Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 16: Làm văn Luyện viết đoạn văn phân tích

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 16: Làm văn Luyện viết đoạn văn phân tích

Tiết 16, Làm văn LỚP 11D2

LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về lập luận phân tích.

- Viết được lập luận phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.

2. Giáo dục TTTC: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc sáng tạo

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 16: Làm văn Luyện viết đoạn văn phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2007	Ngày dạy: 03/10/2007
Tiết 16, Làm văn	Lớp 11D2
Luyện viết đoạn văn phân tích
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu học
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về lập luận phân tích.
- Viết được lập luận phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
2. Giáo dục TTTC: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. Cách thức tiến hành 
Gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc sáng tạo
III. Phương tiện thực hiện 
SGK + SGV + Bài soạn
B. Tiến trình lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong qua trình luyện tập
II. bài mới
* Lời vào bài (1’)
 T
rong văn bản nghị luận, phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính chất tất yếu bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và không thể thuyết phục được người nghe người đọc. Để cúng cố kiến thức đã học, chúng ta vào bài Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Hãy nêu vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích?
HS đọc phần 1, 2 SGK 
(?) Phần 1 và 2 của SGK cần lưu ý ta về vấn đề gì?
* Vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích (3’)
- Trong văn bản nghị luận, phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính chất tất yếu bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và không thể thuyết phục được người nghe người đọc.
- Mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề; do đó nếu có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại. Nói cách khác, phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên “hồn vía” cho văn bản nghị luận.
I. Chuẩn bị (10’)
1. Bài 1: Luyện tập thao tác lập luận phân tích một vấn đề xã hội
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự tin:
- G/thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn.
- Những biểu hiện của thái độ tự ti.
- Tác hại của thái độ tự ti.
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ.
- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ.
- Tác hại của thái độ tự phụ.
c. Xác định thái độ hợp lí: đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế vàkhắc phục mặt yếu.
2. Bài 2: Luyện tập thao tác lập luận phân tích một hình ảnh văn học
xác định các ý chính cần có:
- Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ Lôi thôi, ậm oẹ.
- Phân tích nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: Sĩ tỉ vai đeo lọ lôi thôi/ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Quan trường miệng thét loa ậm oẹ/ ậm ẹo quan trường miệng thét loa.
- Phân tích sự đối lập giữa hai hình ảnh sỉ tử và quan trường.
- Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa.
b. Xác định cách lập luận: Tổng – phân – hợp.
- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.
- Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cú pháp, hình ảnh.
- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay.
II. Hướng dẫn học sinh làm làm bài (25’)
- SGK lưu ý chúng ta về vấn đề chọn đề tài phân tích. Bao gồm:
+ Về cách sống
+ Cách giao tiếp ứng xử
+ Phong tục tập quán
+ Nếp sống...
+ Những vấn đề (nội dung) trong tác phẩm đã học ở lớp 10 hoặc lớp 11. Sau đó viết một đoạn phân tích về mặt nào đó mà em thích thú.
- Trong phần gợi ý, SGK nêu:
+ Chọn bất cứ một đề tài nào trên đây
+ Dự kiến cách phân tích 
- Phân tích những yếu tố nào?
- Quan hệ giữa chúng ra sao? 
- Phân tích nhằm hướng tới mục đích gì?
+ Chọn một yếu tố và viết thành một đoạn văn. 
(?) Tự chọn đề tài và gợi ý của SGK khi phân tích, em hãy chọn đề tài cụ thể (Phân tích theo tổ để chuẩn bị - lớp chia làm 4 tổ) 
- Tổ 1: Quê hương là niềm thao thức với người xa xứ. 
- Tổ 2: Cha ông ta tạc bức tượng trăm tay nghìn mắt trong chùa.
- Tổ 3: Phân tích một yếu tố thuộc nội dung trong bài Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 
- Tổ 4: Nguyễn Du với người phụ nữ có tài, có tình trong xã hội cũ. 
Các thành viên trong tổ đều chuẩn bị. 
(?) Dự kiến cách phân tích của từng đề tài?
Tổ 1: Quê hương, là niềm thao thức với người xa xứ 
- Mỗi người đều có một quê hương, có tổ ấm gia đình
- Quê hương lưu giữ những kỉ niệm của một thời.
- Sống bươm trải con người Việt Nam thường có tâm lí hướng về cội nguồn, lá rụng về cội.
- Nhất là lúc con người sống hạnh phúc và trưởng thành thường nhớ về quê hương. Kể cả lúc, con người đang phải chịu gian nan nhất. 
- Sống ở nơi đất khách quê người, con người ít nhiều có sự kì thị dân tộc.
Vì vậy quê hương luôn là niềm thao thức với người xa xứ.
Kết luận: Phân tích nội dung trên đây nhằm khắc sâu tình yêu quê hương đất nước đối với mỗi người. 
Tổ 2
- Cha ông ta tạc bức tượng trăm tay nghìn mắt trong chùa.
+ Đây là một công trình kiến trúc độc đáo ở đường nét, ở sự phối cảnh giữa tay và mắt cơ thể con người.
+ Thể hiện nhận thức của người xưa về “giàu hai con mắt khó hai bàn tay”. Mắt là tâm hồn, tay là công cụ.
+ Mắt còn là một phần của trí tuệ biết nhìn xa trông rộng. Tay không chỉ là công cụ của lao động mà còn là công cụ của sự giao tiếp trong đời sống tinh thần. 
+ Trăm tay có thể phát hiện được, nhưng nghìn mắt thì ở đâu trên hình hài bức tượng? Mỗi đầu ngón tay là một con mắt. Vậy trăm tay phải là nghìn mắt.
+ Liên hệ với cuộc sống đời thường ta vô cùng cảm thông với những người khiếm thị, những người thương binh, những người chẳng may mất cánh tay. 
Kết luận: Phân tích nội dung trên đây nhằm:
+ Khắc sâu cái tài, cái tình của cha ông
+ Nhắc nhở mọi người biết chăm sóc, giữ gìn bàn tay đôi mắt của mình. 
Tổ 3
- Nỗi buồn chìm đắm trong cô đơn của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bốn câu thơ đầu “Đêm khuya... chưa tròn” 
+ “Đêm khuya” gợi ra không gian và thời gian 
+ “văng vẳng trống canh dồn” là tiếng trống cầm canh từ xa vọng lại. Tiếng trống thì dồn thúc mà lòng người thì tĩnh lặng chìm đắm trong cô đơn. Miêu tả cái động để diễn tả cái tĩnh. 
+ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Hồng nhan là nhan sắc của người đàn bà. Sắc đẹp đấy, tài tình đấy mà vẫn cô lẻ, trơ trọi. Nằm không một mình, người phụ nữ chờ chồng mà vẫn bặt vô âm tín.
+ Liên hệ với ca dao “Tối tối chị giữ lấy chồng/chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài”. Với thơ Hồ Xuân Hương: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/năm thì mười hoạ hay chăng chớ/một tháng đôi lần có cũng không”. 
+ Người buồn thường mượn rượu để tiêu sầu. Xuân Hương cũng thế “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Xuân Hương càng uống càng tỉnh, càng thấy cô đơn “sầu vẫn sầu”. 
+ Cuộc đời lỡ dở. Nó như “vầng trăng bóng xế”. Nàng sắp già rồi mà vẫn cô độc, lẻ loi như vầng trăng “khuyết chưa tròn”. 
+ Âm hưởng của câu thơ nghe chà xát đến da diết. Xuân Hương thương mình trong một bài thơ đầy nước mắt. 
Kết luận: 
+ Phân tích bốn câu thơ trong bài Tự tình để thấy được khát vọng về tuổi xuân, tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ, dù là Xuân Hương hay ai nữa cũng vậy. 
+ Thấy được giá trị nhân văn sâu sắc khi nhà thơ lên tiếng đòi quyền sống cho con người. 
+ Muốn giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, phải đem lại tình yêu và hạnh phúc thực sự cho họ
Tổ 4 
- Nguyễn Du với người phụ nữ có tài, có tình trong xã hội cũ. 
+ Mọi đau khổ của con người trong xã hội cũ dường như Nguyễn Du dành nhiều cho người phụ nữ. Từ Đạm Tiên tiền kiếp của Kiều đến người đàn bà gảy đàn ở Long thành, Tiểu Thanh cách Nguyễn Du ba trăm năm... Tất cả đã giúp Nguyễn Du xót xa cất lên lời “Đau đớn thay phận đàn bà”. 
+ Nguyễn Du tập trung ngòi bút của mình để ca ngợi cái tài, tình nhan sắc của người phụ nữ (Đạm Tiên, Kiều, Tiểu Thanh...).
+ Nguyễn Du chạm vào nỗi đau muôn thuở của cuộc đời. Đó là “Hồng nhan bạc phận”. Nguyễn Du không lí giải được vì sao? Nguyễn Du không tìm được câu trả lời. Nhà thơ có lúc quay với chính mình (Độc Tiểu Thanh kí). 
+ Nguyễn Du chỉ còn biết than thở “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. 
+ Có lúc Nguyễn Du khuyên người ta “Tu là cõi phúc tình là dây oan”. 
+ Ông ca ngợi tình yêu con người rồi lại phủ nhận nó. Trong tư tưởng Nguyễn Du hẳn là mâu thuẫn.
+ Đó là mâu thuẫn giữa nhận thức tư tưởng tình cảm và giải pháp:
“Lòng thơ thức trắng giữa đem dài
Yêu nước non yêu vạn cảnh đời
Đời khổ mà không phương cứu khổ
Càng đau biết mấy Tố Như ơi!”
 (Gửi Tố Như - Huy Cận)
Kết luận: Phân tích những vấn đề trên nhằm mục đích
+ Thấy được tấm lòng thương người của Nguyễn Du
+ Thấy được mâu thuẫn ở Nguyễn Du 
+ Khẳng định: giải quyết mâu thuẫn ấy chỉ thực hiện được ở thời đại chúng ta, lật đổ chế độ phong kiến vạn ác đè nặng lên kiếp sống con người. 
III. Kết luận (4’)
- Các tổ thảo luận, trao đổi đề tài
- Giữa tổ nọ trao đổi tổ kia về đề tài của mình sao cho mỗi thành viên trong lớp có được bốn đề tài 
trong tay, về nhà hoàn chỉnh.
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Mỗi em sẽ viết 4 đoạn văn. 
Đọc thêm hai đoạn văn trong SGK 
2. Bài mới: chuẩn bị bài Lẽ ghét thương 
* Yêu cầu: Đọc văn bản, nắm chắc kiếm thức cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn bản và chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 16 - CB 11.doc