Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 27: Đọc thêm Xin lập khoa luật (Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 27: Đọc thêm Xin lập khoa luật (Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

Tiết 27, Đọc thêm

XIN LẬP KHOA LUẬT

(Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều)

- Nguyễn Trường Tộ -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Hiểu được ý nghĩa, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ về vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của xã hội.

- Nắm được nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trường Tộ qua đoạn trích.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn chính luận.

2. GDTTTC: yêu thích thơ văn và thấy được vai trò của luật pháp trong xã hội hiện nay.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Đọc các yêu, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4475Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 27: Đọc thêm Xin lập khoa luật (Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2007	Ngày dạy: 24/10/2007
Tiết 27, Đọc thêm
Xin lập khoa luật
(Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều)
- Nguyễn Trường Tộ -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Hiểu được ý nghĩa, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ về vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của xã hội.
- Nắm được nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trường Tộ qua đoạn trích.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn chính luận.
2. GDTTTC: yêu thích thơ văn và thấy được vai trò của luật pháp trong xã hội hiện nay.
II. Cách thức tiến hành 
 	Đọc các yêu, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm
III. phương tiện dạy học 
 SGK + SGV + thiết kế bài dạy
B. tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập học sinh (từ 2- 3 HS) (3’)
II. Bài mới:
* Lời vào bài (1’)
N
guyễn Trường Tộ theo đạo thiên chúa và là một học giả khá nổi tiếng với những tư tưởng đổi mới đất nước thể hiện trong tác phẩm chính luận – bản điều trần: Tế cấp bát điều (8 điều cần thiết) gửi vua Tự Đức nhà Nguyễn. Bản điều trần thứ 27/60 là bản mang tên Xin lập khoa luận, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, nhà nước pháp quyền: nhằm thuyết phục triều đình mở khoa luật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (HS đọc SGK)
(?) Nói tới Nguyễn Trường Tộ, chúng ta cần nắm vấn đề gì? 
I. Tìm hiểu chung (10’)
1. Tác giả Nguyễn Trường Tộ (4’)
+ Nguồn gốc: Sinh 1830 và mất 1871 người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
+ Quá trình sống: Ông thông thạo cả Hán và Tây nên có tầm nhìn xa, trông rộng hơn nhiều nho sĩ đường thời. Đó là sớm nhận ra cần phải đổi mới đất nước về nhiều mặt. Thực dân Pháp chiếm dần đất nước ta, ông đau lòng muốn đem tất cả sức lực và trí tuệ của mình hiến dâng cho dân cho nước bằng những bản điều trần đầy tâm huyết. Những bản điều trần (trình bày theo từng điều, từng mục thể hiện kiến thức uyên bác, hiện đại về tình hình Việt Nam và thế giới. Nó thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả. Tất cả gần 60 bản điều trần được viết rất cụ thể, sáng rõ. Chỉ tiếc rằng vua Tự Đức bấy giờ không tiếp nhận, 60 bản điều trần của ông đành xếp lại. Có nhiều lí do, một trong lí do là sự kì thị tôn giáo: Nguyễn Trường Tộ theo đạo Thiên Chúa. 
 (HS đọc SGK)
(?) Tìm xuất xứ của văn bản?
2. Xuất xứ (2’)
- Xin lập khoa luật viết ngày 20/10/1867 năm Tự Đức thứ 20. Đây là bản điều trần số 27 trong “Tế cấp bát điều” (Tám điều cần làm gấp).
(?) Đọc như thế nào?
- Giải nghĩa từ khó
3. Đọc - Giải nghĩa từ khó (2’)
- Đọc bàng giọng khúc chiết, rõ ràng, rành mạch, chú ý các câu hỏi tu từ.
- Giải thích từ khó: đọc dưới các chân trang.
(?) Xác định bố cục của văn bản và nêu khái quát mỗi phần?
4. Bố cục (2’)
- Bố cục: Đoạn trích chia làm ba phần
+ Phần một từ đầu đến “Thì đó là quốc dân giết”. Phần này tác giả nêu nội dung của luật pháp và mối quan hệ của luật đối với quan, dân với đạo đức và chính lệnh (chính sách và pháp luật). 
+ Phần hai tiếp đó đến: “Quê mùa chất phác”. Tác giả phê phán đạo nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có pháp luật.
+ Phần ba còn lại: Luật có vai trò quan trọng với đời sống con người, Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức tinh vi, đạo làm người. 
II. Đọc - hiểu (24’)
(?) Em hiểu thế nào là điều trần? Văn bản thuộc thể loại nào?
( 3’)- Điều trần thuộc loại văn bản mà cấp dưới đệ trình lên cấp trên nhằm trình bày những điều chính sự (xã hội, chính trị). Đó là những điều khẩn cấp cần làm. Văn bản thuộc loại điều trần, còn có chung là tấu hoặc tấu thư.
Có rất nhiều loại tấu thư như tấu biểu, tấu chượng, tấu nghị, tấu sớ, tấu khải, tấu trạng... Thất trảm sớ của Chu Văn An thuộc tấu sớ. 
- Văn bản của Nguyễn Trường Tộ thuộc loại tấu biểu.
Điều trần mang tính nghị luận nhằm thuyết phục người nghe làm theo đề nghị của mình. Vì vậy lập luận phải chặt chẽ, chứng cứ xác thực, lời lẽ mềm dẻo, tránh để người nghe tự ái.
(?) Đoạn trích này nằm ở phần nào của bản điều trần? 
- Bản điều trần số 27 của Nguyễn Trường Tộ mang tên “Tế cấp bát điều” Tám điều cần làm gấp. Đó là tám việc sau.
1, Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị
2, Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt quan lại và khoá sinh
3, Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ. 
4, Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng
5, Xin điều chỉnh thuế ruộng đất. 
6, Xin sửa sang lại biên giới
7, Xin nắm rõ nhân số 
8, Xin lập viện dục anh (viên nuôi dưỡng mồ côi) và Trại Tế bần (trại cứu giúp những người nghèo). 
Trong điều 4, tác giả đề nghị mở các khoa sau đây cho người Việt Nam 
+ Khoa nông chính
+ Khoa thiên văn, địa lí 
+ Khoa kĩ nghệ
+ Khoa luật học.
(?) Từ đó em thấy Nguyễn TRường Tộ là người thế nào?
Như vậy đoạn trích này nằm ở điều 4, thuộc khoa luật học. Qua đây đủ thấy Nguyễn Trường Tộ là người trí thức tiến bộ sớm nhìn trước vấn đề. Đó là cái nhìn của một tư tưởng tiến bộ vượt qua thời đại của mình. 
 (HS đọc phần 1 SGK) 
(?) Theo Nguyễn Trường Tộ nội dung của pháp luật bao gồm những vấn đề gì? 
1. Nội dung của pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật với các thành viên trong xã hội (8’)
- Nội dung của luật bao gồm: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp). 
+ Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh để duy trì sự tồn tại của đất nước. Vì vậy tác giả khẳng định: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước” Luật đã bao trùn lên tất cả.
+ Nếu đất nước không có các bộ luật thì làm sao giữ được kỉ cương phép nước. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm theo luật. Xưa đã đúng, nay càng thấy đúng và thấm thía hơn. 
(?) Nguyễn Trường Tộ đã vào đề như thế nào? Bằng cách nào để thuyết phục nhà vua? 
- Tác giả đã đặt vấn đề một cách trực tiếp thẳng thắn và ngắn gọn: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước” và để thuyết phục nhà vua, tác giả đã khéo đưa vào: “Phải học những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay.
Tác dụng vào đề kiểu này làm cho người đọc hiểu ngay vấn đề.
Để tăng thêm sức thuyết phục với nhà vua, Nguyễn Trường Tộ đưa ra quan niệm luật của đạo Nho: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ” (tam cương: mối quan hệ của Vua - tôi, cha - con, vợ – chồng, ngũ thường: nhân, trí tín, lễ, nghĩa). Tam cương, ngũ thường là luật bao trùm toàn bộ xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến. Nó là trụ cột để giữ kỉ cương của chế độ phong kiến. Lục bộ là sáu bộ. Đó là cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến, lí lẽ ấy chắc Tự Đức không thể chối từ phải có luật để giữ nước. 
(?) Mối quan hệ giữa luật pháp và các thành viên trong xã hội được thể hiện như thế nào? bằng cách nào để làm người đọc hiểu. 
- Quan dùng luật để trị dân
- Dân theo luật mà giữ gìn 
- Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật. 
Tác giả kể ở bên Tây “Phàm những ai đã nhập ngạch bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thẳng trật chứ không bao giờ bị biến truất”. Tác giả khéo léo đưa về thực tế.
- Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc, cốt để cho các vị thi hành pháp luật “thong dong chấp hành không bị một bó buộc nào cả”.
- Tất cả đều phải có sự chuẩn y của quan bộ hình. Vua cũng không thể vượt mặt quan bộ hình. Tác giả kết luận: “Làm thế để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng”. 
- Vua không dự vào những việc ngũ hình (năm loại hình phạt thời phong kiến từ đánh bằng roi đến giết chết). Vì vua có “tam hào” (Ba lần tha) để tỏ đạo nhân ái, tác giả nhấn mạnh “Nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết” chứ không phải là vua. Tất cả đòi hỏi phải có luật.
 (HS đọc phần 2 SGK) 
(?) Tác giả phê phán đạo Nho ở những điểm nào? 
2. Tác giả phê phán đạo Nho ở một vài điểm (7’)
- Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng, “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng ai bị phạt, có làm cũng chẳng ai được thưởng”. Vì vậy phải có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người. Đó là làm theo pháp luật. 
(?) Phê phán bằng cách nào? 
Tác giả lấy ngay lời của Khổng Tử “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Đúng là “gậy ông đập lưng ông”.
(?) Ngoài phê phán đạo Nho nói suông tác giả còn phê phán những gì?
- Phê phán các loại sách ra đời ở thời phong kiến: “Sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào là những áng văn chương trau chuốt của Chư tử (học giả thời cổ đại), nào những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự đặt bày. Trong đó hay có, dở có, người nói này, người nói khác, xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối chí thêm chẳng được tích sự gì”. 
(?) Phê phán những loại sách vở vô tích sự bằng cách nào?
- Lại lấy lời của Khổng Tử để phủ nhận “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Cũng là biện pháp lập luận “gậy ông lại đập lưng ông”. 
- Tác giả đưa ra dẫn chứng “Thử xem có những nhà Nho suốt đời đọc sách đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người cuộc đời của họ và ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác”. 
Lời lẽ ấy như đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có tình trạng như vậy? Chỉ có thể trả lời vì họ không được học luật. Vì thế cần có luật chỉ có thể trả lời vì họ không được học luật. Vì thế cần có luật. 
() Luật có vai trò gì trong đời sống?
3. Vai trò quan trọng của luật đối với đời sống con người như thế nào?(6’)
- Luật có tác dụng cai trị xã hội 
- Luật còn là đạo đức, đạo làm Người “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi thế là không biết rằng trái luật là có tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức. Có cái đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao?”
Nói ngắn lại: Luật là đạo đức, là cái đức lớn nhất. Đó là chí công vô tư. Đấy là đức trời, đức trời là đạo làm Người. Nghĩa là không phải đi tìm cái gì khác, cần phải học luật. 
(?) Tác giả thiên khẳng định những mặt tốt của luật. Song có mặt trái của Luật ở chỗ nào?
- Luật phải bám vào thực tiễn đời sống, nguyên tắc là giữ nghiêm nó sẽ phát huy mặt tốt. Ngược lại đặt ra luật không căn cứ vào thực tiễn đời sống và người thi hành pháp luật, làm theo pháp luật mà không nghiêm tất sẽ dẫn đến hậu quả như:
+ Sử sai.
+ Bao che, dung túng. 
+ Người mắc tội chạy chọt, đút lót.
+ Thiếu tính gương mẫu của lãnh đạo.
+ Người dân coi thường pháp luật.
Tất cả những hành vi trên đây đều dẫn đến hậu quả không tốt. Lúc ấy luật không còn giá trị. 
(?) Nêu cách lập luận của bản điều trần?
- Tác giả viết bài này năm 1867. Lúc ấy khoa luật pháp chưa phát triển. Bản điều trần thể hiện lòng yêu nước và tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ. Dù bên đời cũng như bên đạo, ta lấy lòng yêu nước để làm tiêu chí đánh giá. 
- Những điều Nguyễn Trường Tộ đặt ra vẫn còn nguyên giá trị. 
(?) Tham khảo phần ghi nhớ SGK
(?) Thế nào là điều trần?
III. Kết luận (Ghi nhớ) (3’)
Đoạn trích nêu rõ nội dung của luật, mối quan hệ của luật đối với các thành viên trong xã hội. Trên cơ sở đó phê phán đạo Nho ở một vài điểm. Đồng thời nêu vai trò của luật đối với đời sống con người.
IV. Luyện tập (2’)
- Điều trần là loại văn bản do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước, viết thành từng bản từng vấn đề liên quan đến quốc tế dân sinh. Loại này trước đó có tên là: Tấu, Sớ, Kiến nghị.
- Văn điều trần lập luận chặt chẽ, lời lẽ mềm mỏng, dẫn chứng chính xác.
	C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’)
Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn
- Luyện đọc diễn cảm đoạn trích.
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm của tác giả Nguyễn Trường Tộ.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài Thực hành nghĩa của từ sử dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30 - CB 11.doc