Giáo án Ngữ văn 10: Truyện cười dân gian Việt Nam (1 tiết)

Giáo án Ngữ văn 10: Truyện cười dân gian Việt Nam (1 tiết)

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

(1 tiết)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và những nét đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong các truyện cười được học.

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY:

- Đọc diễn cảm.

- Đàm thoại.

III/ NỘI DUNG BÀI DẠY:

· Kiểm tra bài cũ: (Gọi 2 hs lên trả bài cũ)

 - Tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy.

 - Tóm tắt chuyện của nhân vật An Dương Vương.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Truyện cười dân gian Việt Nam (1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
(1 tiết)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và những nét đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong các truyện cười được học.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY:
Đọc diễn cảm.
Đàm thoại.
III/ NỘI DUNG BÀI DẠY:
Kiểm tra bài cũ: (Gọi 2 hs lên trả bài cũ)
 - Tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy.
 - Tóm tắt chuyện của nhân vật An Dương Vương.
Hoạt động 
của thầy 
Hoạt động
của trò
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Truyện cười là gì? Truyện cười DGVN có những loại nào?
Đọc truyện.
Em hãy liệt kê các tình huống gây cười?
Hãy tìm các ý nghĩa của truyện?
Đọc diễn cảm truyện?
Hãy tìm ra những thủ pháp gây cười của truyện?
Hãy nêu tác dụng, ý nghĩa của tiếng cười?
Hãy chỉ ra một số nét nghệ thuật của truyện cười?
Hs đọc tiểu dẫn và trả lời.
Hs đọc diễn cảm.
Hs đọc.
I/ TIỂU DẪN:
Là những truyện gây cười hàm chứa một ý nghĩa nào đó.
Có loại hài hước nhẹ nhàng, có loại châm biếm sâu cay.
II/ BÀI ĐỌC - HIỂU:
A/ TAM ĐẠI CON GÀ
Các tình huống gây cười:
Có 4 lần gây cười:
Lần 1: Chữ Kê học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều: Dủ dỉ là con dù dì. Cái dốt được định lượng.
Lần 2: Thầy nhắc học trò nói khẽ sợ chưa chắc chắn. Dốt vì sĩ diện hão.
Lần 3: Cười vì thầy tìm đến Thổ Công, thầy đắc chí cho HS đọc to. Cái dốt được nhân lên.
Lần 4: Bộc lộ tận cùng sự thảm hại của thói dấu dốt. Bịa đặt ra cái vô lý.
Ý nghĩa của tiếng cười:
Bản thân cái dốt không có gì đáng cười.
Lật tẩy thói dấu dốt, khoe khoang.
Truyện đánh giá thực chất các hạng thầy trong XH phong kiến, đồng thời còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay còn mắc bệnh ấy.
B/ NHƯNG NÓ PHẢI
BẰNG HAI MÀY
1. Các thủ pháp gây cười của truyện:
Dùng cử chỉ và hành động gây cười: Xoè tay, ngẩng mặt, bẩm
Dùng hình thức chơi chữ: Phải: lẽ phải; Phải làm; Phải bằng hai mày.
Tác dụng của cái cười: 
Đánh đòn quyết định vào thầy Lý: có và không có.
C/ NGHỆ THUẬT:
Ngắn gọn.
Có kết cấu chặt chẽ.
Ít nhân vật.
Giản dị nhưng rất tinh và sâu sắc.
IV/ BÀI TẬP:
Đọc phần Tri thức đọc hiểu.
V/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Trả bài viết số 1.
Chuẩn bị bài Quan sát, thể nghiệm đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • doctruyen cuoi DGVN.doc