Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 20: Làm văn Trả bài số 1 - Ra đề số 2 (làm ở nhà)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 20: Làm văn Trả bài số 1 - Ra đề số 2 (làm ở nhà)

 Tiết 20 , Làm văn Lớp 11D2

 TRẢ BÀI SỐ 1 - RA ĐỀ SỐ 2 (LÀM Ở NHÀ)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức, kĩ năng

 1. Thấy được những ưu điểm và hạn chế về nội dung cũng như hình thức của bài viết, nhất là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để phân một đoạn trích một cách sáng tạo.

 2. Tích luỹ kinh nghiệm viết văn để viết tốt hơn các bài tự luận và phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội trong cuộc sống hằng ngày.

 3. Rèn kĩ năng tự thẩm định và tự chữa lỗi để hoàn thiện văn bản.

2. GDTTTC: Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình tạo lập văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 20: Làm văn Trả bài số 1 - Ra đề số 2 (làm ở nhà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2007 Ngày giảng: 10/10/2007
 Tiết 20 , Làm văn	Lớp 11D2
 Trả bài số 1 - Ra đề số 2 (làm ở nhà)
Phần chuẩn bị
Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức, kĩ năng
	1. Thấy được những ưu điểm và hạn chế về nội dung cũng như hình thức của bài viết, nhất là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để phân một đoạn trích một cách sáng tạo.
	2. Tích luỹ kinh nghiệm viết văn để viết tốt hơn các bài tự luận và phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội trong cuộc sống hằng ngày.
	3. Rèn kĩ năng tự thẩm định và tự chữa lỗi để hoàn thiện văn bản.
2. GDTTTC: Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Phương tiện Thực hiện
	- Thiết kế bài dạy
	- Dàn ý, bảng lỗi mẫu
III. Cách thức tiến hành
	 GV tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, GV đưa lỗi mẫu HS sửa.
B. Tiến trình dạy học
	* ổn định tổ chức lớp (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Bài mới
	* Lời vào bài (1’) 
B
ài số 1 các em đã viết một tiết ở trên lớp, để nhìn lại những ưu, nhược điểm trong bài viết, ta vào tiết học trả bài số 1.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(?) Em hãy đọc lại đề bài viết số 5?
(?) Đề bài có những yêu cầu gì?
(?) Trong quá trình viết em đã vận dụng những kiến thức và kĩ năng nào? Có gì thuận lợi và khó khăn?
GV trả bài, đọc kết quả
(?) Em tự nhận xét về những ưu nhược điểm trong bài viết? (Gọi từ 3-4HS)
(?) Với những lỗi sai này em sửa như thế nào?
(?) Nêu các ý chính của bài viết ?
I. Đề bài - Tìm hiểu đề (4’)
- Viết lại đề bài: (Đã thể hiện ở tiết ra đề)
- Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài chứng minh một nhận định văn học.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng về lập luận chứng minh và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phạm vi kiến thức sử dụng: Vào phủ chú Trịnh.
- Thuận lợi: kiểu văn bản đã được học.
- Khó khăn: Đây là một đoạn trích chưa được đọc toàn bộ tác phẩm nên gặp nhiều khó khăn để làm bài sáng tạo.
II. Trả bài, kết quả (4’)
1. Trả bài
2. Kết quả:
- Lớp 11D2: điểm 4: 16; điểm 5: 17; điểm 6: 3
III. Nhận xét (12’)
1. Ưu điểm:
+ Xác định đúng đề, triển khai tương đối đủ ý.
+ Biết chứng minh làm rõ vấn đề.
+ Hành văn lưu loát, có chuyển ý.
+ Nhiều bài viết đã xây dựng được văn bản có bố cục rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc.
+ Có nhiều bài viết khá.
2. Nhược điểm:
+ Triển khai ý chưa sâu sắc
+ Cần biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
IV. Chữa lỗi (Kèm bài học sinh) (12’)
- Lỗi chính tả:
+ Chúa Chịnh => Chúa Trịnh
+ Chịnh cán => Trịnh Cán 
+ Lớn nên => Lớn lên
+ Sót thương -> xót thương
+ Đặc việt => Đặc biệt
- Dùng từ
+ ông quả là một tay chữa bệnh tài tuyệt.
+ Trông Trịnh Cán chẳng khác gì một con vật.
- Câu: Nhiều HS viết văn chưa biết viết câu đúng ngữ pháp (có lỗi kèm theo)
- Đoạn văn chưa biết liên kết chặt chẽ
- Diễn đạt lủng củng: nhiều ý trong 1 đoạn văn
V. Gợi ý làm bài (9’)
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm
- Giới thiệu về vấn đề của đề ra
2. Thân bài: (đã thể hiện ở tiết 4 ra đề)
3. Kết bài: 
- Nhìn lại một cách khái quát
- Bài học rút ra qua đoạn trích
	VI. Ra đề số 2 (về nhà làm) (1’)
A. Đề: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến 
B. Đáp án - biểu điểm
Đáp án:
a. Yêu cầu chung
- Về nội dung: đề bài yêu cầu nêu con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.
- Về nghệ thuật: học sinh cần chỉ ra, phân tích, đánh giá về giá trị nghệ thuật để thấy tâm trạng của nhà thơ.
- Về kiểu bài: học sinh nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về phân tích thơ trữ tình.
b. Yêu cầu cụ thể:
	Học sinh có thể cảm thụ, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đúng kiểu bài và phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:
Đây là bài nghị luận phân tích, có chứng minh và bình giảng. Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý.
a. Con người nhà thơ qua cảnh thu
- Điểm nhìn của nhà thơ qua cảnh thu
+ Quê Bình Lục - Hà Nam vùng chiêm trũng nên lắm ao
+ Nhiều ao nên thuyền câu trở lên bé nhỏ
+ Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng
+ Nhìn lên thấy trời xanh cao, mây lơ lửng
+ Lối đi vào làng tre trúc mọc san sát.
-> Nhà thơ có tài quan sát, phát hiện một cách tinh tế màu sắc của mùa thu.
- Cảnh thu qua tấm lòng của thi nhân.
+ Màu xanh của “sóng biếc” của tre trúc, của mây trời.
+ Có màu vàng đâm ngang của chiếc lá rụng
+ Âm thanh tĩnh lặng
+ Gió khẽ khàng thổi nhẹ
-> Phải chăng đó là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. Một tấm lòng yêu nước thầm kín sâu sắc và mãnh liệt nhưng gợi một chút buồn
b. Một nỗi buồn thầm kín
+ Làm quan nhưng không tìm thấy con đường “Chí quan trạch dân”
+ Ông tìm về để giữ cho mình tiết sạch giá trong
+ Bi kịch của người tri thức Nho học
+ Ông đành tựa gối ôm cần
-> Nghĩa là tìm đến cảnh “Cày nhàn câu vắng”, đành ấp ủ bao nỗi buồn đau không thể nói thành lời.
c. Nỗi lòng ấy thật đáng quý
+ Ông biết và giàu lòng yêu, gắn bó với làng quê ngay cả những lúc cuộc đời buồn nhất.
+ Ông buồn cái buồn của muôn người, buồn vì tình cảnh chung và trong đó cả nỗi buồn riêng. Không phải ai ở vào hoàn cảnh của ông có được nỗi buồn này. Hãy nghe Nguyễn Khuyến tâm sự “Sách vở ích gì cho buổi ấy/ áo xiêm luống những thẹn thân già”.
II. Biểu điểm
* Điểm 10
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
* Điểm 8
- Nội dung: chưa đủ ý nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi nhỏ.
* Điểm 6
- Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 2/3 số ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi.
* Điểm 4
- Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/2 số ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi.
* Điểm 2
- Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/3 số ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục tương đối rõ ràng. Còn mắc một số lỗi.
* Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
C. Hướng dẫn học sinh học học và làm bài tập (2’)
	1. Bài cũ: lập dàn ý chi tiết cho đề đã ra
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
	Yêu cầu: - Đọc và diễn cảm bài văn tế.
- Tìm đọc thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 20 - CB 11.doc