Tiết 21, Đọc văn LỚP 11D2
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
(1822 - 1888)
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được cuộc đời, thời đại và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
- Hiểu được giá trị văn chương và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp khái quát một tác gia văn học.
2. GDTTTC: lòng trân trọng đối với sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo viên: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy.
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 08/10/2007 Ngày dạy: 12/10/2007 Tiết 21, Đọc văn Lớp 11D2 Nguyễn đình chiểu (1822 - 1888) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nắm được cuộc đời, thời đại và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu - Hiểu được giá trị văn chương và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp khái quát một tác gia văn học. 2. GDTTTC: lòng trân trọng đối với sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi. II. phương tiện thực hiện - Giáo viên: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy. + Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu - Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận. B. tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1’) I. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong tiết học bài tác gia II. Giới thiệu bài mới * Lời vào bài (1’) L ịch sử văn học Việt Nam dường như không muốn mất đi những thiên tài kiệt xuất. Nếu Nguyễn Du mất trên đất Bắc năm 1820 thì năm 1822 Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trên đất Đồng Nai thượng võ. Để hiểu về Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào, ta tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) - Nói tới cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chú ý mấy yếu tố. I. Cuộc đời (10’) - Nói tới cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, ta chú ý hai yếu tố + Một là nguồn gốc (năm sinh, mất, gia đình, cha mẹ, quê quán) - Sinh 1/7/1822 tại quê mẹ: Làng Tân Thới huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Cha là Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên Huế, vào Gia Đình làm thư lại (quan giúp việc hành chính giấy tờ) tại dinh tổng trấn Lê Văn Duyệt. Ông lấy bà vợ hai là Trương Thị Thiệt sinh ra Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu lấy tên chữ là Mạnh Trạch, tên hiệu là Trọng Phủ, khi mù loà còn lấy hiệu là Hối Trai (cái nhà tối). + Hai là: Quá trình sống - Năm 1843 (21 tuổi), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài - Năm 1846 (24 tuổi) ra Huế học chuẩn bị thi tiếp. Nhưng chuẩn bị vào thi nghe tin mẹ mất (1849) - Trên đường về Nam chịu tạng mẹ Nguyễn Đình Chiểu thương mẹ khóc nhiều nên bị mù cả hai mắt. - Bị bội hôn, Nguyễn Đình Chiều không chịu trước cuộc đời đầy đau khổ vẫn sống có ích cho mọi người. Ông mở trường dạy học, bốc thuốc trị bệnh cứu người và sáng tác thơ văn. * Khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (1859) Nguyễn Đình Chiểu lúc ở Bến tre, lúc về Cần Guộc, sáng tác thơ văn để phục vụ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ ngay từ những ngày đầu. Ba tỉnh miền đông, rồi ba tỉnh miền tây rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Đình Chiểu sống trong lòng yêu thương trân trọng của người đời, ông khước từ tất cả mọi ân huệ về tiền tài, danh vọng, đất đai mà thực dân Pháp đưa ra để mua chuộc (chi tiết về tên tỉnh trưởng Bến Tre Mi-si-pông-xen) Ông sống bất hợp tác với giặc (không cho con học trường tây, không dùng xà phòng, không cắt tóc ngắn, không cho con đi đường Pháp mở), nêu cao tấm gương kiên trung bất khuất với kẻ thù, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung son sắt với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng ngày 3/7/1888. (?) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? - Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực. Ông vứt bỏ công danh (bỏ thi) về chịu tang mẹ để làm tròn chữ hiếu. Ông khẳng khái, giữ vững khí tiết của nhà nho trước âm mưu kẻ thù thể hiện thái độ kiên trung bất khuất, lòng yêu nước, thương dân son sắt của mình. Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua mọi bất hạnh để trở thành con người hữu ích, nghị lực ấy ai hơn. - Trong một Đồ Chiểu có ba con người đáng quý. Một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ. Một thày lang lấy việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân làm y đức. Một nhà văn sáng tác không phải lấy danh tiếng mà trực tiếp phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp đề cao đạo đức của nhân dân.Ta mới hiểu vì sao một học trò sẵn lòng gả em gái cho thầy. Ngày ông mất, cả cánh đồng Bến Tre rợp trắng khăn tang. (HS đọc SGK) (?) Quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? (?) ở giai đoạn trước khi Pháp xêm lược có tác phẩm tiêu biểu nào? sơ bộ nêu nội dung của nó? II. Sự nghiệp văn học (24’) 1. Tác phẩm (4’) - Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chia làm hai giai đoạn, trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. + Trước khi thực dân Pháp xâm lược (trước năm 1858) * Nguyễn Đình Chiểu viết hai truyện thơ dài là “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”. Cả hai tác phẩm đều truyền bá đạo lí làm người. “Lục Vân Tiên” đề cao nhân nghĩa truyền thống “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Lục Vân Tiên hiếu thảo, có lí tưởng sẵn sàng, đánh giặc Ô Quan chung thủy trong tình yêu, chung thành với bạn bè. Dương Từ, Hà Mẫn đều đã có gia đình. Dương Từ theo đạo Phật, Hà Mậu theo đạo Thiên Chúa. Cả hai đều bỏ vợ con nheo nhóc. Gặp nhau, hai người tỏ ra bất bình với nhau. Họ cãi nhau. Cả hai được đạo sĩ làm phép xuất hồn đi thăm Thiêng Đàng và Địa Ngục. Nhìn thấy thầy của mình bị tù ở địa ngục, hai người giác ngộ chính đạo, bỏ dị đoạn. Đây là tác phẩm có tính chất luận đề nêu ra. Chọn tư tưởng nào: Phật hay Thiên chúa giáo, nhất là lúc thực dân đang lợi dụng đạo Thiên Chúa. (?) Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu có những tác phẩm nào? (?) Sơ bộ nêu nội dung? - Tác phẩm: + “Ngư tiều y thuật vấn đáp” (ông Ngư, ông Tiều hỏi về thuật làm thuốc). Trong đó có nhân vật Kì Nhân Sư tự xông cho mắt mù để không nhìn thấy gì, thể hiện tư tưởng bất hợp tác với giặc. + “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài ca về người anh hùng áo vải tự nguyện đứng lên đánh giặc, thể hiện tinh thần tiến công giặc, tuy bị thất thế nhưng vẫn hiên ngang. + “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Đốc Binh Là” ca ngợi những người trong hàng ngũ viên lữ đã quay trở về cùng nhân dân chiến đấu trong khi triều đình đầu hàng quân giặc. Đây là lời văn đầy xúc động. “Bởi lòng chúng chẳng nghe quân tử chiếu đón ngắn mấy dặm mã tiền. Theo bụng dân chẳng chịu tướng quân phù gánh vác một vai khổn ngoại” (Tế Trương Công Định) - “Phan Tòng người ngọc ở miền Đông Lớn nhỏ trong làng thảy mến trông” - Bài “Chạy Tây” thể hiện niềm xót thương trước cảnh “xẻ đàn tan nghé” của nhân dân khi giặc tràn đến. * “Xúc cảnh” vừa oán trách triều đình vừa đặt ra hi vọng “chúa xuân đâu hỡi có hay chăng” và “chừng nào Thánh Đế ân soi thấu, một trận mưa nhuần rửa núi sông”. Song tiêu biểu vẫn là những bài văn tế. (?) Qua những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, sách giáo khoa đã trình bày quan điểm sáng tác của ông như thế nào? 2. Quan điểm sáng tác (7’) - Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tinh thần chiến đấu trong văn chương, dùng văn chương để chiến đấu cho chính nghĩa. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Văn chương như con thuyền tải đạo chở mấy cũng không đầy, không khẳm, không đắm. Dùng ngòi bút lông để đâm mấy thằng gian cũng không lệch, không nghiêng, Đạo ở đây là đạo lí chính nghĩa của nhân dân, nó khác đạo đức cương thường của triết lí Khổng Tử. - Ông đã cống hiến cho đời những trang thơ, văn có sức sống. Nói cách khác văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo để phát huy giá trị tinh thần: “Văn chương ai chẳng muốn nghe Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần” - Văn chương phải tỏ rõ sự khen chê công bằng “Học theo ngòi bút chí công Trong thi cho ngụ tấm lòng xuân thu” (Xuân Thu đ Kinh xuân thu do Khổng Tử sửa lại ngụ ý khen chê rõ ràng). (?) Những nét chính trong nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì? ? Tại sao nói thơ văn Đồ Chiểu nêu cao lí tưởng nhân nghĩa? Lấy ví dụ và phân tích? 3. Nội dung (7’) a. Nêu cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa + Lục Vân Tiên là tác phẩm truyền dạy cho con người về đạo đức chân chỉnh. Nó mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Chàng thư sinh họ Lục vừa đẹp đẽ, khoẻ khoắn, cao thượng biết sống nhân hậu thuỷ chung, nhân cách thẳng ngay, cao cả, “Lộ kiến bất bình bạt đao tương trợ”, đánh cướp cứu người, diệt giặc cứu nhân độ thế. Nguyệt Nga biểu hiện tình yêu chung thuỷ. Tử Trực đã thể hiện tình bạn chân thành. Tiểu Đồng, Vân Tiên thể hiện tình thầy trò... tất cả là sự gắn kết giữa con người trên cơ sở đạo đức. ? Nội dung này được biểu hiện như thế nào? ? Lấy ví dụ? b. Lòng yêu nước thương dân + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. - Thảm hoạ “xẻ đàn tan nghé” trong cảnh “chạy Tây”. Cả một vùng trù phú vào bậc nhất bỗng chốc tàn tành mây khói. Kẻ thù chà đạp lên tấc đất ngọn rau, giành chiếm bát cơm manh áo, cướp đi bao sinh mạng đồng bào. - Nguyễn Đình Chiểu vạch tội quân giặc cướp nước, bè lũ bán nước “chia rượu lạt, gặm bánh mì”, bơ thừa, sữa cặn. - Thơ văn ông góp một tiếng nói tuyên truyền, vang lời kêu gọi cứu nước. “Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam giúp đời cái nghĩa đáng làm nên hư nào lại” (Tế Trương Công Định). “Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”. + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. * Tế Trương Định * Phan Tòng * Đốc Binh Là - Tất cả đều nặng lòng với hai tiếng trung quân, nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại chiếu chỉ nhà vua phất cao cờ nghĩa cùng nhân dân chống lại kẻ thù. * Những người nông dân nghèo đã vươn mình đứng dậy chiến đấu, trở thành nghĩa sĩ làm rạng ngời chân lí cao đẹp, thà chết vinh còn hơn sống nhục. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). * Kì Nhân Sư trong tác phẩm Ngư tiều y thuật (Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca) không làm gì để cứu vãn tình thế đất nước đã tự xông mắt mình cho mù chứ không chịu phụng sự quân giặc. “Thà cho trước mắt mù mù Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân” “Dù đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ” + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nuôi dưỡng niềm tin cho nhân dân trước những khó khăn thất bại. * Niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng “Chừng nào Thánh đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rửa núi sông” (HS đọc SGK) ? Nêu những nét chính về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? 3. Nghệ thuật (6’) 3.1. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mộc mạc, bình dị mà có sức chinh phục lòng người. + Nó ẩn náu trong cảm xúc, ít bộc lộ ra bên ngoài bằng sự chau chuốt, bóng bẩy. “Nhiều khi phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng). Lời của ông Quán trong “Lục Vân Tiên” (đoạn trích “Lẽ ghét thương”) không hề gọt đẽo cầu kì mà nôm na nhưng người đọc không thể bỏ qua. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Chân chất mà dựng lại cả dáng vóc dân tộc thời đánh Tây buổi đầu của đồng bào Nam Bộ. Sự đúc kết giản dị mà sâu sắc đầy sức thuyết phục của Kì Nhân Sư “sự đời khá khuất đôi tròng thịt/Lòng đạo xin tròn một tấm gương”. (?) Thế nào là bút pháp lí tưởng hoá và bút pháp hiện thực? (?) Bút pháp ấy được thể hiện như thế nào? 3.2. Sự kết hợp giữa bút pháp lí tưởng hoá và bút pháp hiện thực. - Bút pháp lí tưởng hoá là bút pháp xây dựng được những nhân vật mang tính chất tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng của tác giả, điều tác giả mong muốn cuộc sống nên có và sẽ có. - Bút pháp lí tưởng hoá không lấn át những chất liệu cuộc đời mà Nguyễn Đình Chiểu từng trải nghiệm. Nên tính hiện thực vẫn đậm nét trong thơ văn ông. + Hình ảnh người nông dân Cần Giuộc đã tương xứng với họ ở ngoài đời + Nguồn cảm hứng của nhà thơ rất chân thành sâu sắc, vẽ lên cảnh chạy Tây “xẻ đàn tan nghé” làm rưng rưng lòng người, đủ sức đi vào trái tim bạn đọc. + Cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng - những nạn nhân của chiến tranh muôn đời đã được Nguyễn Đình Chiểu tái hiện thật chân thực vẫn còn mãi mãi nức nở trên trang giấy... Tất cả làm nên giá trị hiện thực trong thơ văn thầy Đồ Chiểu. (?) Nhân vật trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện thế nào? 3.3. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ góp thêm cho nền văn học nước nhà phong phú đa dạng. + Các nhân vật từ lời nói, đến hành động thể hiện tình cách của người Nam Bộ: Mộc mạc, chất phác, thẳng ngay, nặng nghĩa nặng tình rất mực yêu thương, căm ghét cũng đến điều (Vương Từ Trực, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng...) Họ sống vô tư, hết mình, ít bị ràng buộc bởi lễ nghi, phép tắc, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lơn. Họ có khi nóng nảy, bộc trực nhưng ân nghĩa, ân tình. + Lời văn thiên về truyện nôm mang tính chất diễn xướng của văn học dân gian miền Nam. + Ngôn ngữ mang đậm tính địa phương miền Nam tạo cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vẻ riêng không lẫn với bất cứ ai. (?) Bốn đặc điểm về nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giúp ta rút ra kết luận gì? - Mượn lời của giáo sư Nguyễn Đình Chú: “Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trước làn gió nhẹ. Nó là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, nó là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen”. Tiếng thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn vang giữa cuộc đời hôm nay và mãi mãi sau. (?) Tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu trong các tác phẩm đã học? (?) Nội dung ấy có ý nghĩa như thế nào? III. Kết luận (SGK, tr. 40) (2’) IV. Luyện tập (6’) - Tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng của một nhà nho. Nó biểu hiện cụ thể qua sáng tác văn chương ở hai giai đoạn. a. Giai đoạn trước năm 1858 (Trước khi Pháp xâm lược). Đó là tư tưởng nhân nghĩa truyền thống: “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” (Lục Vân Tiên) Tư tưởng nhân nghĩa truyền thống ấy biểu hiện: Nhân - hiếu - tín - lễ - nghĩa. Tất cả đều thể hiện trong các nhân vật qua tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Hiếu thảo như Lục Vân Tiên, chung thuỷ giữ trọn chữ nghĩa như Kiều Nguyệt Nga. Đúng là con người giữ được chữ nhân, chữ tín, chữ lễ như Tử Trực, Tiểu đồng, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều... Các nhân vật phản diện (hiện thực khách quan) như Bùi Kiệm, cha con Võ Thái Loan, Trịnh Hâm, Thái Sư chỉ để khẳng định con người nhân nghĩa. b. Khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu đã từ tư tưởng nhân nghĩa của nhà Nho truyền thống chuyển thành yêu nước căm thù giặc: + Đau xót trước cảnh sẻ đàn, tan nghé (Chạy giặc) + Ngậm ngùi trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc và hi vọng ở một ngày tốt đẹp. + Ca ngợi những người dân kể cả những người đứng trong hàng ngũ viên lữ đứng lên đánh giặc. + Xây dựng lên hình tượng mang tính tự thuật như Kì Nhân Sư để khẳng định tư tưởng, hành động bất hợp tác với giặc. Nhân vật này đã tự xông cho mắt mù không muốn nhìn thấy thực trạng của đất nước: “Thà cho trước mắt mù mù Chẳng thà nhìn thấy kẻ thù quân thân” - Vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc trong thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta. c. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’) Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học. - Nêu những nét chính về nội dung thơ văn Đồ Chiểu. Bài mới: chuẩn bị bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc * Yêu cầu: Đọc và nắm kiến thức về hoàn cảnh s
Tài liệu đính kèm: