Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35, 36: Làm văn Bài viết số 3

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35, 36: Làm văn Bài viết số 3

Tiết 35 + 36, Làm văn Lớp 11C1

 BÀI VIẾT SỐ 3

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

2. T tởng, tình cảm: giáo dục học sinh có

 Giúp học sinh:

1. Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

2. Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.

3. Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35, 36: Làm văn Bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2007 Ngày dạy: 15/09/2007 
Tiết 35 + 36, Làm văn	 Lớp 11C1	
 Bài Viết số 3
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
2. T tởng, tình cảm: giáo dục học sinh có 
 Giúp học sinh:
Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
 Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
II. Phương tiện thực hiện 
- Giáo viên: đọc SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm, đề bài ; Đáp án, biểu điểm.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức, giấy.
III. Cách thức thức tiến hành 
Giáo viên ra đề kiểm tra, học sinh chuẩn bị kiến thức viết bài.
B. Tiến trình dạy học
I. ổn định tổ chức
C1
C2
 II. Đề bài 
Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy đọc kĩ câu hỏi và chọn câu trả lời đúng nhất
Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
1.Trong hai câu thơ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình - Hồ Xuân Hương) thì từ canh có nghĩa gì?
Chỉ tên gọi riêng của một loại trống.
Chỉ sự dồn dập, thôi thúc, giục giã làm nhanh một việc gì đó.
Chỉ một khoảng thời gian của đêm.
Chỉ một điều lo nghĩ lúc nào cũng ở bên lòng, không để cho yên.
2. Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ Câu cá mùa thu?
A. Ao thu	C. Lá vàng
B. Thuyền câu	D. Bóng trăng
3. Tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. ý kiến này đề cập đến thể loại văn học nào?
A. Ca dao	B. Thơ
C. Hát nói	D. Dân ca
4. Từ nào sau đây được gọi là từ láy tượng thanh?
A. Lập loè	B. Le te
C. Lạnh lẽo	D. Rì rào
5. Hình tượng Thu nguyệt có trong bài thơ thu nào sau đây của nhà thơ Nguyễn Khuyến?
A. Thu điếu	B. Thu Vịnh
C. Thu ẩm	D. Cả ba bài trên
6. Danh lợi có nghĩa là gì?
Lời nói hay được người đời truyền tụng.
Người có danh tiếng.
Danh vị và lợi ích cá nhân.
Tên gọi cùng với nội dung ý nghĩa gắn liền vào đó như vinh dự, chức vụ, tư cách, cương vị.
7. Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát tượng trưng cho điều gì?
Sự bế tắc của cuộc đời.
Sự gian khổ của người chinh phu.
Nỗi buồn và tâm trạng cô đơn.
Tâm trạng chán ghét quan trường.
8. Trong thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh nông thôn hiện ra như thế nào?
Phong phú, đa dạng, đẹp tự nhiên, chân thực.
Từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt cuộc sống, đời sống lam lũ, nghèo khổ, thuần hậu, chất phác của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ hiện ra rất chân thực và rất đẹp.
Đẹp và buồn, ẩn chứa tâm sự sâu kín của thi nhân.
Nghèo và đẹp, lắng sâu trong đó là tình yêu nồng nàn, tâm sự u hoài của thi nhân.
Tự luận (8 điểm): Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
III. Đáp án – biểu điểm
Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đúng
C
D
C
D
C
C
A
B
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (8 điểm)
Đáp án: Câu 1 (8 điểm)
a. Yêu cầu chung
- Về nội dung: đề bài yêu cầu nêu con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.
- Về nghệ thuật: học sinh cần chỉ ra, phân tích, đánh giá về giá trị nghệ thuật để thấy tâm trạng của nhà thơ.
- Về kiểu bài: học sinh nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về phân tích thơ trữ tình.
b. Yêu cầu cụ thể:
	Học sinh có thể cảm thụ, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đúng kiểu bài và phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:
Đây là bài nghị luận phân tích, có chứng minh và bình giảng. Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý.
a. Con người nhà thơ qua cảnh thu
- Điểm nhìn của nhà thơ qua cảnh thu
+ Quê Bình Lục - Hà Nam vùng chiêm trũng nên lắm ao
+ Nhiều ao nên thuyền câu trở lên bé nhỏ
+ Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng
+ Nhìn lên thấy trời xanh cao, mây lơ lửng
+ Lối đi vào làng tre trúc mọc san sát.
-> Nhà thơ có tài quan sát, phát hiện một cách tinh tế màu sắc của mùa thu.
- Cảnh thu qua tấm lòng của thi nhân.
+ Màu xanh của “sóng biếc” của tre trúc, của mây trời.
+ Có màu vàng đâm ngang của chiếc lá rụng
+ Âm thanh tĩnh lặng
+ Gió khẽ khàng thổi nhẹ
-> Phải chăng đó là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. Một tấm lòng yêu nước thầm kín sâu sắc và mãnh liệt nhưng gợi một chút buồn
b. Một nỗi buồn thầm kín
+ Làm quan nhưng không tìm thấy con đường “Chí quan trạch dân”
+ Ông tìm về để giữ cho mình tiết sạch giá trong
+ Bi kịch của người tri thức Nho học
+ Ông đành tựa gối ôm cần
-> Nghĩa là tìm đến cảnh “Cày nhàn câu vắng”, đành ấp ủ bao nỗi buồn đau không thể nói thành lời.
c. Nỗi lòng ấy thật đáng quý
+ Ông biết và giàu lòng yêu, gắn bó với làng quê ngay cả những lúc cuộc đời buồn nhất.
+ Ông buồn cái buồn của muôn người, buồn vì tình cảnh chung và trong đó cả nỗi buồn riêng. Không phải ai ở vào hoàn cảnh của ông có được nỗi buồn này. Hãy nghe Nguyễn Khuyến tâm sự “Sách vở ích gì cho buổi ấy/ áo xiêm luống những thẹn thân già”.
2. Biểu điểm
Điểm 8
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
Điểm 6
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 -2 ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết có sức thuyết phục.
Điểm 4
- Nội dung: chưa đu ý ( khoảng 1/2 số ý) nhưng văn viết đã rõ được vấn đề. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết còn mắc lỗi.
Điểm 2: 
- Nội dung: chưa đủ ý nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Còn mắc một số lỗi.
Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới
1. Bài cũ: tự lập dàn ý cho phần tự luận
2. Bài mới: chuẩn bị bài Hai đứa trẻ
* Yêu cầu đọc văn bản và nắm những kiến thức cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docV11- CB- TIET 69.doc