Giáo án Ngữ văn 10 kì 1

Giáo án Ngữ văn 10 kì 1

Tiết 1 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ ch ức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới

Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.

 

doc 79 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 	TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 Ngày soạn:
 	 Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Em hiểu như thế nào là tổng quan văn học Việt Nam?
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Yêu cầu học sinh đọc phần I (SGK)
Từ “Văn học Việt Nam bao gồm “Văn học viết”.
+ Văn học việt nam gồm mấy bộ phận lớn?
1. Văn học dân gian
+ Hãy trình bầy những nét lớn của văn học dân gian?
 Các thể loại ?
Những giá trị của VHDG?
2. Văn học viết
(HS đọc SGK từ “Văn học viết”, “kịch nói”).
II. Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam
(Lần lượt gọi HS đọc rõ từng phần)
1. Thời kì văn học Trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam có gì đáng chú ý?
- Vì sao văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc?
- Hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học trung đại?
2. Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay)
(HS đọc lần lượt phần này trong SGK)
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy? 
- Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có các đặc điểm gì?
- Gọi HS thay nhau đọc SGK
- Nêu đặc điểm văn học của thời kì ?
- Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có khác biệt?
Về thể loại văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì đáng chú ý?
+ Từ đầu thế kỉ XX đến 1975
+ Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý?
III. Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam
- HS đọc phần mở đầu và 1 SGK
1. Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên.
+ Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
(GV gợi ý cho HS căn cứ vào SGK để phát hiện ra những nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thể hiện trong văn học).
2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc (HS đọc phần 2 SGK)
+ Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?
3. Phản ánh quan hệ xã hội
HS đọc phần 3 SGK
Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào? 
(HS đọc phần 4 SGK).
Văn học Việt Nam phản ánh ý thức bản thân như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về thân và tâm?
- Thân và tâm được thể hiện như thế nào trong văn học?
- Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lý tưởng?
* KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỔNG QUAN VHVN
VHVN là một bộ phận trọng yếu, một nhân tố trọng yếu của nền văn hóaVN, văn hiến VN
I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
1.Văn học dân gian
Là những tác phẩm ngôn tù truyền miệng được hình thành, tồn tại phát triển nhờ tập thể và gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
a.Các thể loại: 
 *Truỵện cổ dân gian:
truyện cổ tích truyện ngụ ngôn
thần thoại truyện cười 
truyền thuyết sử thi
Thơ ca dân gian: câu đố, tục ngữ, ca dao
Truyện thơ: tiễn dặn người yêu
Sân khấu dân gian: chèo, tuồng cổ
b. Những giá trị của VHDG
- VHDG là kho trí thức vô cùng phong phú về dời sống các dân tộc.
- Có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc.
- Có giá trị nghệ thuật to lớn.
2. Văn học viết 
Khái niệm (SGK)
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
1. Văn học trung đại (X-XIX):
Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
Văn học phát triển qua các triều đại Phong kiến Việt Nam: Đinh, Tiền Lê Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn
-Văn học phản ánh những cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta: 
 + Ngô Quyền đánh tan giặc Nam Hán, Lê Đại Hành
 + Lý Thường Kiệt đại phá quân Tống xâm lược
 + Nhà Trần 3 lần đánh thắng giặc Mông-Nguyên,
 + Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh,
 + Vua Quang Trung tiêu diệt quânThanh cướp nước
2. Văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến nay.
Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ
Phong trào đông du do Phan Bội Châu khởi xướng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (Yên thế, Yên Bái, Nam Kì, Bắc Sơn, Đô Lương), Cuộc Cách mạng tháng Tám, 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đất nước độc lập, thống nhất, hòa bình, đổi mới-
Thơ mới, văn xuôi phát triển mạnh và sâu rộng. Văn học Việt Nam hội nhập, hiện đại
- Văn học thời kì này được chia giai đoạn:
+ Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
+ Từ 1930 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1975
+ Từ 1975 đến nay.
III. Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam
Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên
Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Phản ánh quan hệ xã hội 
Phản ánh ý thức về bản thân 
IV. Một số thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam
Xây dựng hệ thống thể loại dân tộc
Xây dựng tiếng việt thành một ngon ngữ văn học
Tiếp thu có sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới. 
Tiết 3	 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Ngày soạn:
 	Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu ngữ liệu 
 1. Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK
a. Các nhân vật giao tiếp nào tham gia vào hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử, xã hội gì?).
d. Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? đề cập tới vấn đề gì?
e. Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?
2. Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam”, hãy cho biết:
a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này?
b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Nội dung giao tiếp? về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của giao tiếp?
- Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?
II. Củng cố
- Hoïc phaàn ghi nhôù SGK
- Laøm caùc baøi taäp ôû SGK
I.TÌM HIỂU NGỮ LIỆU
 1. Các nhân vật giao tiếp: Vua và các bô lão. Mỗi bên có cương vị khác nhau. 
+ Vua cai quản đất nước
+ Các bô lão là người có tuổi, đã nghỉ hưu được Vua mời đến tham dự hội nghị. 
- Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra.
- Nội dung vua hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy Vua lại là người nghe.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo quân sang xâm lược nước ta.
Hướng vào nội dung: Hòa hay đánh
- Mục đích của giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạp mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước. Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
- NVGT: Người viết SGK và GV, HS toàn quốc.
- Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông.
- Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác họa tiến trình phát triển của văn học.
- NDGT: Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam.
- Mục đích của giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học.
II. Kết luận.
- HĐGT phải có NVGT, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện giao tiếp.
- Giao tiếp phải thực hiện mục đích nhất định.
- Mỗi HĐGT gồm hai quá trình. Một là tạo lập văn bản, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản.
Tiết 4 	KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: 
Hiểu được khái niệm về văn học dân gian và ba đặc trưng cơ bản.
Định nghĩa về tiểu loại văn học dân gian.
vai trò của văn học dân gian với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
 Lâm Th? Mi D? t?ng vieát
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay lại gặp người tiên độ trì
Cho đến những câu ca giao này:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương, tất cả là biểu hiện cụ thể của văn học dân gian. Để hiểu rõ, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát văn học dân gian Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Văn học dân gian là gì?
- Tại sao văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ?
+ Truyền miệng là phương thức như thế nào?
- Tại sao là sáng tác tập thể?
- Thế nào là những sinh hoạt khác nhau?
II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (HS đọc từng phần)
- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
1. Tính truyền miệng 
- Em hiểu như thế nào là tính truyền miệng?
2. Tính tập thể
- Em hiểu thế nào là tính tập thể?
3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).
- Em hiểu thế nào là tính thực hành của văn học dân gian?
III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
(HS đọc lần lượt một phần thể loại 
1. Thần thoại
- Thế nào là thần thoại?
2. Sử thi
(HS đọc)
- Thế nào là sử thi?
- Em hiểu thế nào về quy mô rộng lớn?
+ Ngôn ngữ có vần, nhịp?
+ Nhân vật sử thi?
+ Những biến cố diễn ra?
3. Truyền thuyết (HS đọc)
Thế nào là truyền thuyết?
3. Cổ tích
(HS đọc)
- Thế nào là truyện cổ tích? Nội dung, Nhân vật của truyện cổ tích?
-
- truyện cổ tích là ai?
5. Truyện ngụ ngôn
- Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Nhân vật truyện ngụ ngôn?
6. Truyện cười
(HS đọc)
- Thế nào là truyện cười?
- Thế nào là mâu thuẫn trong cuộc sống?
7. Tục ngữ
(HS đọc)
- Thế nào là tục ngữ, giaù trò yù nghóa?
8. Câu đố
(HS đọc)
- Thế nào là câu đố, giaù trò yù nghóa?
9. Ca dao
(HS đọc)
- Thế nào là ca dao?
10. Vè
(HS đọc)
- Thế nào là vè?
11. truyện thơ
(HS đọc)
- thế nào là truyện thơ?
12. Chèo
(HS đọc)
- Thế nào là chèo?
- Ngoài chèo, em còn nhận biết được thể loại sân khấu nào cũng thuộc về dân gian?
IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của dân tộc 
(HS đọc phần I).
- Tại sao văn học dân gian là kho tri thức?
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc (HS đọc)
- Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
3. Giá trị nghệ thuật to lớn của văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn ... trên, bốn câu dưới (4/4)
+ Hai, bốn, hai (2/4/2)
Với bài thơ này có bố cục bốn câu trên và bốn câu dưới.
- Bốn câu trên: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt hòa trong sương khói mùa thu, hiện diện của một tâm trạng buồn xa xót.
- Bốn câu dưới: Nỗi buồn thương nhớ quê hương.
- Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt hòa trong sương khói mùa thu, hiện diện của một tâm trạng buồn xa xót.
- Bốn câu dưới: Đồng thời diễn tả nỗi buồn thương nhớ quê hương.
II. Đọc-tìm hiểu
1. Bức tranh mùa thu kí thác một tâm trạng
- Bốn câu đầu
Lác đác rừng phong hạt móc sa
Ngàn non hiu hắt khí thu lòa
Lưng trời sóng dợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
- Đây là bức tranh thiên nhiên rất hùng vĩ bởi có núi, có nước có màu sắc của rừng phong lá đỏ.
- Đứng ở rất xa.
- Bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng tâm cảnh, núi non trùng điệp mà hiu hắt, cảnh sôi động mà nhạt nhòa diễn tả nỗi buồn thu. Đất nước chìm ngập trong loạn li. Nhà thơ cảm nhận được nỗi đau khổ của mọi người, mọi cảnh ngộ, trong đó cả nỗi xót xa của riêng mình. Một nỗi niềm rưng rưng thương nhớ.
- Nỗi niềm thương nhớ ấy tác giả gửi vào bốn câu thơ sau:
KHóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Đây là nỗi lòng riêng của Đỗ Phủ, cũng là tâm trạng chung của biết bao kẻ xa quê trong thời loạn lạc. Bấy nhiêu cũng đủ rồi nhưng nào chỉ bấy nhiêu! cảnh hiện tại.
- Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối cũng là mối quan hệ giữa toàn bài thơ với nhan đề thu hứng. Đó là mối quan hệ nhất quán trong cảm xúc.
+ Nhìn từ khái quát đến cụ thể, từ viễn cảnh đến cận cảnh để diễn tả nỗi buồn thu. Một nỗi buồn riêng gắn với hoàn cảnh của đất nước. Thơ Đỗ Phủ giàu chất hiện thực là ở chỗ đó. Mặt khác ta nhận ra điều nỗi buồn riêng không tách khỏi nỗi đau chung. Đó là nỗi buồn về cảnh nhà không tác khỏi cảnh loạn li của đất nước.
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Nắm được yêu cầu và cách thức tình bày một vấn đề.
Áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu.
Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta cần có kĩ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình. Vì vậy chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Đọc-hiểu
(HS đọc SGK của phần I, II, III)
- Phần I SGK trình bày nội dung gì? Em hãy chỉ ra một cách khái quát?
II. Công việc chuẩn bị
1. Chọn vấn đề trình bày (HS đọc SGK)
- Anh chị chọn vấn đề trình bày như thế nào? Để có cơ sở lựa chọn phải có suy nghĩ và xác định như thế nào?
2. Lập dàn ý cho bài trình bày (HS đọc)
- Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày.
III. Trình bày
(HS đọc SGK)
a. Có mấy bước trong khi trình bày?
I. Đọc-hiểu
- Phần I SGK trình bày tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
+ Trình bày một vấn đề nào đó là nhu cầu của cuộc sống lao động, học tập và công tác.
+ Để người khác, tập thể nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.
+ Những công việc đó không dễ dàng. Vì vậy phải nắm được một số thao tác về trình bày một vấn đề.
II. Công việc chuẩn bị
1. Chọn vấn đề trình bày (HS đọc SGK)
- Chọn vấn đề trình bày tuỳ thuộc vào đề tài. Tức là trình bày vấn đề gì? Để có sự lựa chọn ấy cần xác định:
+ Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.
+ Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp. Họ đang quan tâm tới vấn đề gì).
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.
Sau khi đã xác định được như vậy ta bắt đầu lập dàn ý cho vấn đề cần trình bày.
2. Lập dàn ý cho bài trình bày (HS đọc)
- Để việc trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ không có khiếm khuyết cần phải có dàn ý cho bài cần trình bày. Dàn ý còn làm cho ta chủ động hơn trong quá trình trình bày.
III. Trình bày
- Thông thường có ba bước:
1. Thủ tục cần thiết (đặt vấn đề)
- Chào cử toạ và mọi người bằng lời lẽ ngắn gọn đầy đủ nhất.
- Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày 
- Nội dung chính là gì
- Nội dung ấy gồm bao nhiêu vấn đề
- Mỗi vấn đề được cụ thể hoá như thế nào?
- Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Mỗi vấn đề liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động.
3. Kết thúc vấn đề 
- Tóm tắt nhấn mạnh một số ý chính
- Đặt ra yêu cầu cụ thể
- Cám ơn người nghe
Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân.
Có thói quen và kĩ năng lập kế hoạch cá nhân.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân (HS đọc SGK)
Kế hoạch cá nhân là gì?
Lập kế hoạch cá nhân có lợi như thế nào?
II. Cách lập kế hoạch cá nhân (HS đọc SGK)
- Đọc ví dụ SGK anh chị cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Nêu cụ thể?
III. Củng cố
IV. Luyện tập
Bài 1 SGK đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân.
Bài 2: đọc ví dụ SGK.
I. Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân (HS đọc SGK)
- Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó.
- Lập được kế hoạch cá nhân ta sẽ hình dung được trước công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí. Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc. Vì vậy, lập kế hoach cá nhân là thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động, công việc sẽ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. Vậy cách lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
II. Cách lập kế hoạch cá nhân (HS đọc SGK)
- Bản kế hạch cá nhân gồm hai phần ngoài tên gọi của kế hoạch. Cụ thể là: 
+ Phần một nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của ngươi lập kế hoạch
+ Phần hai nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được.
Chú ý: Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần một, lời văn ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.
III. Củng cố
Tham khảo phần ghi nhớ SGK
THƠ HAI-KƯ CỦA BA-SÔ
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Hiểu được thơ Hai-kư và đặc điểm của nó.
Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai-kư.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ ch ức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Chúng ta đã đọc thơ Đường của Trung Quốc, thơ Nôm đường luật của Việt Nam, thơ tứ tuyệt của Hồ Chủ tịch ở “Nhật kí trong tù”. Rồi đây chúng ta sẽ tìm đến thơ S-giô của Triều Tiên, Ru-bai của I-ran. Song thơ Hai-kư của Nhật Bản với tác giả của nó là Mat-su-ô Ba-sô vẫn là ngắn nhất.
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Đọc-tìm hiểu
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK)
1. Tiểu dẫn 
Theo anh chị đối chiếu với yêu cầu, phần tiểu dẫn nên nắm nội dung nào là chủ yếu?
Anh chị hãy nêu đặc điểm chính của thơ Hai-kư?
Về tác giả Mat-su-ô Ba-sô có gì chú ý?
2. Văn bản
(HS đọc các văn bản SGK), giải nghĩa các từ khó để hiểu thêm bài thơ.
a. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đê và nỗi niềm hòa cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào? Trong bài 1 và 2.
b. Tình cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi thể hiện như thế nào trong bài ba và bốn.
c. Qua bài văn hãy tìm ra vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
d. Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào ở bài sáu, bảy.
e. Khát vọng sống đi tiếp những cuộc du hành của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài tám.
h. Tìm quý ngữ tức là từ chỉ mùa và cảm thức về vắng lặng đơn sơ, u huyền trong các bài thơ sáu, bảy, tám.
II. Củng cố
I. Đọc-tìm hiểu
1. Tiểu dẫn 
- Thơ Hai-kư có những đặc điểm cính cần nắm sau đây:
+ Thơ Hai-kư rất ngắn: Một bài thơ chỉ có bao câu toàn bài chỉ có mười bảy âm tiết, có từ tám đén mười chữ. Một bài thơ không quá mười chữ (ví dụ văn bản SGK)
+ Thơ Hai-kư thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật. Đó là tâm hồn rất ưa thích và hòa hợp với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó
+ Trong thơ Hai-kư thường đậm chất thiền, đưa tâm tưởng của cái tôi hòa nhập vào cái tĩnh lặng vô biên, trống vắng vô hạn, không bị ức chế để giải phóng tâm linh.
- Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo X-mu-rai bình thường ở thành phố U-e-nô. Ông thích thơ văn hội họa từ thuở nhỏ, thích đi du lịch nhiều nơi để ngắm cảnh đẹp thiên nhiên thăm viếng bạn bè. Trước thời Ba-sô, thơ Hai-kư mang nặng tính trào lộng hài hước và rất dài. Thơ Hai-kư thời Ba-sô đầy chất lãng mạn trữ tình. Từ đó Ba-sô là bậc thầy của thơ Hai-kư.
2. Văn bản
- Bài một là nỗi cảm về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.
- Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa báo đền. Tình mẫu tử kiến người đọc cũng rưng rưng.
- Bài bốn, người đọc bắt gặp nỗi buồn nhânthế. Bố mẹ đẻ ra con không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu. Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi
đau đời, càng đau hơn vì “đau đời có cứu được đời đâu”.
- Vẻ đẹp về khát vọng trong tân hồn nhà thơ. Mưa giăng (ướt mất), một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.
- Ở bài sáu chúng ta bắt gặp cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ Bi-wa. Hoa đào lả tả là hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa. Đến bài bảy ta bắt gặp tiếng “ve ngân”, đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ tật tinh tế.
- Bản chất Ba-sô rất thích đi lãng du. Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước. Lạc quan biưết bao.
- Quý ngữ (từ chỉ mùa)
+ Hoa đào lả tả (cuối xuân)
+ Tiếng ve ngân (mùa hè)
- Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng, đơn sơ, u hoài.
+ Lả tả
+ Gợn sóng
+ Vắng lặng
+ Lãng du, phiêu bạt, hoang vu
- Nhớ đặc điểm thơ Hai-kư
- Cách cảm nhận mỗi bài thơ. 
LẦU HOÀNG LẠC
(Hoàng Hạc lâu)
Thôi Hiệu
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Tiểu dẫn
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK)
- Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì?
2. Văn bản
- Nhan đề của bài thơ là “Lầu Hoàng Hạc” nhưng ngoài xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc toàn bài không gì về lầu cả, vậy dụng ý của tác giả là gì?
- Tất cả cảnh đều đẹp sao lại khiến người buồn?
- Bài thơ có thể rút gọn thành một câu “người xưa đã đi không trở lại khiến người nay buồn”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10(1).doc