Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 19: Bài ca Phong Cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 19: Bài ca Phong Cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

TIẾT 19, VĂN 11D2

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

- Chu Mạnh Trinh -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình

2, GDTTTC: tình yêu quê hương đất nước

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Gợi tìm, đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5495Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 19: Bài ca Phong Cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2007	Ngày dạy: 08/10/2007
Tiết 19, Văn	11D2
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Chu Mạnh Trinh -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1, Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.
- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình
2, GDTTTC: tình yêu quê hương đất nước
II. Cách thức tiến hành
Gợi tìm, đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi
III. Phương tiện dạy học 
SGK + SGV + TLTK
Thiết kế bài giảng
Một số ảnh tư liệu về Chùa Hương
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Giới thiệu bài mới
* Lời vào bài (1’)
C
hùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta, đã trở thành nguồn cảm hứng cho thi nhân bao đời nay. Một trong những bài thơ đề vịnh phong phú nhất về Chùa Hương có bài thơ nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Bài học hôm giúp các em hiểu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (HS đọc SGK)
(?) Nêu những nét chính về tác giả Chu Mạnh Trinh? 
(?) Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
(?) Em có hiểu biết gì về quần thể thắng cảnh Hương Sơn, hãy trình bày?
I. Tìm hiểu chung (11’) 
1. Tác giả (3’)
- Chu Mạnh Trinh: Sinh 1862 và mất 1905, đỗ Tiến Sĩ 1892 (30 tuổi) 
+ Ông là nhà thơ tài hoa của thơ ca Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ông thạo đủ cầm, kì, thi hoạ, giỏi về nghệ thuật kiến trúc.
- Năm 1905 đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều tại Hưng Yên.
- Là người có công trong việc trùng tu, tôn tạo chùa Thiên Trù- ngôi chùa nổi tiếng trong quần thể Hương Sơn. 
- Là người có sáng tác thơ về Hương Sơn được đánh giá là hay nhất từ trước đến nay: Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
2. Hoàn cảnh sáng tác (2’)
- Bài hát nói này tương truyền được sáng tác năm 1903, trong dịp Chu Mạnh Trinh trùng tu chùa Thiên Trù ở Chùa Hương .
- Giới thiệu về chùa Hương.
+ Hương Sơn thường gọi là Chùa Hương là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng của huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. 
+ Lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mùa xuân từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. 
(?) Bài ca này nên đọc như thế nào cho phù hợp?
(?) Xác định bố cục văn bản bài hát nói và nội dung của mỗi phần ?
3. Đọc và giải nghĩa từ khó (3’)
- Giọngđọc thể hiện được niềm yêu mến say mê của nhà thơ trước một cảnh trí thiên nhiên kì thú. Chú ý nhấn giọng các từ láy và những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm như: nôn non, nước nước, mây mây, thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thảm, gập ghềnh
- Giải thích khó: đọc dưới các chân trang
4. Bố cục bài hát nói (3’)
- Bài thơ được cấu tạo thể thơ hát nói. Nó gồm 3 phần:
+ Đoạn 1: Khổ thơ đầu, “Bầu trời... Có phải” ý của đoạn là cái nhìn bao quát về không gian, tính chất của Hương Sơn.
+ Đoạn 2: 12 câu tiếp theo: “Thỏ thẻ rừng mai.. xếp đặt” gợi tả cảnh vật cụ thể của Hương Sơn. 
+ Đoạn 3: Còn lại (3 câu). Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo và lòng yêu thiên nhiên. 
II. Đọc – hiểu (25’)
 (HS đọc 4 câu đầu). 
(?) Một cái nhìn bao quát được thể hiện ở câu thơ nào? giọng điệu của thơ ra sao? 
1. Một cái nhìn bao quát về bầu trời cảnh bụt của Hương Sơn (7’)
- Một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với chùa Hương được thể hiện ở câu: “Bầu trời cảnh bụt”. Nhà thơ chỉ ra cảnh tượng “kìa non nước nước mây mây”.
Đó là không gian của núi non, sông nước, mây trời. Núi non soi mình bên dòng suối Yến. Mây trời lồng lộng trên quần thể Hương Sơn. Cái thú đến với Hương Sơn là đến với “Bầu trời cảnh bụt” là sự ao ước của bao người trong đó có nhà thơ “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay”. Cảnh vật hiện ra là cảnh của thiên nhiên và cảnh tôn giáo. Lòng ngưỡng mộ với cảnh phật cộng với cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Chu Mạnh Trinh đã bật lên câu hỏi “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”.
- Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc. Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, bảng lảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường. Con người đến nơi này như rũ sạch mọi thứ phàm tục. Bốn câu thơ đầu tạo cảm xúc cho bài thơ hát nói.
(?) Trong ba khổ thơ giẵ, tác giả tập trung miêu tả những nét đẹp nào của Hương Sơn?
(?) Những đối tượng nào được nhắc đến trong khổ thơ “Thỏ thẻ giấc mộng”?
(?) tác giả sử dụng những chất liẹu gì để gợi cảnh?
(?) Tác giả miêu tả cảnh vật như thế nào? 
(?) Phân tích giá trị thể hiện của các từ láy: thỏ thẻ, lững lờ và thủ pháp nhân hoá trong khổ thơ trên?
(?) Đến khổ thơ 3 + 4, bút pháp miêu tả có gì đáng chú ý?
(?) Theo tác giả, ở Hương Sơn cảnh vật nổi bật nhất là cảnh nào?
2. Miêu tả cảnh đẹp Hương Sơn (11’)
- Trong ba khổ thơ giữa, tác giả tập trung miêu tả thể hiện những nét đẹp tiêu biểu của Hương Sơn: vẻ đẹp thần tiên siêu thoát, đạm màu thiền và vẻ đẹp kì thú tự nhiêm mà hết sức gần gũi đối với con người.
- ở khổ thơ thứ 2: tác giả đã chú ý thể hiện hình ảnh của cảnh vật và con người gợi không khí thần tiên. Bằng cách ấy, Chu Mạnh Trinh đã làm bật lên vẻ đẹp siêu thoát, thanh tịnh, mang đậm màu thiền của cảnh trí Hương Sơn.
- Hình ảnh, âm thanh là những chất liệu chính để gợi cảnh. Đó là hình ảnh chủa chim, cá, của khách tang hải:
+ Âm thanh: thỏ thẻ của tiếng chim mổ vào trái mơ (Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái).
+ Tiếng kinh niệm phật, tiếng chuông chùa (Văng bên tai một tiếng chày kình) Những hinhf ảnh và âm thanh đó giúp người đọc càm nhận một cách rõ ràng hơn vẻ đẹp thanh tịnh, siêu thoát, hết sức thi vị của Hương Sơn.
- Những từ láy: thỏ thẻ, lững lờ gợi ra hình ảnh sinh động về cảnh vật: chim mổ nhẹ vào trái cây, cá gần như bất động giữa làn nước trong. Thủ pháp nhân hoá được sử dụng trong hai câu thơ này đem đến cho khoái cảm nghệ thuật rất thú vị. Trong cảm nhận của tác giả, hình ảnh chim ăm trái giống như động tác cúng vái của phật tử. Con cái bơi lững lờ giống như đang chìm đắm vào tiếng kinh niệm Phật. Trong thế giới ấy, các con vật cũng mang dáng dấp của những tín đồ nhà Phật.
- ở hai khổ thơ tiếp, tác giả tập trung làm rõ vẻ kì thú tự nhiên mà cũng rất gần gũi thân thuộc của cảnh sắc Hương Sơn:
+ Nhà thơ giới thiệu hàng loạt kiến trúc thiên tạo và nhân tạo: suối, chùa, hang động Những kiến trúc ấy hiện ra trong sự đan cài hoà quyện tạo nên một không gian nhiều tầng: Này suối Giải Oan, này chùa Cửu Võng, Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh. Thủ pháp liệt kê liên tiếp góp phần gợi ra sự phong phú đa dạng của cảnh sắc và một không gian trùng điệp với nhiều suối, hang, động, chùa bất tận, không sao kể hết
- Cảnh sắc tiêu biểu và đạc sắc của Hương Sơn:
+ Có đá ngũ sắc (năm mầu)
+ Có “hang lồng bóng nguyệt”
+ Có lối đi lên uốn tựa thang mây.
Tất cả đều là cảnh tiêu biểu và đặc sắc của Hương Sơn.
(?) Tác giả miêu tả cảnh ấy bằng cách nào? 
- Tác giả sử dụng những từ tạo hình (phương thức láy): Long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh, kết hợp với cảm hứng khoan khoái, ngây ngất của nhân vật trữ tình.
 - Sử dụng thủ pháp so sánh, liên tưởng: Nhác trông lên, Đá ngũ sắc, Thăm thẳm , Gập ghềnh
(?) Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả này? 
(?) Hai câu thơ Chừng giang sơn  xếp đặt có ý nghĩa gì?
- Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí của thần tiên, xa lánh với cõi trần đầy bụi bặm. 
- Cách miêu tả làm cho bức tranh Hương Sơn nên thơ nên hoạ: “Nhác trông lên... Dệt” ->Câu thơ nhất mực trong sáng. Đó là sản phẩm của một cảm hứng thẩm mĩ cao độ. Yêu cái đẹp của cảnh vật đã gắn liền với lòng yêu quê hương đất nước. 
- Hai câu thơ là những câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm trạng say đắm trước cảnh bầu trời cảnh bụt.
 (HS đọc đoạn cuối SGK). 
(?) Sự hoà quện giữa cảm hứng tôn giáo và tình yêu quê hương đất nước để thể hiện như thế nào? 
3. Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu quê hương đất nước (7’)
- Lần tràng hạt niệm nam mô phật 
+ Cửa từ bi công đức 
(Tràng hạt: chuỗi hạt làm thành vòng mà các phật tử thường dùng để lần từng hạt khi đọc kinh, niệm phật. A di đà là tên một vị phật thờ trong chùa. Từ là thương yêu chúng sinh nhất mực như mẹ thương con. Bi là thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của chúng sinh). 
- Cảnh vật mang màu sắc tôn giáo (đạo phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với yêu cái đẹp của thiên nhiên: “Thỏ thẻ rừng mai”, “Lững lờ khe Yến”, “Lồng bóng nguyệt”, “Uốn thang mây”. 
- Lời kết của bài thơ nhưng lại có sức vang ngân tưởng chừng không dứt trong lòng thi nhân. Nó còn ngân nga mãi trong lòng người đọc xưa, cả hôm nay và mai sau để ngợi ca những con người góp phần làm cho Hương Sơn thêm đẹp, thể hiện tình yêu say đắm đối với non sông đất nước.
(?) Em có nhận xét gì về sự hoà quyện này? 
Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm này với lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân. Nó trọn tạo ra sự thanh cao, tinh khiết, lâng lâng của hồn người. Cảm hứng tôn giáo không phải là sự mê tín dị đoan mà là một nhu cầu tinh thần mang tính người của một bút pháp tài hoa.
(?) Bài thơ có những thành công gì về nghẹ thuạt và nội dung?
(Tham khảo phần ghi nhớ SGK)
III. Tổng kết (3’)
1. Nghệ thuật 
- Bài ca ghi nhận một bút pháp, một giọng thơ, một năng lực gợi cảm, gợi tình đầy tài hoa của một tấm lòng yêu cái đẹp của thiên nhiên đất nước. 
2. Nội dung 
 Miêu tả cảnh vật nên thơ, nên hoạ của Hương Sơn. Đồng thời thể hiện sự hoà quện giữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính, trang nghiêm với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp.
IV. Luyện tập (3’)
C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’)
1. Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn
- Luyện đọc diễn cảm bài hát nói.
- Tìm đọc các bài thơ khác của Chu Mạnh Trinh.
2. Bài mới: Chuẩn bị lập dàn ý trả bài số 1 – Ra đề số 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 19 - CB 11.doc