Giáo án Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản kì 1

Giáo án Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản kì 1

Tiết 01 + 02

Đọc văn

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích” Thượng kinh kí sự”)

Lê Hữu Trác

A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Giúp học sinh:

- Thấy được bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam những năm cuối TK XVIII đầu TK XIX.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng với đó là thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ

- Ổn định tổ chức lớp.

- Giới thiệu bài mới:

 

doc 83 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày . tháng.. năm 200
Tiết 01 + 02 
Đọc văn
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích” Thượng kinh kí sự”)
Lê Hữu Trác
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Giúp học sinh:
- Thấy được bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam những năm cuối TK XVIII đầu TK XIX.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng với đó là thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
C/ BÀI GIẢNG
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Đọc- hiểu văn bản
1/ Tác giả
- Lê Hữu Trác( 1724- 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương( nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên), có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. 
- Lê Hữu Trác sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, thi cử, khi gần 30 tuổi thì ông về sống tại quê mẹ ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
- Ông không những là một thầy thuốc giỏi mà còn là người mở trường truyền bá y học, soạn sách, mà trong đó bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian hơn 40 năm là một minh chứng.
2/ Tác phẩm: SGK.
Đoạn trích là một trong những đoạn tiêu biểu của tác phẩm Thượng kinh kí sự ghi lại một cách chân thực bức tranh sinh hoạt của Trịnh phủ cũng như thái độ của tác giả.
II. Hướng dẫn, khám phá, tìm hiểu văn bản
1/ Bức tranh hiện thực sắc nét của phủ chúa Trịnh
+ Là nơi cực kì xa hoa, tráng lệ, lại thâm nghiêm làm nổi lên quyền uy tột bậc của nhà chúa:
- Vào phủ chúa phải qua nhiều cửa, với” Những hành lang quanh co nối tiếp nhau”, nơi nào cũng có người canh giữ” ai muốn ra vào phải có thẻ”, vườn hoa” cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi thơm”.
- Trong khuôn viên phủ chúa” người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”, nhiều cửa, mỗi cửa đều có lính canh” ai vào phải có thẻ”. ð Lễ nghi, rườm rà.
- Bên trong phủ là những nhà Đại đường, quyển hồng, gác tía với những đồ sơn son thiếp vàng.
- Đến nội cung, nơi thế tử nằm phải qua nhiều cửa, không có ánh sáng tự nhiên mà toàn bộ là thắp nếnð Thiếu thiên nhiên.
ð Sự quyền uy tối thượng và sự xa hoa xa xỉ của nhà Chúa.
+ Cung cách sinh hoạt:
- Nội cung gồm nhiều chiếu gấm, màn là, sập vàng, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít
- Ăn uống thì” Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”.
- Nghi thức: LHT phải qua nhiều cửa, mỗi cửa phải có lệnh mới được vào” Muốn vào phải có thẻ”. Khi gặp khám bệnh và khi xong đều phải lạy bốn lạy.
ð Lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm.
+ Tài quan sát tinh tế và ghi chép tỉ mỉ của tác giả:
- Thế tử: Một đứa bé ngồi chẫm chệ trên sập vàng để ông già lạy, lạy xong rồi khen” Ông này lạy khéo” ð Mỉa mai.
- Nơi ở của thế tử thâm nghiêm, kín cổng cao tường.
- Nơi thánh thượng ngự.
ð Tất cả thể hiện một cuộc sống xa hoa đáng lên án của của phủ Chúa.
2/ Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả
+ Tác giả đã bộc lộ, khi thì trực tiếp qua cảm xúc, ý nghĩ, khi thì gián tiếp thông qua cách miêu tả, ghi chép chân thực:
- Trước cảnh phủ chúa, tác giả đã nhận xét” Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường” và khái quát:
Cả trời Nam sang nhất là nơi đây.
- Khi ăn cơm, ông cảm nhận” Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
- Về bệnh của thế tử, ông nhận xét” Vì thế tử ở chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc qua ấm nên tạng phủ yếu đi”.
ð Mặc dù là khen nhưng thực ra tác giả dửng dưng trước cuộc sống vương giả và không đồng tình với nó, một cuộc sống qua thừa vật chất nhưng lại thiếu tự do, thiếu khí trời.
+ Thực ra, tác giả hiểu rõ căn bệnh của thế tử và đưa ra những luận giải hợp lí, thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả sẽ bị chúa giữ lại, mất tự do, bên cạnh đó là lương tâm thày thuốc và ông định chữa cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt nhưng lương tâm đã thắng. Ông đã quyết định chữa cho thế tử và bày tỏ chính kiến của mình( Tờ khải).
ð Là thày thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm. Là người có lương tâm và đức độ, có phẩm chất cao quý, có nhân cách đáng trân trọng. Ngay thẳng, không màng lợi danh.
3/ Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ: Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử nằm.
- Ghi chép trung thực từ việc ngồi chờ đến lúc xem bệnh. Chỉ với vài chi tiết nhỏ những khá đắt đã phơi bày được bộ mặt phủ chúa.
Cha là quan Hữu thị lang bộ Công.
Quyển cuối cùng là một tập thơ văn có tên là Thượng kinh kí sự.
- Nhận xét về cách miêu tả của LHT?
- Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa có gì khác?
Những chi tiết này tự phơi bày trước mắt người đọc đã thể hiện được giá trị hiện thực sâu sắc.
- Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
- Trước cuộc sống vương giả, tác giả có thèm muốn nó không, vì sao?
Có thể giáo viên phân tích thêm cho học sinh thấy được con người của thế tử Cán.
- Nhận xét chung về con người LHT?
- Nghệ thuật?
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Học sinh về tìm hiểu thêm về thể loại kí trong các tác phẩm khác.
- Chuẩn bị bài mới.
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 03
Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Thấy được giá trị của ngôn ngữ cũng như mqh giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
C/ BÀI GIẢNG
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Ngôn ngữ- Tài sản chung của xã hội
1/ Ngôn ngữ- Tài sản chung của xã hội
- Trong cuộc sống, con người luôn có sự giao tiếp để hiểu nhau. Tuy vậy, muốn giao tiếp được thì mỗi con người, mỗi dân tộc cần phải có một phương tiện chung, đó chính là ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố( địa phương, dân tộc), các quy tắc chung( từ ngữ, ngữ âm, chữ viết, ngữ pháp). Mà các yếu tố, quy tắc này phải được mọi người trong xã hội tạo ra và sử dụng thống nhất. ð Chung.
2/ Tính chung của ngôn ngữ
Gồm các yếu tố:
- Các âm và các thanh( phụ, nguyên âm, thanh điệu).
- Các tiếng( âm tiết) tạo ra bởi các âm và thanh.
- Các từ có nghĩa.
- Các ngữ cố định( Thành ngữ, quán ngữ).
- Phương thức chuyển nghĩa từ( ẩn dụ cố định). 
Vd: Đứng gió, cổ chai, suy nghĩ còn non
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu( Câu đơn, ghép).
3/ Ghi nhớ: SGK trang 13.
II. Lời nói- Sản phẩm riêng của cá nhân
- Khi giao tiếp: Ngôn ngữ ----- Ngôn từ ( Độc thoại, đối thoại)
 ( Chung) ( Riêng)
- Lời nói chứa đựng nội dung và hình thức có thể ngắn gọn hoặc dài.
- Lời nói được lưu lại bằng chữ viết ( Lời văn) nhờ đó con người có thêm sự giao tiếp là viết--- đọc( Ngoài nói và nghe).
- Khi phát ngôn ----- lời nói, khi viết ----- văn bản. Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có các yếu tố, quy tắc chung vừa mang nét riêng của cá nhân.
- Giọng nói của cá nhân có những nét riêng, nhờ đó mà ta có thể nhận ra một người nào đó chỉ bằng lời nói.
- Vốn từ ngữ cá nhân: Do thói quen dùng dựa trên lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội.
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc bằng phương thức tách từ, nhập từ, chuyển loại từ taoh nên nét mới.
VD: Tôi muốn tắt nắng đi buộc gió lại. Vội vàng- Xuân Diệu
- Tạo ra các từ mới.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Tại sao khi giao tiếp ta lại cần ngôn ngữ?
- Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung?
- Nêu các yếu tố chỉ tính chung của ngôn ngữ?
Giáo viên lấy vd phân tích cho hs.
- Có mấy kiểu giao tiếp?
Giáo viên lấy vd phân tích cho hs.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 04
Làm Văn
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Giúp học sinh: On lại những kĩ năng làm văn đã học trong chương trình lớp 10 để làm tốt một bài văn NLXH. 
- Có vốn kiến thức thực tế sinh động và biết vận dụng linh hoạt vào bài văn.
- Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn NLXH có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của mình.
- Giáo viên chép đề lên bảng cho học sinh, trông coi lớp và thu bài khi hết giờ.
Dự kiến đề bài:
Đề 01: Anh chị hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề hiền tài sau khi học xong bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia- Thân Nhân Trung( SGK Ngữ văn 10, tập II trang 31).
Đề 02: Bắt đầu từ năm học 2007- 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục gồm nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp. Bản thân là học sinh, anh/ chị nghĩ sao về chương trình này.
B/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 Thông qua ngày  tháng .Năm 200	 Ngày tháng năm 200
 Trưởng khoa/ Tổ trưởng 	 	 Giáo viên
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 05
Đọc văn
TỰ TÌNH II
Hồ Xuân Hương
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét cơ bản về cuộc đời Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ tài ba nhưng có nhiều ngang trái và cuộc sống không bình thường, phẳng lặng.
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của HXH, đồng thời cũng thể hiện khát vọng lớn lao sâu sắc chống xã hội phong kiến của người phụ nữ có tài năng, nhân cách.
- Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ độc đáo, táo bạo của nữ sĩ HXH.
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ
- On định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
I. Đọc- hiểu văn bản
1/ Tác giả
- HXH( ?-?), bà sống vào cuối TK XVIII đầu TK XIX, là con của vợ lẽ Hồ Phi Diễn quê gốc ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Là người giỏi thơ văn, đi nhiều và giao lưu rộng.
- Là người không chịu rập khuôn theo lễ giáo phong kiến, đường tình duyên nhiều ngang trái( 2 lần lấy chồng đều làm lẽ: Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh Tường).
2/ Tác phẩm
- Hiện còn lại khoảng 50 bài thơ( 26 Nôm và 24 Hán), tập hợp trong tập thơ với tiêu đề Lưu Hương kí. Ngoài ra, theo giới nghiên cứu thì hiện còn khoảng 40 bài thơ Nôm tương truyền là của HXH
- Chủ đề thơ văn HXH: Thương yêu trân trọng người phụ nữ, nồng nhiệt với cuộc sống, thiên nhiên và phản ánh các thế lực thống trị. Ngôn ngữ tự nhiên, táo bạo mà tinh tế.
II. Hướng dẫn, khám phá, tìm hiểu văn bản
1/ Hai câu đề
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Đêm khuya: Không gian và thời gian.
ð Con người đối diện với chính mình, sống thật với mình nhất.
- Trống dồn, văng vẳng ð Yên tĩnh tuyệt đối cả ngoại cảnh và nội tâmð bước đi của thưòi gian.
Trơ cái hồng nhan với nước non
- Trơ: Trơ trọi, lẻ loi, thân phận rẻ rúng mỉa mai.
- Cái hồng nhan >< Nước non.
 ( Cá nhân) ( Vũ trụ)
- Nghệ thuật: Đảo ngữ, ngắt nhịp 1/3/3 cộng với sự tương phản.
ð Lẻ loi cô độc tuyệt ... hổ lốn.
* Hình ảnh ông Phán khóc to " Hứt ! ... Hứt ! Hứt ! ... " người muốn oặt đi, may có Xuân chật vật đỡ, lợi dụng lúc này ông Phán đã dúi vào tay nó cái giấy bạc 5 đồng gấp tư è Ông Phán trả công cho Xuân, cái công làm cho ông cụ tổ chết để ông được chia thêm vài ngàn, kinh doanh cả trên cái chết, giữ chữ tín, thái độ trơ trẽn, coi chuyện mọc sừng của mình là đáng giá, là cái vốn đề kinh doanh. è Thái độ vô liêm sỉ, giả dối, bịp bợm đã lên tới đỉnh điểm.
Kết luận : Đám ma như một hội rước đầy vui vẻ ẩn chứa trong đó là tất cả mọi sự lố lăng, kệch cỡm của giới thượng lưu qúy tộc. Tác giả biểu lộ rõ sự khinh bỉ châm biếm đả kích sâu cay trên ngòi bút của mình. Có thể nói đây là đám ma của niềm hạnh phúc, cái chết của mọi sự sung sướng đối với nhiều người.
III. Tổng kết :
- Phóng đại : HuÏt liền một mạch 60 điếu thuốc phiện và gắt 1872 lần câu " Biết rồi, khổ lắm, nói mãi ".
- Nghệ thuật tả người ( các bạn của cụ Hồng : Trên mép dưới cằm đầy đủ râu ria .... ) và tả tâm trạng.
IV. Củng cố - Dặn dò :
- Đọc kỹ lại đoạn trích, chú ý quang cảnh đám ma.
- Tìm hiểu thêm về Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông.
- Chuẩn bị bài mới về " Tác gia Nam Cao "
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 44
Tiếng việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- On định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 45
Đọc văn
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- On định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 46+ 47+ 38
CHÍ PHÈO
( Trích Truyện ngắn cùng tên của Nam Cao )
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Thông qua đoạn trích làm cho học sinh hiểu rõ con người trong xã hội cũ đã bị đánh cắp nhân tính, mất quyền làm người.
- Lột tả được tình người của những con người trong đáy cùng xã hội.
- Giúp học sinh hiểu cách kể chuyện và diễn tả tâm lý nhân vật một cách sắc sảo của Nam Cao.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1- Ổn định tổ chứa lớp 
2- Kiểm tra bài cũ
3- Giới thiệu bài mới :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung bài giảng
Chí Phèo ð Con hoang ð Được nhặt về nuôi ð Lớn lên đi ở nhà Báï Kiến ð Đi tù vì ghen ð Ra tù trở thành kẻ lưu manh ð Làm con qủy làng Vũ Đại ð Gặp Thị Nở đã cảm nhận được cuộc đời ð Bi kịch bị cự tuyệt làm người lên đến đỉnh điểm ð Chí Phèo giết chết Bá Kiến và tự tử.
- Chí Phèo đại diện cho tầng lớp xã hội nào ?
- Sự thức tỉnh sau cơn say làm cho Chí Phèo thấy gì ?
- Tại sao Chí Phèo lại khóc, giọt nước mắt có ý nghĩa gì ?
- Nêu ý nghĩa bát cháo hành ?
- Chí Phèo lo sợ điều gì, nó có ý nghĩa ntn ?
- Ai đã dập tắt cái hy vọng mới lóe lên trong đầu Chí Phèo ?
- Bi kịch kết thúc ntn? Lời kêu cứu thất thanh có ý nghĩa gì ?
- Nêu ý nghĩa những vết sẹo ?
- Ngoại hình và tính cách Thị Nở có gì khác người ?
- Ẩn chứa sau ngoại hình đó là cái gì ?
- Thị giúp gì cho Chí ?
- Hành động mang bát chóa hành ra cho Chí mang ý nghĩa gì ?
- Thị Nở là con người ntn khi thị có suy nghĩ dừng yêu đi hỏi cô thị ?
- Thị đã nhận được hậu quả ntn nào khi hành động như vậy ?
- Nêu kết luận về Thị Nở ?
- Nhân vật Bá Kiến là con người ntn ?
- Nhân vật bà cô Thị Nở đại diện cho tầng lớp nào ?
- Các Nhân vật như Đội Tảo, bọn kỳ hào thể hiện điều gì khi Bá Kiến chết ?
NC là cây bút độc đáo và mới mẻ nhất so với thế hệ nhà văn 30 -45, cùng với nội dung tư tưởng sâu sắc, sự sáng tạo trong lời kể đã làm cho tác phẩm "Chí Phèo" trở thành một kiệt tác và đưa NC trở thành nhà văn hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 30-45.
I. Xuất xứ tác phẩm :
- Ra đời 1941. Ban đầu có tên là " Cái lò gạch cũ " sau đổi là " Đôi lứa xứng đôi "
- Năm 1945, được đổi lại là " Chí Phèo " khi in trong tập " Luống cày "
III. Phân tích :
1- Chí Phèo và sự thức tỉnh lương tâm :
- Đây là mẫu người của xã hội cũ đã bị lưu manh hoá ngay trên chính mảnh đất của mình.
- Chí Phèo là đại diện cho con người xã hội bị đổi. Chí Phèo gặp Thị Nở trong một đêm say khướt. Như một điều tự nhiên của xã hội, cả hai đã đến với nhau và đây cũng là lần đầu tiên hắn đã tỉnh cơn say. Hắn đã cảm nhận được cuộc sống bằng các giác quan " Khi Chí Phèo mở mắt .......... Chao ơi là buồn " Từ thính giác đến thị giác đến vị giác ð Chí Phèo đã thức tỉnh, nhận thức được nhịp sống đời thường. Đây có thể nói là bước ngoặt đổi thay quan trọng.
- Sự thức tỉnh đã làm hắn sợ " Tỉnh dậy hắn ... già rồi hay sao ? .. Chí Phèo hình như trông thấy trước tuổi già của hắn ... đáng sợ hơn đói rét và ốm đau " ð Hắn sợ cô độc, cái cô độc đã bám lấy hắn gần hết cuộc đời và khi thức tỉnh hắn đã biết thế nào là cô độc là buồn chán.
- Và hắn đã khóc, giọt nước mắt của sự thức tỉnh ăn năn, nóng hổi và cay đắng. Lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho. Cái cho tự nhiên và bình thường không bạo lực vì bạo lực hay dọa nạt ð Sự bừng tỉnh lương tâm đã trỗi dậy trong lòng hắn.
- " Hắn cầm bát cháo ........... bàn tay đàn bà " ð Hình ảnh bát cháo hành có thể ví như cái phao cứu sinh, cái phao chứa đựng tình người, tình yêu. Đó là sự sống của Chí. Hắn thấy mình như trẻ con và muốn làm nũng. Và hắn thèm lương thiện, cái thèm như bùng cháy trong lòng, âm ỉ và nóng bỏng, hắn thèm được yêu, thèm được có người bạn.
è Cái thèm muốn giản đơn nhưng khó thực hiện, cái thèm muốn của sự thức tỉnh lương tâm. Bi kịch bị cự tuyệt làm người, mất tính người đã quay trở lại trong hắn. Mà muốn vậy thì hắn phải tự bươn chải, vương lên, tự lột xác, hóa thân ..... không hề có sự nâng đỡ nào hết.
- Khi thức tỉnh là lúc hắn bắt đầu lo " Và có lúc hắn ngẫm nghĩ " mình mà lo, xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn đủ sức mà cướp, dọa nạt nữa thì sao ? Và hắn thèm lương thiện hơn bao giờ hết, hắn muốn hòa nhập vào xã hội. Và Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, giúp hắn hoà nhập vào cái xã hội bằng phẳng thân thiện.
è Nhưng cái hy vọng mới loé trong hắn đã bị dập tắt giữa lúc hắn đang tràn trề tâm trạng háo hức. Sự thức tỉnh lương tâm và khát khao làm người lương thiện đã bị cái hủ tục xã hội mà đại diện là bà cô Thị Nở dập tắt và hắn lại tìm đến rượu. Bi kịch đã chấm dứt bằng cái chết của hắn và Bá Kiến.
" Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện được nữa "
è Tiếng kêu cứu thất thanh, lời kêu cứu của con người trong thế tiến thoái lưỡng nan. Bơ vơ bên bờ vực thẳm mà đằng sau không có chỗ lùi. Có thể nói những vết sẹo trên mặt Chí Phèo như là dấu ấn của xã hội in lên không thể nào tẩy xóa được và chỉ có cái chết mới làm cho Chí nói riêng và những người dân bị xã hội lưu manh hóa nói chung trở thành trong sạch được.
2- Thị Nở và tình thương con người :
- Ngoại hình Thị Nở : Là một con người vô cùng xấu xí. Cái miệng thì luôn trề ra, mũi bạnh đỏ, hàm răng cái thò cái thụt, bờ môi thì nứt nẻ như bờ ruộng gặp kỳ đại hạn.
- Tính tình : Ngẩn ngơ, vô tâm, dở hơi.
“ Thị nghĩ bụng : Hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã “
“ Đến nhà người quen , thị buồn ngủ, thế là thị lăn kềnh ra phản và cứ thế tơ hớ thị ngủ “
è Là một con người có ngoại hình không có nét gì được nhưng ta vẫn thấy ngầm sau vỏ bọc và tính ngẩn ngơ dở hơi của thị là cả một tấm lòng chứa đầy tình thương và đức tính hay lam hay làm của người phụ nữ Việt Nam.
- Thị Nở đã tìm đến Chí Phèo khi cả xã hội ngoảnh mặt lại với hắn, thị đã đỡ hắn, cứu cuộc đời hắn một cách hồn nhiên, thị đã quên tất cả mọi ràng buộc của cuộc sống, những định kiến của xã hội.
è Thị đã can dự một phần sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí. Thị mang quyền lực của thiên tạo dưới chiếc đũa thần yêu thương gõ vào cuộc đời tối đen đầy bất trắc của Chí, thổi vào luồng sinh khí nhân văn ấm áp và trên thực tế đã kéo Chí ra khổi chốn rồ dại ấy.
- Thị nấu cháo mang ra cho Chí, một hành động đầy tình người, nó ẩn chứa toàn bộ tình yêu trong sáng, tình thương con người trong hành động đó. Thị thấy thương Chí Phèo, thương cho con người đã bị cuộc sống và xã hội lưu manh -hoá.
- Thị Nở đã rất vô tư như bản tính của thị khi có suy nghĩ hãy dừng yêu để về hỏi bà cô và bi kịch cuộc đời Chí đã bị đẩy lên đến đỉnh điểm. Bà cô mà ẩn chứa sau đó là những hủ tục của xã hội đã giang tay ngăn cản thị không cho thị đến với Chí . Đây là bi kịch của sự va chạm giữa hai con người tự nhiên và xã hội. Thị bị cự tuyệt và thị đã “ lon ton “ chạy đến nhà Chí Phèo để chửi, chửi xong thị “ ngoay ngoáy cái mông đít “ ra về theo một cách vô tâm, không mảy may tiếc nuối, không tính toán xem lợi hại như thế nào ? Bỏ mặc Chí trong nỗi đau phụ bạc.
è Mặc dù vậy, sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí Phèo dù chỉ vỏn vẹn có 5 ngày cuối cùng nhưng đã thực sự có ý nghĩa quan trọng đến ngần nào. Thị là lớp người còn giữ được cái thiên lương, thiên chức, thiên năng của con người chưa bị tha hoá. ð Thị đã thoát ra khỏi vỏ bọc xấu xí để trở thành một con người cao đẹp có tình người.
3- Bá Kiến, bà cô Thị Nở, Đội Tảo :
- Hầu chung, đây là đại diện cho cái mặt trái của xã hội, đại diện cho tầng lớp cường hào ác bá, tầng lớp hủ tục xã hội.
- Bá Kiến : là một con người hung ác nhưng gian ngoan, qủy quyệt và thâm hiểm, hắn đã biết lợi dụng con người Chí Phèo, biến Chí Phèo thành một kẻ tay sai đắc lực, một con qủy của làng Vũ Đại.
è Đây là mẫu người của chế độ cường quyền tàn độc, gian ác mà cái bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chì Phèo đã kết thúc bằng cái chết của cả hai.
- Bà cô Thị Nở : Là một người không chồng, bà uất ức với cuộc đời và đổ cái uất ức đó lên đầu đứa cháu ( Thị Nở ) với những suy nhĩ lạc hậu, nông cạn, và cái hủ tục xã hội vào suy nghĩ của mình, bà cô đã kịch liệt phản đối mối tình Chí Phèo - Thị Nở, bà bảo :
“ Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo. “
è Là rào cản cho sự hướng thiện của Chí Phèo.
- Đội Tảo , bọn kỳ hào : Vui mừng trước cái chết của Bá Kiến, vì chúng chỉ biết xâu xé của dân và một kẻ chết đi chúng lại được ăn chia nhiều hơn.
è Đây là mối mọt của xã hội.
IV. Giá trị nội dung và nghệ thuật :
1- Giá trị nội dung :
Có thể nói tác phẩm “ Chí Phèo “ là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, thể hiện là một bản tuyên ngôn về quyền làm người. Bằng hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật của nông thôn Việt Nam xưa “ Nhiều người lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường cùng và quay lại chống trả bằng con đường lưu manh hoá “ mà thể hiện rõ nhất qua chi tiết cái lò gạch cũ , chứng tỏ Chí Phèo chết thì chắc gì hiện tượng ấy đã chấm dứt.
2- Giá trị nghệ thuật :
- Sử dụng nét độc đáo trong ngôn ngữ kể chuyện, tính phức điệu và tính đối thoại.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật và tính cách nhân vật rất tài tình.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Ngày . Tháng.. năm 200
Tiết 
ĐỜI THỪA
Nam Cao
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- On định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 11.doc