Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 29: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 29: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

TIẾT 29, VĂN 11D2

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.

- Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

2. GDTTTC: trân trọng nền văn học dân tộc

 II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Thảo luận, gợi tìm, trả lời câu hỏi, đọc sáng tạo

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: SGK + SGV + Bài soạn + TLTK

- HS: Đọc câu hỏi SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4857Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 29: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2007	Ngày dạy: 26/10/2007
Tiết 29, Văn	11D2
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11. 
- Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
2. GDTTTC: trân trọng nền văn học dân tộc
 II. Cách thức tiến hành 
Thảo luận, gợi tìm, trả lời câu hỏi, đọc sáng tạo
C. Phương tiện dạy học 
GV: SGK + SGV + Bài soạn + TLTK
HS: Đọc câu hỏi SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Tiến trình bài dạy 
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ:
II. bài mới: 
* Lời vào bài (1’)
Từ đầu năm đến nay trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cơ bản, chúng ta đã tìm hiểu văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Để có cái nhìn tổng quát những kiến thức đã học, tiết học này, chúng ta ôn tập
hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Nêu những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX?
(?) Phân tích một số tác phẩm để làm rõ cảm hứng yêu nước?
(?) Bài “Hương Sơn phong cảnh ca”? 
(?) Bài Xin lập Khoa luật?
(?) Vì sao trào lưu nhân đạo xuất hiện trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? 
(?) Vấn đề cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong văn chương. Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX là gì?
(?) Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)?
(?) Tại sao có thể nói: Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì lần đầu tiên trung văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ?
I. Nội dung 
Câu 1. SGK (13’)
- Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: 
+ Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm lớn của văn học Trung đại. Nó vô cùng phong phú, đa dạng. Là âm hưởng hào hùng khi chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng khi nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước thái bình thịnh trị.
+ Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có hai sự kiện cần chú ý đã tác động tới cảm hứng yêu nước trong văn chương. 
- Một là chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Đáng lưu ý là cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lật đổ các tập đoàn phong kiến đàng Trong, đàng Ngoài, đánh tan các cuộc xâm lược của quân xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc. Phong trào Tây Sơn suy yếu. Nguyễn ánh khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp. 
- Hai là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858). Nhân dân Nam Bộ, lần lượt cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Năm 1884, thực dân Pháp hoàn toàn chiếm lĩnh nước ta, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn hoá phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng tới đời sống văn hoá Việt Nam. 
+ Cảm hứng yêu nước trong văn học Trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX biểu hiện.
- Biết ơn và ca ngợi những người hi sinh vì đất nước 
- Yêu nước gắn liền với căm thù giặc (văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) 
- Tình yêu thiên nhiên đất nước (Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh)
- ý thức được trách nhiệm của cá nhân mình với đất nước ngay cả những lúc hoàn cảnh thật ngặt nghèo (thơ ca Cao Bá Quát) ngoài ra còn phải kể đến thơ của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích tư tưởng canh tân được thể hiện một cách bức xúc qua các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX có nhiều điểm khác. 
- Ca ngợi người dân đánh giặc với những phẩm chất tương xứng với họ ở ngoài đời. 
* ý thức được trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh đất nước trong cảm hứng u hoài, bi tráng.
- Bài hát ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
+ Cảm nhận xót xa, u buồn trước tình cảnh đất nước 
- “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
- “Xưa nay phường danh lợi
Tất cả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người” 
- “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng”
+ Cảm nhận được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trong cuộc đời để thi thố lo đời giúp nước. 
- “Bãi cát dài, bãi cát dài
Đi một bước lại như lùi”
- “Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng 
Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát”.
+ Nhìn chung bài thơ mang lại cảm hứng u buồn khi ý thức trách nhiệm của mình với đất nước. Mình chưa đóng góp được gì, chưa có cách nào để xoá đi những tình cảnh đang diễn ra. Cảm hứng này khác trong thơ của Đặng Dung “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà”.
* Hương Sơn phong cảnh ca
+ Cảm nhận được cái đẹp thiên nhiên đất nước 
“Kìa non non nước nước mây mây
Đệ nhất Động hỏi là đây có phải” 
+ Cảm nhận hài hoà giữa tôn giáo (đạo Phật) linh thiêng với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh 
Thoảng bên tai một tiếng chầy kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” 
+ Cảnh thiên nhiên đất nước như phô như diễn vừa có màu sắc vừa có hình khối, đường nét:
- “Này suối Giải Oan
...Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” 
+ Tâm hồn nghệ sĩ đắm say trong cảnh sắc với tấm lòng thiền từ bi bác ái. 
“Lần tràng hạt, niệm “Nam mô Phật...” 
Cửa từ bi công đức xiết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu...”
* Xin lập Khoa luật
+ Lòng yêu nước thể hiện ở tầm nhìn của tác giả. Đó là tư tưởng một lòng canh tân cho đất nước. Đất nước phải có pháp luật, mọi người phải sống theo pháp luật. 
- “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải theo luật nước” 
+ Dùng lời lẽ và cách lập luận cốt sao vua Tự Đức nghe theo lời tấu trình.
- Dẫn lời Khổng Tử hai lần. 
- Lời lẽ nhẹ nhàng, chứng cứ sát thực trong trình bày nội dung của luật, phê phán đạo Nho ở một vài điểm và nêu ý nghĩa của luật trong đời sống. 
+ Nguyễn Trường Tộ viết Điều trần này năm 1867. Lúc ấy, đất nước ta chưa hề có Khoa luật. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước, thiết tha với sự phát triển đất nước của tác giả. Vì thế ở luận cứ nào trong bài, sau khi đưa ra dẫn chứng thuyết phục người đọc đều thấy vai trò của luật pháp. Nguyễn Trường Tộ có tầm nhìn vượt qua thời đại của mình.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Lòng yêu nước giúp tác giả đề cập tới hoàn cảnh đau thương tủi nhục nhất của đất nước và câu trả lời cũng mạnh mẽ nhất.
-“Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ”
+ Tác giả đã tạo nên bức chân dung sừng sững của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
- Yêu nước căm thù giặc “Tiếng phong hạc... cắn cổ”
- Lời khẳng định ta với địch không có chỗ đứng chung dưới ánh sáng rực trời của chính nghĩa: “Hai vầng... bán chó” 
- Họ là những người nông dân làm ăn côi cút, toan lo nghèo khó, xa lạ với chiến tranh chỉ quen cuốc cày đồng ruộng. Song tự nguyện đứng lên đánh giặc, không cần trang bị vũ khí, chẳng đợi tập rèn. 
“Nào ai đòi... bộ hổ” 
- Hành động chiến đấu dũng cảm, xông xáo. “Chi nhọc... súng nổ”. 
- Quan niệm chết vẻ vang hơn sống nhục
- Người nông dân nghĩa sĩ chưa từng xuất hiện trong văn học. Đây là hình ảnh rất tương xứng với họ ở ngoài đời. Đây cũng là kết tinh lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. 
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn là tiếng khóc cao cả 
- Khóc cho đất nước, quê hương 
- Khóc cho người chết 
- Khóc cho người sống “Đau đớn mấy... trước ngõ”.
* Khóc làm cho trời sầu đất thẩm “Đoái sông... luỵ nhỏ”.
Câu 2 – SGK (13’)
Trào lưu nhân đạo xuất hiện trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, vì:
- Tình hình đất nước từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có nhiều biến động lớn về lịch sử. 
+ Chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái 
+ Nguyễn Huệ dẹp yên thù trong giặc ngoài đàng Ngoài, đàng Trong, quân Thanh, quân Xiêm. 
+ Đời sống nhân dân điêu đứng lầm than vì chiến tranh loạn lạc, phu phen, tạp dịch. Cho nên những sáng tác văn học thời kì này đòi quyền sống cho con người. Vì thế chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện trong văn chương.
- Mặt khác ảnh hưởng của văn học truyền thống, những mặt tích cực của đạo Nho, Phật giáo và truyền thống nhân đạo của người Việt Nam qua lối sống “Thương người như thế thương thân”. 
+ Văn học dân gian là cội nguồn nảy sinh tư tưởng nhân đạo
+ Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi bác ái 
+ Tư tưởng nhân văn của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa
+ Tư tưởng nhân văn của Đạo giáo sống thuận và hoà hợp với tự nhiên. 
Vì lẽ đó, ta nói từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã xuất hiện trong văn học Trung đại. 
+ Các bệnh bảo mọi người - Mãn Giác Thiền sư 
+ Tỏ lòng Không Lộ Thiền sư
+ Vận nước Pháp Thuận Thiền Sư 
+ Cáo bình Ngô, tùng, cảnh ngày hè Nguyễn Trãi 
+ Ghét chuột, Nhàn Nguyễn Bình Khiêm 
+ Người con gái Nam Xương, Chức phán sự đền Tân Viên Nguyễn Dữ. 
- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nội dung của chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương người, khẳng định và đề cao con người ở phẩm chất và tài năng, những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do lên án các thế lực tàn bạo những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người. Đó là các tác phẩm:
+ Chính phụ ngâm - Đặng Trần Côn, dịch giả là Đoàn Thị Điểm 
+ Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều 
+ Truyện Kiều, thơ chữ Hán, Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du
+ Thơ Hồ Xuân Hương
+ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
- Khẳng định quyền sống con người là vấn đề cơ bản.
- Chứng minh qua các tác phẩm 
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng nói đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, công lí của con người. Truyện còn là tiếng khóc của nhiều cung bậc. Khóc cho số phận con người bị chà đạp, bị hoen ố dày vò, khóc cho tình yêu bị tan vỡ, khóc cho tình cốt nhục bị lìa xa.
+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và dịch giả là Đoàn Thị Điểm là tiếng lòng của người chinh phụ phải sống cô lẻ trong những ngày chồng nàng ra trận, trong cuộc chiến tranh phong kiến. Đó là nỗi buồn đau, sầu tủi, thương, lo cho chồng bao nhiêu, càng thương mình bấy nhiêu. Nỗi buồn vì hạnh phúc tuổi xuân trôi mau mà chồng nàng chưa về, không biết số phận ra sao. Nỗi khao khát hạnh phúc được cất lên từ tâm trạng người chinh phụ bằng những lời ai oán.
+ Thơ Hồ Xuân Hương
Bà không chỉ đòi quyền sống cho mình mà cho cả giới mình. Những giãi bày, lo toàn về tuổi xuân trôi nhanh mà duyên phận bẽ bàng lỡ dở. Thái độ bức phá, vùng vầy đâu chịu “giã tom” duyên phận “mõm mòm”. Nó muốn “đâm toạc” “xiên ngang”. Có lúc, Hồ Xuân Hương đề cao cả chuyện “Không có nhưng mà có mới ngoan”. Cái quý nhất của con người mà ông trời đã ban phát cho được bà nói tới nhiều lần. Nói nhiều không phải là khoe. Nhưng khoe được như bà thật là hiếm có. 
+ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. 
Bỏ qua triết lí nhân nghĩa truyền thống mà truyện đặt ra “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”, ta thấy nổi lên trong truyện đối nhân xử thế, là khát vọng tình yêu chung thuỷ, là tình bè bạn, nghĩa thầy trò. Người tốt dù phải trải qua bao gian lao vất vả cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc, dù phải xa cách vẫn có ngày đoàn tụ. Vấn đề lớn nhất là quyền sống con người vẫn được đảm bảo vẹn toàn. Lẽ ghét thương ở đời vẫn rạch ròi dứt khoát.
+ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ 
Bài ca có ý khẳng định con người cá nhân. Cái lối sống “ngất ngưởng” biết đặt mình vượt lên thiên hạ không phải ai cũng làm được, làm được nhưng chưa chắc được như Nguyễn Công Trứ. Phải là con người có tài “khi thủ khoa, khi Tham Tán, khi tổng đốc đông/ gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Phải biết bơ đời trước mọi chuyện chê, khen. Phải biết bình tĩnh sống theo triết lí “được mất dương dương người Thái thượng”, nghĩa là sống theo triết lí “Không phật, không tiên, không vướng tục” dám sánh ngang với bậc nho sĩ lừng danh của nước bạn Trung Hoa”. 
+ Thương vợ của Trần Tế Xương
Ông Tú đề cao, khẳng định bà Tú về một lĩnh vực: Đức tính, đấy là sự chịu thương, chịu khó tần tảo làm buôn làm bán “lặn lội thân cò khi quãng vắng/eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Cái công “nuôi đủ năm con với một chồng” đáng để cho người bạn đời biết ơn, biết thương mà còn để cho người đọc thầm cảm phục. Duyên một mà nợ hai. ấy vậy mà bà Tú không kêu ca, chẳng phàn nàn. Trước sau một lòng “đành phận”. 
Đề cao công lao của bà Tú đâu chỉ có bài Thương vợ. Đây là dịp để ta điểm qua những vần thơ, văn Tú Xương dành riêng cho người vợ của mình.
- Ông tả lai lịch, chân dung, tính hạnh, nghề nghiệp của bà Tú với giọng thơ bông đùa mà trân trọng, tình tứ. 
“Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ 
Tiếng có miếng không gặp hay chăng chớ”.
“Mặt nhẵn nhụi chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng gầy. Người ung dung tính hạnh khoan hoà, chỉ một bệnh hay gàn hay dở. Đầu sông bãi bến đua tài buôn chín bán mười, trong họ ngoài làng vụng lẽ chào rơi nói thợ”. 
- Ông được bà Tú nuôi, tuy đạm bạc nhưng cũng đủ để nói những điều an bần lạc đạo: 
“Có một cô lái
Nuôi một thầy đồ
Quần áo rách rưới
Ăn nói xô bồ
Cơm hai bữa cá kho, rau muống
Quà một chiều khoai lang lúa ngô
Sao dám khinh mình, thầy đâu thầy vậy
Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô”
- Ông nói về vợ mình bao giờ cũng bằng lòng biết ơn, tình sâu năng. 
“No ấm chưa qua vòng mẹ đĩ
Đã đành may khỏi tiếng cha cu
Hỏi vợ, vợ còn đi chạy gạo
Gọi con, con mải đứng chơi đình”.
+ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.
Tư tưởng nhân văn của bài thơ là đề cao tình người - tình bạn nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến ngậm ngùi, buông tiếng thở dài, não ruột.
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Bao nhiêu kỉ niệm một thời của đôi bạn già như tái hiện lại. Nguyễn Khuyến dùng điển cố tích cũ, người xưa để nói giùm lòng mình. Từ Tử Trĩ đời hậu Hán đến đôi bạn tri âm Bá Nha, Chung Tử Kì... Tất cả đều rất cảm động. Văn chương cũng là chuyện đời của người thật việc thật. Chắc chắn sẽ có nhiều đôi bạn được xây dựng trên cơ sở của bài thơ này. 
Đâu chỉ có tình bạn, bài thơ còn thể hiện ý thức cá nhân. Có người gọi đó là tiếng khóc cao cả. Khóc mà vẫn có gì hối tiếc. 
“Buổi Dương Cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đấu thăng ai dám than trời
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là”
Nguyễn Khuyến tiếc mình ra làm quan một thời mất nước. Mặc dù.
“Vua chèo còn chẳng ra gì
 Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”
Câu 3 – SGK (8’)
- Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác trình bày những điều tai nghe mắt thấy. 
+ Đó là cảnh sống xa hoa ngoài sức tưởng tượng của chúa Trịnh mà Lê Hữu Trác đã ghi lại được.
+ Đó là quyền uy của nhà chúa
+ Miêu tả những con người. Từ quan truyền chỉ đến quan Chánh đường, từ người lính khiêng võng, cầm đồng đến các quan ngự y. Từ những cô hầu gái đến phi tần mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Những rõ nhất là Thế tử Cán.
- Phân tích giá trị phản ánh về phê phán hiện thực của đoạn trích 
+ Cảnh sống xa hoa và quyền uy của nhà chúa. Vào phủ chúa, người ta phải đi qua nhiều cửa và những dãy hành lang quanh co liên tiếp, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
+ Vào phủ chúa phải qua bao lần cửa. Những đồ dùng vật dụng đều sơn son thiếp vàng.
+ Nội cung được miêu tả gồm những trướng gấm, màn lá, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Cung nhân xúm xít mặt phấn má đỏ. 
+ Ăn uống thì mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ 
+ Nghi thức: Phải qua nhiều cửa khi vào thăm bệnh cho Thế tử. Phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. Muốn vào phải có thẻ. Vào đến nơi, Lê Hữu Trác phải lạy bốn lạy, khám bệnh xong đi ra cũng phải lạy.
+ Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Không nhìn thấy mặt chúa mà làm theo mệnh lệnh của chúa. Xem lệnh xong chỉ được viết tờ khai để dâng lên chúa. 
Ngòi bút sắc sảo đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe. Giá trị đoạn trích là ở chỗ: Được hưởng giàu sang phú quý nhưng tác giả lại chẳng có thiết tha gì. Tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống sa hoa hưởng lạc quá mức của những người đang giữ trọng trách quốc gia. Cuộc sống ẩn dật là đối trọng gay gắt với cuộc sống gia đình chúa Trịnh. Thì ra tất cả các thứ sơn son thiếp vàng kia, võng điều, áo đỏ, sập vàng chỉ là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì nhơ bẩn ở bên trong.Tự nó đã phơi bày tất cả. 
- Chân dung của Thế tử Cán được miêu tả tính khí khô, mặt khẽ toàn những đường nét chết. Đó là một cơ thể ốm yếu. Đằng sau bức chân dung này là cả tập đoàn phong kiến của xã hội đàng Ngoài ốm yếu, bệnh tật không gì cứu vãn nổi.
Câu 4 – SGK (6’)
- Giá trị về nội dung của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ Trước khi Pháp xâm lược (trước 1858), Nguyễn Đình Chiểu đề cao nhân nghĩa truyền thống, ca ngợi sự ứng xử tốt đẹp giữa người với con người, đó là tình yêu, tình bạn, nghĩa thầy trò, lẽ ghét thương ở đời. Nguyễn Đình Chiểu không đi ra ngoài cái mô típ quen thuộc của truyện nôm bình dân là kết thúc có hậu. Phải chăng đó cũng là khát vọng của bao người.
Sau khi pháp xâm lược (sau 1858) thơ văn thầy Đồ Chiểu đã.
- Ca ngợi những con người dũng cảm hi sinh, đứng lên đánh giặc, vì nghĩa quên mình. Họ là người nông dân “ngoài cật có một manh áo mỏng” đến hàng ngũ quan lại dám đứng về phía nhân dân chống giặc.
- Ghi lại hình ảnh quê hương đất nước trong cảnh chạy giặc. Đó là cảnh “sẻ đàn tan nghé”.
- Bày tỏ niềm tin vào ngày mai của đất nước. 
“Chừng nào thánh đế ân soi thấu/Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
- Trước Nguyễn Đình Chiểu chưa thấy người nông dân xuất hiện trong văn chương với tinh thần tự nguyện đứng lên chiến đấu.
+ Họ chỉ là nạn nhân của chiến tranh xâm lược (Bình Ngô đại cáo). Nếu có được làm lính triều đình thì cũng chỉ xuất hiện trong đội ngũ “Ba quân hùng khí át sao ngưu” 
+ Bài Hịch tướng sĩ nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn đối tượng nói tới cũng là hàng tưởng (Dụ Chư tì tướng).
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du vắng những buổi trưa đầy nắng và cuộc sống của người dân chân lấm tay bùn không hề xuất hiện. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có đề cập tới đôi, ba cảnh người nghèo như Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả thì cũng chỉ là những cảnh thương tâm đầy nước mắt, sự thổn thức của người nghệ sĩ có trái tim lớn.
+ Nguyễn Huệ có vai trò lớn trong việc thống nhất đất nước và tiêu diệt ngoại xâm ở hai đầu tổ quốc. Nhưng đi vào văn chương cũng chỉ hào hùng ở hồi 14 “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Tiêu đề của tác phẩm này cũng nhằm đề cao vai trò thống nhất đất nước của vua Lê. 
- Phải đến Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân xuất hiện trong văn chương tương xứng với họ ở ngoài đời. 
+ Cuộc sống (côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Ngoài cật có một manh áo mỏng...).
+ Yêu nước căm thù giặc theo quan niệm của giai cấp nông dân (mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm,/ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan/. Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Hai vầng nhật nguyệt chói loà /đâu dung lũ treo dê, bán chó).
+ Tự nguyện đứng lên chiến đấu (Nào ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ). 
+ Hành động dũng cảm trong trận công đồn (chi nhọc... súng nổ) Bất chấp súng đạn kẻ thù, người chiến sĩ chiến đấu bằng lòng căm thù bằng tinh thần kiên quyết đầy dũng cảm nhưng vẫn là người nông dân đánh giặc không được tập rèn “chín chục trận binh thư, không chờ bày bố”. 
+ Quan niệm của họ về cái chết, sự sống rất rõ ràng (sống... rất khổ). Đó là quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục. 
+ Người nghĩa sĩ nông dân tuy thất thế nhưng thực sự hiên ngang. 
- Sau Nguyễn Đình Chiểu.
+ Người nông dân xuất hiện nhiều trong văn chương với tư cách con người chiến sĩ, con người công dân nhưng chưa thấy hình ảnh nào khoẻ khoắn, gây ấn tượng sâu sắc như người nghĩa sĩ nông dân trong bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Một số tác phẩm tuy có xây dựng được những điển hình về người nông dân như cụ Mết (Rừng xà Nu, Nguyễn Trung Thành) ông Tán Được (Đất, anh Đức)... Đó là những nhân vật được trau chuốt, tô đậm vẫn thiếu cái gì vừa thô nhám vừa chân thật của đời thường.
C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’)
Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học 
- Tìm đọc các văn bản trung đại đã học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật .
2. Bài mới: Chuẩn bị bài tiết 2 của bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 29 - CB 11.doc