Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

TIẾT 30, VĂN 11D2

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.

- Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

2. GDTTTC: trân trọng nền văn học dân tộc và ham học văn.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Thảo luận, gợi tìm, trả lời câu hỏi, đọc sáng tạo

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2007	Ngày dạy: 29/10/2007
Tiết 30, Văn	11D2
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11. 
- Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
2. GDTTTC: trân trọng nền văn học dân tộc và ham học văn.
II. Cách thức tiến hành 
Thảo luận, gợi tìm, trả lời câu hỏi, đọc sáng tạo
III. Phương tiện thực hiện 
GV: SGK + SGV + Bài soạn + TLTK
HS: Đọc câu hỏi SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Tiến trình Bài dạy 
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qua trình ôn tập
II. Giới thiệu bài mới: 
* Lời vào bài (1’)
Từ đầu năm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cơ bản, chúng ta đã tìm hiểu văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Để có cái nhìn tổng quát những kiến thức đã học, tiết học này, chúng ta ôn tập
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(?) Nêu ba đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại?
(?) Cái hay của việc sử dụng điển tích, điển cố?
Câu 1- SGK (9’)
Ba đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học Trung đại 
1. Tư duy nghệ thuật: theo mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức.
2. Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, thi liệu Hán học.
3. Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng. 
Câu 2 – SGK (31’)
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm của bài thơ Thu điếu 
* Tính quy phạm
- Đề tài (cày nhàn câu vắng) của thi ca cổ điển.
- Thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú)
- Lấy động để tả tĩnh trong câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Tĩnh lặng đến mức đón nhận được cái động rất khẽ của cá đớp mồi.
- Phá vỡ tính quy phạm
- Sự rung động rất tinh tế của cái tôi (nhân vật trữ tình). Cảnh vật, trời thu ở đây như cố thu lại trong cái “lạnh lẽo” của “ao thu” cái “trong veo” của nước thu, cái “bé tẻo teo” của thuyền câu, cái hơi gợn tí của làn sóng biếc, cái “sẽ đưa vèo” của chiếc lá thu trước gió. Từ cái ao ấy mà hướng lên đón nhận mây thu lơ lửng giữa trời thu xanh. ý thơ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” đã khép kín bài thơ thu tĩnh lặng. Trong khi đó thơ văn Trung đại, các nhà thơ, nhà văn ít bày tỏ cái tôi theo nghiêm ngặt của chủ nghĩa phi ngã. 
- Nhân vật trữ tình đang ngồi đón nhận và rung động tinh tế trước cảnh thu.
Câu 3 – SGK
- Bài Lẽ Ghét thương (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu tác giả sử dụng những điển cố, điển tích. 
+ Kiệt Trụ Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương bạo ngược, vô đạo hoang dâm nhất trong lịch sử vua chúa Trung Quốc, bị dân ghét mà mất ngôi.
+ U Lệ U Vương, Lê Vương hai ông vua nhà Chu bạo ngược.
+ Ngũ bá Cuối đời nhà Chu (thời xuân thu) năm vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên làm bá chủ (ngũ bá). Họ kéo bè kéo cánh đánh lẫn nhau, khiến nhân dân phải lầm than điêu đứng. 
+ Thúc quý lấy từ sách tả truyện “Chính sự suy gợi là thúc thế còn hơn đòi quý thế là đời sắp bị diệt vong”. Nên Thúc quý nói đời suy loạn sắp bị diệt vong. 
+ Thánh nhân Chỉ Khổng Tử (551 - 479) trước công nguyên người nước Lỗ thời Xuân Thu tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ông tổ của Nho gáo, nền tảng tinh thần của chế độ phong kiến xưa. Ông đã đi khắp các nước tìm cách hành đạo nhưng không được. Sau ông trở về nước Lỗ mở trường dạy học. Học trò có tới hơn 3000 người.
+ Tống, Vệ, Trần, Khuông tên các nước Chư hầu mà Khổng Tử đến truyền đạo thời Xuân Thu. 
+ Nhan Tử Nhan Uyên người nước Lỗ, học trò giỏi nhất của Khổng Tử, hiếu học lại đức độ những chết sớm. 
+ Gia Cát Tức Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh sống ở thời Tam Quốc làm quân sư cho Lưu Bị mong khôi phục cơ nghiệp nhà Hán, thống nhất đất nước nhưng không gặp thời vận. Cho đến lúc ông chết 54 tuổi mà chí nguyện vẫn chưa thành. Đất nước vẫn chia ba. 
+ Hán Mạt, (Hớn Mạt) cuối thời Hán (thời Tam Quốc) Nguỵ, Thục, Ngô.
+ Đổng Tử Đổng Trọng Thư bậc đại Nho thời Hán học rộng, tài cao từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng. 
+ Nguyên Lượng Tên tự của Đào Tiềm tức Đào Uyên Minh người đời Tấn, tính tình cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn. Nhà nghèo có mẹ già, ông phải ra nhận một chức quan nhỏ nhưng vì không chịu khom lưng uốn gối trước quan trên, ông lại lui về ẩn dật. Ông làm bài thơ Quy khứ lai từ (Về đi thôi) rất nổi tiếng thời nhà Đường, đỗ tiến sĩ làm quan trong triều, vì dâng sớ căn ngăn vua không nên quá mê tín đạo phật mà bị giáng chức và đày đi xa.
+ Liêm Lạc chỉ Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai anh em Trình Hạo Trình Di người Lạc Dương. Cả ba đều là những nhà triết học nổi tiếng thời Đường, có ra làm quan nhưng không đường dùng lại lui về dạy học trở thành những ông thầy nổi tiếng. 
+ Kinh sử Sách kinh điển thời cổ Trung Quốc.
- Bài hát ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát 
+ Học ông tiên có phép ngủ kĩ Theo sách thần tiên thập dị ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy nhưng ông vẫn không bị trượt ngã. Người đời gọi là ông tiên ngủ.
+ Phía Nam núi Nam Pháp chân trung Hận Hán thư (sách hậu Hán) trả lời vua Thái Thú: “Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan thì tôi sẽ đi ẩn ở phía Bắc núi Bắc hoặc ở phía nam núi nam. ý kiên quyết chối từ không nhận làm quan từ chối danh lợi. 
- Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
+ Người Thái thượng Điển này có ý nghĩa cuộc sống biến hoá không lường rủi, may, được, mất đổi chỗ cho nhau, phải ung dung bình thản đón nhận mọi sự. 
+ Đông phong theo ngũ hành: Phương Đông ứng với hành Mộc chủ về mùa xuân. Phương Tây ứng với hành kim chủ về mùa thu. Nên kim phong là gió thu. Cả câu: chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phơi phới như đi trong gió xuân ấm áp.
+ Làm phong phú thêm nội dung cần trình bày.
+ Tác động vào tư duy liên tưởng của người đọc, buộc họ phải tìm tòi, đối chiếu, suy nghĩ, vấn đề trình bày trở lên phong phú sâu sắc thêm, người đọc cũng hiểu thêm và có thêm những tư liệu quý.
+ Dùng điển tích, điển cố tăng thêm giá trị cổ điển, làm cho vấn đề trình bày trở nên trang trọng hơn.
- Đọc - hiểu văn học trung đại cần nắm được đặc trưng của thể loại. Sau đây là đặc trưng cơ bản của một số thể loại. 
- Thơ Đường còn gọi là thơ Đường luật (thơ phải tuân thủ theo những quy định). Những quy định từ đời Đường và được bổ sung hoàn chỉnh ở các đời sau. Đây là thể thơ cổ điển nổi tiếng ở Trung Quốc và cũng là thành tựu của cả nhân loại. 
- Thơ Đường có nhiều loại, thường gặp là
+ Thất ngôn bát cú (mỗi câu 7 tiếng, toàn bài có tám câu). Người ta còn gọi là bài bát cú. Tuỳ từng ý diễn đạt trong bài thơ, bài bát cú có bố cục: 4 cặp câu (đề, thực, luận, kết) 
2 - 4 - 2 hoặc 4 câu trên, 4 câu dưới
+ Trong bài bát cú: Hai câu đề có chức năng giới thiệu sự vật
Hai câu thực miêu tả sự vật
Hai câu luận thể hiện thái độ tác giả 
Hai câu kết có chức năng kết thúc toàn bài 
+ Về luật đối: Hai câu thực đối nhau, hai câu luận đối nhau
+ Về luật bằng trắc: Trong mỗi câu thơ tiếng thứ hai và tiếng thứ sáu cùng thanh, đối với thanh của tiếng thứ tư. Đó là Nhị tứ lục phân minh ví dụ
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
 B T B
 T B T
Tiếng thứ 1, 3, 5 thì gieo bằng thanh nào cũng được gọi là nhất, tam, ngũ, bất luận. Nếu tiếng thứ 2 của câu 1 là thanh bằng, ta có mô hình 
BB - TT - TBB
TT - BB - TTB
Liên 1
TT - BB - BTT
BB - TT - TBB
Liên 2
BB - TT - BTT
TT - BB - TTB
Liên 3
TT - BB - BTT
BB - TT - TBB
Liên 4
Mặt khác toàn bài chỉ dùng một vần thường là vần bằng gieo ở chữ cuối (tiếng thứ 7). Chính lệ có 5 vần (cuối câu 1 và chữ cuối câu chẵn). Ngoại lệ 4 vần gieo ở cuối câu chẵn. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là thanh trắc thì có mô hình Ví dụ 
TT - BB - TTB
BB - TT - TBB
Liên 1
BB - TT - BBT
TT - BB - TTB
Liên 2
TT - BB - BTT
BB - TT - TBB
Liên 3
BB - TT - BBT
TT - BB - TTB
Liên 4
+ Niêm
Bài bát cú có 4 niêm. Mỗi niêm là một liên gồm 2 câu thơ thứ tự như sau. Câu 1 và câu 8 là một Niêm. Câu 2 và câu 3, câu 4 với câu 5, câu sáu với câu 7, là một niêm. Quy định cùng niêm phải đảm bảo tiếng thứ hai ở mỗi câu thơ phải gieo cùng một thanh. Ví dụ ở bài thơ trên: tiếng thứ hai của câu một là “nước” (thanh trắc) thì tiếng thứ hai của câu tám là “cổ” cũng thanh trắc.
Tiếng thứ hai của câu 2 là “Nam” (thanh bằng) thì tiếng thứ hai của câu 3 là “thôi” (Thanh bằng). Cứ như thế câu 4 và 5, 6 và 7 cũng theo quy định ấy.
+ Thất ngôn tứ tuyệt
Thể thơ này còn gọi là tuyệt cú Đường Luật. Bài gồm 4 câu. Mỗi câu 7 tiếng. Luật của tuyệt cú hoặc là theo 4 câu đầu hoặc theo 4 câu cuối của bài bát cú. Song phổ biến hơn cả bài tuyệt cú thường gồm hai câu đầu và hai câu cuối bài bát cú. Ví dụ
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nếu lấy bốn câu đầu của bài bát cú thì hai câu cuối phải đối. Nếu lấy 4 câu sau thì hai câu đầu phải đối. Luật bằng trắc vẫn giữ Nhị tứ lục phân minh ở mỗi câu thơ. Câu 1 và câu 4 là một niêm (tiếng thứ hai cùng thanh) câu 2 và câu 3 là một niêm (tiếng thứ hai cùng thanh). Đây là bài thơ luật trắc (vì tiếng thứ hai câu đầu là thanh trắc) nên hai câu đầu phải theo hai câu đầu của mô hình (một) bài bát cú. 
Thơ tuyệt cú cũng có khi viết bằng ngũ ngôn (5 tiếng). Trong trường hợp này câu ngũ ngôn được coi là câu thất ngôn bỏ đi một bước thơ hai tiếng ở câu đầu. Ví dụ
 Đoạt sóc Chương Dương độ
 Cầm Hồ Hán Tử Quan 
 Thái bình nên gắng sức
 Vạn cổ thử giang san.
b. Hịch - Một loại văn thời cổ mà vua chúa, tướng lĩnh hoặc người đứng đầu một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Bài hịch tiêu biểu của văn học trung đại là Dụ chư tì tướng (Hịch tướng sĩ văn) của Trần Hưng Đạo ở thế kỉ XIII. Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. Một bài hịch được cấu trúc theo ba phần. 
Phần đầu: Nêu lên một nguyên lí đạo đức, chính trị làm cơ sở tư tưởng lí luận.
Phần giữa nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù)
Phần cuối nêu những giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu. Hịch viết xong thường đưa vào ống hịch để các sứ giả truyền đi khắp nơi. Nếu là hịch khẩn cấp thì trên đầu ông hịch thường có một chùm lông gà (gọi là vũ hịch)
(Theo Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi)
c. Chiếu
Một loại văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Thể văn này có từ Trung Quốc.
Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, văn học Trung đại có các bài Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Chiếu xá thuế của Lí Thái Tông, Chiếu cầu hồn của Lê Thái Tổ và Chiếu cầu hiền của Quang Trung (do Ngô Thì Nhậm viết).
d. Cáo - Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp. Bài cáo tiêu biểu và có giá trị nhất của văn học trung đại là Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết 1428 theo lệnh của Lê Lợi. Cáo thường được viết theo thơ văn biền ngẫu (Tài liệu đã dẫn).
đ. Phú . Thể văn thực hành từ đời Hán Trung Quốc, dùng lối văn có nhịp điệu miêu tả trình bày sự vật, sự việc để biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Phú có 4 loại chính.
- Cổ phú
- Bài phú
- Luật phú
- Văn phú
* Cổ phú thường dùng hình thức “Chủ - khách đối đáp”, không đòi hỏi đối cuối bài, thường kết lại bằng thơ. 
* Bài phú là phú dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau. 
* Luật phú là phú đời Đường chú trọng đến đối, vần rất gò bó 
*Văn phú là luật phá, đời Tống tương đối tự do, có dùng câu văn xuôi.
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu thuộc loại cổ phú.
e. Văn tế. Văn tế là loại văn thời cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mục đích tế trời đất, núi sông, tế thần thánh. Văn tế còn sử dụng tế khi được thăng quan tiến chức, tế mừng tuổi thọ. Về sau khi chôn cất người thân người ta cùng dùng văn tế để tưởng nhớ người đã mất. Ngày nay người ta gọi văn tế là điếu văn. Về hình thức, người ta có thể dùng văn vần, tản văn hoặc biến văn. 
* Khi tế thần thánh, núi sông, trời đất thường có văn cầu chúc. Loại văn đó thường có tên gọi là Kì Văn hoặc Chúc Văn (Kì văn là văn tế lễ. Chúc văn là văn cầu chúc). 
* Bài Văn tế sống vợ của Tú Xương, được coi là trường hợp loại biệt. Vì đây là tế người sống nhưng không rơi vào trường hợp được thăng quan tiến chức và mừng tuổi thọ. 
Bố cục một bài văn tế gồm ba phần.
+ Lung khởi: Thường mở đầu bằng: “Than ôi!” hoặc “thương ôi, hỡi ôi”, phần này nói rõ hoàn cảnh đứng tế vì cảm tưởng khái quát về người chết. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu viết:
Hỡi ôi! 
Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ 
- Nêu rõ hoàn cảnh đau thương, tủi nhục của đất nước và câu trả lời mạnh mẽ của tinh thần, ý chí dân tộc. Đất nước có giặc, triều đình bỏ rơi dân chúng, đầu hàng và dâng đất nước ta cho giặc. Lúc này, chỉ có lòng dân đứng lên chống lại kẻ thù. Lòng dân sẵn sàng đối lại với súng giặc. Đó là câu trả lời mãnh liệt nhất. Cảm tưởng khái quát về người chết: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao/một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng văng như mõ”.
+ Thích thực: Nội dung phần này là hồi tưởng công đức người chết. Nó mở đầu bằng các từ: “Nhớ linh xưa, nhớ ông xưa, nhớ bà xưa...” Đối chiếu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bắt đầu từ câu. 
“Nhớ linh xưa: Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó... súng nổ” 
Nguyễn Đình Chiểu dựng lại chân dung của người nghĩa sĩ nông dân từ hoàn cảnh sống đến lòng yêu nước căm thù giặc, lập trường của họ và hành động chiến đấu đầy quả cảm, cùng quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục. 
+ Ai vãn: Tình cảm, thái độ thương tiếc của người sống đối với người chết. Phần này thường mở đầu bằng từ ôi!, than ôi!, khá thương thay. 
+ Phần kết: Nêu ý nghĩa và lời cầu thỉnh (mời) của người đứng tế với linh hồn người chết. Phần này thường kết thúc bằng Hỡi ôi!, ô hô, xin hưởng.
g. Hát nói (Thơ hát nói)- Một thể thơ thuần tuý Việt Nam, nảy sinh từ sớm nhưng thịnh hành vào thế kỉ XVIII - XIX. Lời thơ viết ra để hát theo điệu hát nói, một điệu ca trù có giá trị văn học cao nên người ta gọi là thơ hát nói. 
Thơ hát nói là thể loại tổng hợp sử dụng nhiều loại câu dài ngắn khác nhau như ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, câu đối ngẫu Đường luật, câu chữ Hán. Có câu chỉ bốn, năm chữ nhưng có câu dài tới chín, mười chữ hoặc nhiều hơn. Thơ hát nói thường sử dụng ngữ điệu có tính tự do, phóng túng thích hợp với tư tưởng phóng khoáng, không gò bó.
Tuy vậy, thơ hát nói có thể thức chặt chẽ của một loại thơ luật gồm:
+ Phần mưỡu mưỡu là mấy câu lục bát đặt ở đầu bài (mưỡu đầu) hoặc ở cuối bài (mưỡu hậu). Mưỡu đơn gồm hai câu lục bát. Mưỡu kép gồm nhiều câu hơn.
+ Hát nói Gồm 11 câu chia là 3 trổ
- Trổ đầu (4 câu) có thứ tự âm thanh chữ cuối 
T - B - B - T ví dụ:
Bầu trời cảnh bụt (trắc)
Chú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay (bằng) 
Kìa non non, nước nước, mây mây (bằng)
Đệ nhất động hỏi là đây có phải (trắc)
- Trổ giữa (4 câu) có thứ tự âm thanh chữ cuối: T - B - B - T 
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái (trắc)
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh (bằng)
Thoảng bên tai một tiếng chày kình (bằng) 
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng (trắc) 
- Khổ xếp chỉ có ba câu có thứ tự âm thanh chữ cuối: T - B - B 
Lần tràng hạt niệm nam mô Phật (trắc)
Cửa từ bi công đức biết là bao (bằng)
Càng trông phong cảnh càng yêu (bằng)
Câu cuối bài cũng là cuối khổ xếp bao giờ cũng là sáu tiếng gợi cảm giác bâng khuâng lơ lửng càng trông phong cảnh càng yêu hoặc “đời ngất ngưởng như ông” 
- Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đã biến cách đối hai khổ giữa: Bài ca cảnh Hương Sơn cũng vậy. Có những bài có thể thiếu.
h. Thơ cổ thể.
Là loại thơ không gò bó vào luật như thơ Đường. Thơ cổ thể chữ Hán có các thể ba chữ, năm chữ, bẩy chữ hoặc tạp ngôn xen lẫn giữa ba chữ năm, bẩy chữ. Số câu không hạn chế. Vần trong thơ cổ thế là một vần xuyên suốt toàn bài hoặc thay đổi nhiều vần. Có thể là vần trắc, không nhất thiết vần bằng.
Bố cục thơ cổ thể có ba phần: Phần đầu và phần kết thường hô ứng với nhau. Thơ cổ thể còn được gọi bằng “Ca”, “Hành”, “Từ”. 
Bài ca ngắn đi trên cát thuộc thơ cổ thể.
h. Điều trần
Điều trần là văn bản dưới thời phong kiến do bề tôi viết dâng lên vua, trình bày kế sách trị nước, viết thành từng điều liên quan tới quốc kế dân sinh. Loại văn bản này, thời xưa còn gọi là tấu, sớ, tấu khải. Văn bản điều trần mang tính nghị luận nhằm thuyết phục người nghe làm theo đề nghị của mình. Vì vậy lập luận phải chặt chẽ, chứng cứ xác thực, lại mềm dẻo tránh làm cho người nghe tự ái. 
Trong lịch sử văn học Trung đại, có nhiều bản điều trần. Thất trảm sớ của Chu Văn An và gần 60 bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ là những bản tiêu biểu.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học 
- Tìm đọc các văn bản văn học trung đã học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật cơ bản.
2. Bài mới: Chuẩn bị lập dàn ý trả bài số 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30+1 - CB 11.doc