2) Có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô
- 4 nhóm nhân phiếu học tập , họp nhóm thảo luận tìm ý hoàn thành các yêu cầu theo nội dung trong phiếu .
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét , thống nhất ý kiến 
+ Thảo luận chung cả lớp :
- Là vùng đồi với đỉnh tròn ,sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp .
- Trồng rừng che phủ đất trống đồi núi trọc , ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi .
-HS nhắc lại nội dung vừa luyện tập.
-HS lắng nghe
__________________________________________________________
Luyện từ và câu:
TÍNH TỪ 
 I.Mục tiêu : 
 - HS hiểu thế nào là tính từ.
 - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn ,biết đặt câu với tính từ .
 - Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng , có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp 
 II.Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập số 1 ( phần luyện tập ) .SGK. 
 HS : Viết sẵn bài tập số 1 vào vở bài tập tiếng Việt .SGK.
III.Các hoạt động dạy và học:
TG
GV
HS
1’
4’
1’
15’
3’
13’
3’
I. Ôn định :Hát
II.Bài cũ : Hỏi2 HS :
- Động từ là gì ? Cho ví dụ 
- Em hãy tìm 1 động từ và dặt câu với động từ đó .
Nhận xét –ghi điểm.
III.Bài mới :
 1 / Giới thiệu bài –ghi đề 
 2 / Phần nhận xét :
 Bài tập 1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1 .
- Hướng dẫn : Các em có nhiệm vụ đọc truyện Cậu học sinh ở Ac – boa . Khi đọc , các em cần chú ý đến những từ ngữ miêu tả tính tình, tư chất của cậu bé Lu-I , những từ ngữ miêu tả màu sắc của sự vật .
- Cho HS đọc bài .
Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2 .
- Hướng dẫn : Các em có nhiệm vụ tìm trong truyện trên những từ miêu tả tính tình , tư chất của Lu-I , miêu tả màu sắc , hình dáng , kích thước của các sự vật .
- Cho HS làm bài rồi trình bày kết quả.
-GV nhận xét ,chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 3 : : Cho HS đọc yêu cầu của BT1 .
- Hướng dẫn : Các em có nhiệm vụ chỉ ra được trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn , từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào .
- Cho HS làm bài rồi trình bày kết quả.
-GV nhận xét ,chốt lại lời giải đúng .
 3/ Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ .
 4/ Phần luyện tập :
Bài tập 1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1 .
- Hướng dẫn : bài tập cho 2 đoạn văn , các em tìm tính từ có trong hai đoạn văn đó .
- Treo bảng phụ đã viết sẵn BT1 .
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài ở vở .
- Hướng dẫn HS nhận xét , chữa bài .
-Đáp án : a) Các tính từ là : gầy gò , cao , sáng , thưa , cũ , cao , trắng , nhanh nhẹn , điềm đạm , đầm ấm ,khúc chiết , rõ ràng .
 b) Các tính từ là : quang , sạch bóng , xám , trắng , xanh , dài , hồng , to tướng , ít ,dài , thanh mảnh .
Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2 .
- Cho HS làm bài .
- Cho HS trình bày kết quả .
- Nêu nhận xét , đánh giá bài làm của HS 
IV. Củng cố:
- Gọi 2 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ .
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tự tìm từ đặt câu thêm . Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ (trang 118 ) 
- Nhận xét tiết học
Hát 
2 HS trả lời :
-Động từ là những từ chỉ hoạt động , trạng thái của vật .Ví dụ : Chạy , nghĩ.
- Nghe giới thiệu bài .
- 1 HS đọc .
- HS đọc thầm truyện .
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi .
- Nghe hướng dẫn rồi tự làm bài .
- Kết quả đúng :
a) chăm chỉ , giỏi .
b) Trắng phau , xám .
c) nhỏ , con con , nhỏ bé , cổ kính , hiền hoà , nhăn nheo .
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi .
- Nghe hướng dẫn rồi tự làm bài .
- Kết quả đúng :
*từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại 
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ .
- 1 HS đọc ,cả lớp theo dõi .
- Nghe hướng dẫn rồi làm bài tập .
- 2 HS trình bày bài làm của mình .
- Cả lớp nhận xét và chữa bài làm ở bảng để chữa chung .
- 1 HS đọc ,cả lớp theo dõi .
- HS chọn đặt nhanh một câu theo yêu cầu a hoặc b tuỳ ý ( Viết câu vào vở )
- Đọc câu vừa đặt cho cả lớp nghe .
-HS nêu
-Lắng nghe
_____________________________________________________________
Gợi ý lời thoại : 
-Vai “ Giọt nước “ : Tôi là giọt nước ở sông . Khi ở dòng sông tôi là thể lỏng . Vào một hôm , tôi bỗng thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao ,lên cao mãi 
- Vai “ Hơi nước “ : Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí . Đố các bạn nhìn thấy tôi đấy . Khi tôi ở thể khí thì không một ai có thể nhìn thấy tôi . Khi gặp lạnh , tôi bị biến thành những giọt nước nhỏ li ti .
- Vai “ Mây trắng “ : Tôi là Mây trắng . Tôi được tạo thành từ rất nhiều hạt nước nhỏ li ti . Các bạn hãy ngắm nhìn tôi trên bầu trời . Lúc này tôi thật đẹp và tinh khiết như những dải lụa trắng hay những đám bông trắng bồng bềnh trôi .
- Vai “ Mây đen “ : Tôi là Mây đen . Từ những đám mây trắng , tôi tiếp tục bay lên cao . Ôi lạnh quá ! Từ rất nhiều đám mây cùng những giọt nước nhỏ li ti khác chúng tôi tụ họp lại với nhau ,làm thành những lớp mây đen bao phủ bầu trời . Khi nhìn thấy tôi , các bạn nên đi nhanh về nhà kẻo mưa xuống chạy không kịp đấy .
- Vai “ Giọt mưa “ : Tôi là Giọt mưa . Tôi ra đi từ những đám mây đen . Tôi đem lại sự mát mẻ và nguồn nước cho mọi người và cây cối . Các bạn hãy nhớ rằng ,nếu không có mây sẽ không có mưa . Ồ đây có phải chính là dòng sông tôi đẩ đi không ?
Sinh hoạt :Tổng kết cuối tuần.
 I.MỤC TIÊU:
-Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần 11.
 -Phổ biến công tác tuần 12.
 -Vui chơi ,văn nghệ.
 II.LÊN LỚP:
 1)Tổng kết tuần 11.
 a)Ưu điểm:
 -Các em đi học đầy đu sau 1 thời gian ngắn nghỉ lụt, chuẩn bị DDHT đầy đủ.
 -Nền nếp ra vào lớp tốt.
 -Vệ sinh tương đối tốt.
 -Thực hiện an toàn giao thông tốt.
 -Các em Tham gia đọc sách đầy đủ.
 b)Tồn tại:Một số bạn chuẩn bị bài chưa kĩ trước khi đến lớp. 
 2)Kế hoạch tuần 12:
 a)Đạo đức:
 -Lễ phép với người lớn,thầy cô giáo.
 - GDHS không ăn quà vặt,vệ sinh trường ,lớp sạch sẽ.
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 -Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày :20/11.
 b)Học tập:
 -Học chương trình tuần 12.
 -Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
 -Mang đầy đủ DCHT khi đến lớp.
 -Tham gia lớp HSG đầy dủ.
 -Thi đua dành điểm 9,10 để tặng thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
 c)Các hoạt động khác:
 -Tổ 2 đọc sách thư việnvì tuần trước nghỉ lụt chưa đọc được.
 -Tổ 3 trực lớp,tổ 2 trực khu vực.
 -Tổ 1 trực trường. 
 3)Sinh hoạt văn nghệ ,vui chơi giải trí:
 HS hát cá nhân, tập thể
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
 A.- MỤC TIÊU : 
 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
 - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình , đúng kĩ thuật .
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được .
 B.- CHUẨN BỊ :
 GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột và vài sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc may bằng máy như vỏ áo gối , túi xách . 
 - Vât liệu và dụng cụ cần thiết :
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm .
 + Kim , chỉ , kéo , bút chì , thước .
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
1’
8’
20’
3’
I.- Ôn định tổ chức 
II.- Kiểm tra :Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của HS
III.- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu : Nêu đề bài và mục tiêu bài học .
2-Hoạt động 1:Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét 
- Giới thiệu mẫu , hướng dẫn HS quan sát ,nêu nhận xét về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu .
-Nhận xét và kết luân ý kiến đúng của HS.
3-Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật 
- Cho HS quan sát các hình 1 , 2 , 3 , 4 rồi nêu các bước thực hiện .
 + Gấp mép vải .
 + Khâu lược .
 + Khâu viền đường gấp .
- Gọi 1 HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải được ghim trên bảng , 1 HS khác thực hiện thao tác gấp mép vải .
- Lưu ý HS : Khi gấp mép vải,mặt phải mảnh vải ở dưới . Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải.Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp . Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai .
- Gọi 1 HS khá thực hiện thao tác khâu lược .
- Gọi 1 HS giỏi thực hiện thao tác khâu viền bằng mũi đột mau làm mẫu .
- GV nêu nhận xét chung và nhắc lại các thao tác vạch dấu , gấp mép , khâu lược , khâu viền . Lưu ý HS khâu lược ở mặt trái còn khâu viền được thực hiện ở mặt phải của vải . Tuỳ khả năng , các em có thể khâu viền bằng mũi đột thưa hoặc đột mau tuỳ ý 
- Cho HS đồng loạt thực hành các thao tác cho quen tay .
IV.- Củng cố:
- Cho 2 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK ( trang 25 )
V. Dặn dò:
- Dặn HS tiết sau đem đủ vạt liệu , dụng cụ như hôm nay để thực hành .
- Nhận xét tiết học
Hát 
- Lấy dụng cụ ,vật liệu đã chuẩn bị -Kiểm tra chéo lẫn nhau .
- Ghi đề bài.
- Quan sát mẫu và nêu được :
 + Mép vải được gấp hai lần .Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải , khâu viền đường gấp mép ở mặt phải của vải .
- Quan sát hình 1,hình 2a , 2b rồi nêu được :
 + Gấp mép vải theo đường dấu lần 1 ,miết kĩ đường gấp rồi gấp tiếp lần 2 theo đường dấu.
- Quan sát hình 3 , 4 rồi nêu bước khâu lược đường gấp bằng mũi khâu thường . Sau đó lật mặt vải có đường gấp mép ra phía sau , vạch đường dấu ở mặt phải của vải rồi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- 1 HS thực hành vạch dấu mẫu trên bảng .
- l HS thực hành thao tác gấp mép vải trước lớp 
- Cả lớp quan sát và nêu nhận xét để nắm được kĩ thuật vạch đấu , gấp mép .
- 1 HSK thực hành khâu lược bằng mũi khâu .
- 1HSG thực hành khâu viền bằng mũi khâu đột mau .
- Cả lớp quan sát , nhận xét để nắm kĩ thuật khâu .
- Theo dõi các nhắc nhở của thầy giáo .
- Thực hành vạch dấu , gấp mép ,khâu lược , khâu viền theo quy trình .
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN11L4.doc