Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5

 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (TIẾT 13)

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I/ Mục đích yêu cầu:

A/ Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ dễ phát âm sai và viết sai do phương ngữ: thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

- Hiểu cốt truyện và điều câu truyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy mới là người dũng cảm.

 

doc 28 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Thứ 2 ngày 03 tháng 10 năm 2005
 Tập đọc - Kể chuyện (Tiết 13)
Người lính dũng cảm
I/ Mục đích yêu cầu:
A/ Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ dễ phát âm sai và viết sai do phương ngữ: thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
- Hiểu cốt truyện và điều câu truyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy mới là người dũng cảm.
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ trong SGK kể lại lại được câu chuyện
2. Rèn kỹ năng nghe:
Chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK
III/ Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
 HĐSP 1/ Kiểm tra bài cũ:	 - 2 HS lên đọc bài
 Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Ông ngoại -Ttrả lời câu hỏi về nội dung bài
 2/ Dạy bài mới:	 - Lớp nhận xét.
a, Giới thiệu bài:
- GV nêu đều bài
- GV ghi đề bài lên bảng
b, Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài
. Giọng người dẫn chuyện gọn rõ, nhanh, nhấn giọng ở từ hạ lệnh, ngập ngừng, chối tai
. Giọng viên tướng tự tin, ra lệnh
. Giọng chú lính nhỏ rụt rè, bối rối sau đó chuyển thành quả quyết
. Giọng thấy giáo: nghiêm khắc, buồn bã
- Hướng dẫn luyện đọc
. Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn: Thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã 
. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó (nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh ...)
Lưu ý đọc đúng các câu:
. Vượt rào, bắt sống lấy nó!
. Chỉ những thằng hèn mới chui.
. Về thôi! (mệnh lệnh , dứt khoát)
. Chui vào à? (rụt rè)
. Ra vườn đi!
. Nhưng như vậy là hèn (quả quyết)
+ Thủ lĩnh ,quả quyết là gì?
- Đọc từng đoạn trong nhóm, GV theo dõi.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo
+ Các bạn nhỏ trong chuyện trơi chò gì? ở đâu?
- Đoạn 2:
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+ Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Đoạn 3:
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+ Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi thầy giáo hỏi?
- Đoạn 4:
+ Phản ứng của chú lính thế nào khi nghe lệnh "Về thôi" của viên tướng?
d/ Luyện Đọc:
- GV đọc mẫu 1 đoạn trong bài và hướng dẫn HS cách đọc đúng, đọc hay
- Đọc đoạn
- Đọc phân vai
- HS nhắc lại đề bài
- HS ghi đề bài vào vở
- HS theo dõi
- HS theo dõi.
- Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp nhau (đọc 2 vòng)
- HS luyện phát âm đúng.
- 4 đoạn
- 4 em đọc nối tiếp nhau (mỗi em đọc 1 đoạn)
- Đọc chú giải SGK.
- Học đọc câu khó
- Đặt câu với 2 từ đó
- Nhóm 4 HS đọc nỗi tiếp nhau, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Cả lớp đọc thầm
+ Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường
+ Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính
- Cả lớp đọc thầm
+...dũng cảm nhận khuyết điểm
+ HS trả lời các ý khác nhau (vì sợ hãi..)
- 1 HS đọc
+ Chú nói "Như vậy là hèn" rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
+ Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú.
- HS lắng nghe.
- 4 em thi đọc đoạn văn
- 4 em khác thi đọc phân vai
kể chuyện
1. Giáo viên giới thiệu bài: Dựa vào trí nhớ và 
4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu truyện trong - HS lắng nghe.
SGK để tập kể lại. - HS quan sát 4 bức tranh minh hoạ
 SGK
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV treo tranh minh hoạ mời 4 em tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu truyện, nếu HS lúng túng. GV gợi ý:
- Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào? chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
- Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chí lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Tranh 3: Thầy giáo nói gì với HS? Thầy mong điều gì
- Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Khi có lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi , dám sửa chữa lỗi của mình là người dũng cảm.
+ Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân 
* Thi đọc giữa các nhóm:
* Củng cố
+ Thái độ của các bạn nhỏ ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người lính dũng cảm trong truyện tranh này? Vì sao?
+ Các em có khi nào dũng cảm dám nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?
* Dặn dò:Về kể lại chuyện cho mọi người nghe.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát tranh min hoạ
- 1 HS kể - HS nhận xét
- HS kể - HS nhận xét
- 1 HS kể đoạn 1, 2
- 1 HS kể đoạn 3
- 1 HS kể đoạn 4
- 1 HS kể đoạn 3, 4
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Leo qua rào không có nghĩa là dũng cảm
- HS ghi nhớ
- Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn của truyện.
- 1 em đọc lại toàn truyện
- HS trả lời
+ Chú lính nhỏ, vì chú dám nhận lỗi và sửa lỗi
+ HS trả lời
- HS lắng nghe
Toán (Tiết 21)
nhân một số có hai chữ số với số
có một chữ số (có nhớ)
A/ Mục tiêu: - Giúp HS
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết
B/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 HS lên bảng làm bài 1/28 (vở bài tập)
2/ Bài mới:
a, Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số
* GV nêu và viết phép nhân lên bảng 
 26 x 3 =?
Gọi HS lên bảng đặt tính
- Hướng dẫn HS tính (nhân từ phải sang trái: 
3 x 6 = 18 , viết 8 nhớ 1. 3 x 2 = 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 (ở hàng chục)
Vậy 26 x 3 = 78
* GV nêu và viết phép nhân lên bảng 54 x 6 =?
Gọi 1 em lên bảng đặt tính
Hướng dẫn HS tính: 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2,
 6 x 5 = 30 thêm 2 bằng 32, viết 32
Vậy 54 x 6 = 324
 b, Thực hành:
 Bài 1/22: Tính
Cho HS làm vào vở và gọi một số em lên bảng làm bài
 x47 x 16 x 99
 2 6 3 
Bài 2/22: Gọi HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ HS chậm
Gọi HS nhận xét
 Bài 3/22: Tìm x
- GV viết phép tính lên bảng
Gọi HS nêu các số trong phép tính
Muốn tìm số bị chia em làm như thế nào?
Gọi 2 em lên bảng sửa bài
4/ Củng cố:
Cử đại diện 3 em của 3 nhóm lên làm phép tính và nêu cách thực hiện
- HS sửa , HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đặt tính x 26
 3
 78
2 HS nêu lại cách nhân
HS đặt tính
 x 54
 6
 224
HS nêu lại cách nhân
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS làm trên bảng và nêu cách tính. Lớp nhận xét
- 2 em đọc đề, thảo luận nhóm 2
2 nhóm trình bày
Cả lớp làm vào vở
1 em lên làm bài trên bảng
 Bài giải
Độ dài của 2 cuộn vải là:
 35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số 70 m
 - HS nhận xét, sửa bài
- HS tự làm vào vở
- 2 em gọi tên các số trong phép tính
.. em lấy thương nhân với số chia
- HS nhận xét và tự sửa bài vào vở (nếu em nào làm sai)
 x 37 x 52 x 17
 2 2 3
HĐNT 5/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học	 - Hs lắng nghe
- Về nhà làm bài tập ở trong vở bài tâp toán. 
Đạo đức (Tiết 5)
tự làm lấy việc của mình
I/ Mục tiêu: HS hiểu:
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình
- ích lợi của vuệc tự làm lấy việc của mình
- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình
- HS biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình
II/ Đồ dùng học tập:
- Tranh minh hoạ tình huống (hoạt động 1)
- Phiếu thảo luận nhóm (HĐ 2)
- Vở bài tập Đạo đức 3
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
*Hoạtđộng 1: Xử lý tình huống
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Hoạt động 3: Xử lý tình huống
Hướng dẫn HS thực hành
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
* Cách tiến hành:
- Nêu tình huống :"Gặp bài toán khó Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho Đại chép”.
- Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và lựa chọn cách ứng xử đúng
Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và phải tự làm lấy việc của mình
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tự làm lấy việc của mình
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
- Điền những từ (tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm) vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a, Tự làm lấy việc của mình là .... làm lấy công việc của.... mà không ..... vào người khác
b, Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau ..... và không ..... người khác
- GV kết luận: Tự.... cố gắng.... bản thân..... dựa dẫm...
Tự .... tiến bộ .....làm phiền....
*Mục tiêu: HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống bài tập 3
- Nếu em là Việt , em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao?
- GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai, hai bạn cần tự làm lấy việc của mình
- Tự làm lấy những công việc của mình ở trường và ở nhà
- Sưu tầm những mẩu chuyện , tấm gương.... về việc tự làm lấy việc của mình
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS tìm cách giải quyết và nêu cách giải quyết của mình
- Đại cần tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại
- Nhóm 2 thảo luận, trình bày
- HS ghi nhớ
- Các nhóm độc lập thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Nhóm 1 câu a
Nhóm 2 câu b
Các nhóm khác bổ sung
- HS suy nghĩ cách giải quyết
- HS nêu cách xử lí của mình (6 em) từ đó các bạn khác có thể nêu cách khác
- HS ghi nhớ
- HS lắng nghe
	Thứ Ba ngày 4 tháng 10 năm 2005
 Toán (Tiết 22) 	
luyện tập
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
- Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày)
B/ Đồ dùng dạy học:
 3 bảng phụ viết bài 5
C/ Các hoạt động dạy - học:
HĐSP 1/ Bài cũ:	
- Yêu cầu HS sửa bài 2,3/27 SBT
- Yêu cầu cả lớp nhận xét
2/ Bài mới:
 Bài 1/23: Tính
 GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài
Gọi 1 HS nêu cách nhân
Bài 2/23: Đặt tính rồi tính
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu 6 em lên bảng sửa bài
 Bài 3/23: Hướng dẫn phân tích
Mỗi ngày có bai nhiêu giờ
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm
 Bài 4/23: Cho HS tự nêu nhiệm vụ phải làm
- 3 giờ 10 phút 8 giờ 20 phút
- 6 giờ 45 phút 11 giờ 35 phút
 Bài 5/23: 2 phép nhân nào có kết quả bằng nhau
GV treo bảng phụ
Cho HS thi đua xem nhóm nào nhanh
- Cho lớp nhận xét
3/ Củng cố: Ghi phép tính lên bảng yêu cầu 1 HS tính và nêu cách tính
- 3 HS sửa bài
- Lớp theo dõi, nhận xét
 HS làm bài vào SGK
HS đọc kết quả
 x 49 x 27 x 57
 2 4 6
 98 108 324 
 x 18 x 64
 5 3 
 90 192
Đặt tính rồi tính.
HS làm bài vào bảng con
Cả lớp nhận xét
..có 24 giờ
Đọc đề toán, thảo luận nhóm 2,
 tự giải rồi chữa bài
 Bài giải
 Số giờ của 6 ngày là
 24 x 6 = 144 (giờ)
 Đáp số 144 giờ
HS nêu: Quay kim đồng hồ 
HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo mặt nội dung bài . Nhận xét, tự chữa bài. 
- HS nêu yêu cầu
3 em nỗi phép nhân ở dòng trên với phép nhân thích hợp ở dòng dưới
 2 x3 = 3 x 2
 6 x 4 = 4 x 6
 3 x 5 = 5x 3
 2 x6 = 6x 2
 5 x6 = 6 x5
HS tính và nêu cách tính
 x 27 3 x 7 = 21 viết 1
 3 nhớ  ...  vàng
- HS: Giấy màu , kéo...
III/ Các hoạt động dạy - học:
HĐSP 1/ Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài: Con ếch - HS theo dõi
2/ Dạy bài mới:
a, Hoạt động 1: Giới thiệu: Nêu mục tiêu
b, Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
- Lá cờ màu gì, hình gì, ở giữa có gì?
- Ngôi sao có mấy cánh? Các cánh nh thế nào?
GV: Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài lá cờ
- Mọi người thường treo cờ vào dịp nào? ở đâu?
c, Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu:
* Gấp giấy để cắt ngôi sao
* Cắt ngôi sao:
GV hướng dẫn HS tiến hành cách làm theo quy trình hướng dẫn của SGV
* Dán ngôi sao vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ:
- Cắt lá cờ bằng tờ giấy màu đỏ dài 21 ô, rộng 14 ô
- Dán ngôi sao vào chính giữa tờ giấy màu đỏ, một cánh của ngôi sao hướng lên cạnh dài phía trên
- HS lắng nghe
- HS quan sát bài mẫu
... màu đỏ, hình chữ nhật, có ngôi sao vàng ở giữa màu vàng
- 5 cánh bằng nhau
- HS ghi nhớ
- Dịp lễ, tết; treo ở nhà, ở cơ quan, công sở...
- HS theo dõi từng bước theo hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi
- HS thực hành gấp, cắt ngôi sao vàng để dán vào lá cờ màu đỏ.
HĐNT 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại các thao tác gấp, cắt, dán 
 - Xem một số sản phẩm và nhận xét ngôi sao 5 cánh
- Dặn dò: Về nhà tập làm lại
 - Nhận xét tiết học 
 Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2005
tập đọc (Tiết 15)
cuộc họp của chữ viết
I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Chú ý các từ ngữ: tan học, dòng dọc, hoàn toàn, mũ sắt, ẩu thế. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu (đặc biệt ở đoạn chấm câu sai)
- Đọc đúng các kiểu câu, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung bài:
- Tầm quan trọng của dấu chấm câu nói riêng của câu nói chung
- Đặt câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, câu và đoạn văn buồn cười
- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp là yêu cầu chính
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh học bài đọc
- 6 tờ phiếu khổ A4 kẻ bảng, bút dạ để HS thực hiện yêu cầu 3
III/ Họat động dạy học:
HĐSP A/ Kiểm tra bài cũ: Mùa thu của em
 - Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ: - 2 HS lên đọc bài.
 + Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu? – Trả lời câu hỏi.
 + Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động Lớp theo dõi nhận xét.
 của HS vào mùa thu?
 + Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ 1 
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu: Truyện vui này sẽ cho các em - HS lắng nghe, quan sát tranh.
biết dấu chấm nói riêng, các dấu nói chung
 đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Đặc biệt truyện còn giúp các em biết tổ chức
 một cuộc họp
2/ Luyện đọc:
a, GV đọc mẫu toàn bài: - HS theo dõi
- Giọng người dẫn chuyện hóm hỉnh
- Giọng bác chữ A to, dõng dạc
- Giọng dấu chấm rõ ràng rành mạch.
b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:
- Đọc câu: GV theo dõi HS đọc, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng
- Đọc từng đoạn: GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ...lấm tấm mồ hôi
+ Đoạn 2: "Có tiếng... mồ hôi"
+ Đoạn 3: "Tiếng cười.. ẩu thế nhỉ"
+ Đoạn 4: Còn lại
 GV kết hợp nhắc nhở HS đọc đúng các kiểu câu hỏi, câu cảm
Ngắt nghỉ hơi đúng
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (bàn việc giúp đỡ bạn hoàng bạn dùng những câu rất kì quặc)
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A4, giao việc cho HS
- GV kết luận những bài làm đúng
4/ Luyện đọc:
GV mời 2 nhóm đọc phân vai
Hướng dẫn HS đọc đúng, đọc hay
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu (2 lượt)
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (4 đoạn) đoạn đặt sai dấu chấm câu của Hoàng HS đọc theo cách ngắt câu của Hoàng
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo nhóm 4 em.
- 4 nhóm nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
1 HS đọc cả bài
1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi SGK và trả lời câu hỏi.
- 1 em đọc thành tiếng các đoạn còn lại
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
- 1 em đọc yêu cầu 3, các nhóm đọc lại bài văn, trao đổi tìm những câu thể hiện đúng diễn biến cuộc họp.
Đại diện nhóm dán bài lên bảng, lớp nhận xét
- 2 nhóm lên đọc, lớp theo dõi nhận xét
HĐNT 5/ Củng cố , dặn dò:
GV nhấn mạnh vai trò của dấu chấm câu, 
yêu cầu HS về nhà đọc lại bài ghi nhớ diễn - HS lắng nghe.
biến cuộc họp, trình tự tổ chức một cuộc họp 
để tổ chức một cuộc họp tổ trong tiết tập làm văn tới
 - Nhận xét tiết học 
chính tả ( Tiết 10)
mùa thu của em (tập chép)
I/ Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác bài thơ "Mùa thu của em" 
- Từ bài chép củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ: Chữ đầu các dòng viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng cách lề vở 2 ô
- Ôn luyện vần khó, vần oam. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp chép bài thơ
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
- Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐSP A/ Kiểm tra bài cũ: - Lớp viết bảng con
 GV gọi 2 - 3 em lên bảng viết bảng lớp theo lời đọc của GV: bông sen - cái xẻng,
 chen chúc - đèn sáng
- 2 em đọc thuộc lòng đúng thứ tự 28 tên chữ đã học - Lớp nhận xét
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học - HS lắng nghe
2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
a, Hướng dẫn HS nghe - viết:
 GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ trên bảng
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+ Tên bài thơ viết ở vị trí nào?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Các chữ đầu câu cần viết ntn?
+ GV đọc cho HS viết (gợi, thân quen, lật)
- Hướng dẫn HS chép bài vào vở: GV theo dõi, uốn nắn HS (tư thế ngồi viết, chữ viết..)
- Chấm chữa bài: GV chấm tổ 1
Nhận xét về chữ viết, chính tả, cách trình bày.
3/ Hướng dẫn làm bài tập:
 a, Bài tập 2: Tìm các tiếng có vần oam thích hợp điền vào chỗ 
 - GV nêu yêu cầu của bài
 - GV chốt lời giải đúng
 a- Sóng vỗ oàm oạp
 b- Mèo ngoạm miếng thịt
 c- Đừng nhai nhồm nhoàm
 b, Bài tập 3b:
GV chọn BT 3b - giúp HS nắm vững yêu cầu BT: Tìm các từ chứa tiếng có vần en hay eng có nghĩa như sau:
- Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào
- Vật bằng sắt , gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu
- Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn.
 GV chọn lời giải đúng (kèn, kẻng, chén)
- 2 em nhìn bảng đọc lại
- Thơ 4 chữ
 Viết giữa trang vở
 Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng (chị Hằng)
 Viết lùi vào 2 ô
 HS viết vào bảng con những chữ hay viết sai
HS nhìn SGK chép vào vở
- HS theo dõi
- HS nêu yêu cầu
Lớp làm vào nháp
1 em lên bảng sửa
Cả lớp nhận xét
Lớp viết bài vào vở bài tập
- HS nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm 3
Trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS sửa bài theo lời giải đúng
HĐNT 4/ Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày bài thơ
 GV yêu cầu 3 tổ trưởng chọn trước nội dung 
 họp tưởng tượng diễn biến một cuộc họp để - HS thực hiện
 làm mẫu trong tiết tập làm văn tới.
 - Nhận xét tiết học
toán (tiết 25)
tìm một số trong các thành phần bằng nhau của 1 số
I/ Mục tiêu: giúp HS:
 Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị 12 cái kẹo
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐSP 1/ Bài cũ
- Yêu cầu HS sửa bài tập 3/30
 Nhận xét vở bài tập
2/ Bài mới:
a, Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số
 Nêu bài toán và vẽ sơ đồ:
 Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo
Ghi bài giải lên bảng
-Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo thì làm như thế nào?
3 cái kẹo là 1/4 của 12 cái kẹo
* Lưu ý: Muốn tìm 1 phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần
b, Thực hành:
- Bài 1/26: Hướng dẫn HS tự làm bài (bằng tính nhẩm) rồi chữ bài
(Lấy số đó chia cho số phần)
- Bài 2/26: Hướng dẫn tóm tắt
Chấm 10 em làm bài xong trước, nhận xét
3/ Củng cố:
- Yêu cầu ai trả lời nhanh
1/6 của 18 cái kẹo là... cái kẹo
1/5 của 20 cái bánh là.... cái bánh
1/4 của 40 quả cam là... quả cam
- 1 em sửa: 
 Mỗi can có số lít dầu lạc là:
 30 : 6 = 5 (l)
 Đáp số 5 lít dầu lạc
1 em nêu lại
Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm
 Nêu bài giải của bài toán
 12 : 4 = 3 (kẹo)
- HS ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu bài, trả lời:
1/2 cuả 8 kg là 4 kg: 8: 2 = 4 ( kg)
1/4 cuả 24l là 6l : 24 : 4 = 6 ( lít)
1/5 của 35 m là 7m: 35 : 5 = 7 ( m)
1/6 của 54 phút là 9 phút
Cả lớp nhận xét
1 HS đọc bài toán, thảo luận nhóm 2
Cả lớp làm bài vào vở
1 em sửa bài trên bảng
 Bài giải:
Cửa hàng đó đã bán số mét vải xanh là: 40 : 5 = 8 (m)
 Đáp số 8 m vải xanh
- Nhắc lại lưu ý
3 cái
4 cái bánh
10 quả cam
HĐNT 4/ Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học - HS lắng nghe
- Về nhà làm bài tập vào sách bài tập / 31
 tập làm văn (Tiết 5)	
tập tổ chức cuộc họp
I/ Mục đích yêu cầu:
 HS biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể:
- Xác định được rõ nội dung cuộc họp
- Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi:
- Gợi ý về nội dung họp
- Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐSP A/ Kiểm tra bài cũ
- GV Kiểm tra 2 em làm lại bài tập 1, 2 - HS kể chuyện, đọc điện báo
- 1 em kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi" Lớp theo dõi nhận xét
- 2 em đọc bức "Điện báo gửi gia đình"
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu
Hôm nay, các em sẽ tập tổ chức cuộc họp theo đơn vị tổ chức, cuối giờ các tổ sẽ dự thi để bình chọn người điều khiển cuộc họp giỏi nhất, tổ họp nghiêm túc nhất.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
a, GV giúp HS xác định yêu cầu bài tập 
 Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
 GV hỏi: Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết: Để tổ chức một cuộc họp các em phải chú ý những gì?
- GV giúp HS nắm vững Y/c bài
GV chốt lại:
+ Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì? (Vấn đề phải có thật vì vấn đề có thật sẽ làm cho các thành viên có ý kiến phát biểu sôi nổi)
+ Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp
b, GV nêu yêu cầu HS ngồi theo đơn vị tổ - theo dõi, giúp đỡ
c, Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV kết luận tổ họp hiệu quả nhất
- HS lắng nghe.
-1 em đọc yêu cầu bài tập và gợi ý nội dung họp
- Lớp đọc thầm
- HS phát biểu
HS xem gợi ý trong SGK có thể là những vấn đề khác do HS tự nghĩ ra.
 1HS nêu trình tự tổ chức cuộc họp
- Từng tổ làm việc ( 4tổ) các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng, chọn nội dung
Từng tổ thi tổ chức cuộc họp, lớp bình chọn
 * Mục đích của cuộc họp: "Thưa các bạn! tổ chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị các
 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11
* Tình hình: Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục nhưng tới nay mới có bạn A đăng kí tiết mục đơn ca, còn thiếu 2 tiết mục tập thể nữa
* Nguyên nhân (tổ trưởng nói , các thành viên có thể bổ sung): Do chúng ta chưa họp để bàn bạc trao đổi, khuyến khích từng bạn trổ tài. Vì vậy, đề nghị các bạn cùng bàn bạc xem tổ ta có thể góp thêm tiết mục nào với lớp
* Cách giải quyết (cả tổ trao đổi thống nhất): Tổ sẽ góp thêm 2 tiết mục thật độc đáo: 1/ múa: Đôi bàn tay em. 2/ Hoạt cảnh kịch dựng theo bài tập đọc "Người mẹ"
* Kết luận: Ba bạn (A, B, C) chuẩn bị tiết mục múa. 6 bạn tập hoạt cảnh
- Bắt đầu tập từ chiều mai, vào giờ ra chơi.
HĐNT 3/ Củng cố, dặn dò: Nhắc lại 5 bước tổ chức cuộc họp.
- GV khen cá nhân và tổ làm tốt bài thực hành.
 - Nhắc HS cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
 - Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN-5.doc