Giáo án Ngữ văn 10 học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 học kì 2

 KIỂM TRA HỌC KÌ II

I- Mục tiêu:

- Kiểm tra kiến thức học kì II qua phần trắc nghiệm và vận dụng kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận lập dàn ý đã học ở THCS được ôn tập ở lớp 10.

- Viết được bài nghị luận văn học

- Có hứng thú viết bài - đạt được bài văn hay.

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

 

doc 195 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2229Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết
 Giảng:
I- Mục tiêu:
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Soạn ngày 2/5/2009
 Tiết 100,101
 Kiểm tra học kì II
Giảng 10 thứ 3 ngày:5/5
 10 thứ 3 ngày5/5
 10 thứ 3 ngày 5/5
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức học kì II qua phần trắc nghiệm và vận dụng kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận lập dàn ý đã học ở THCS được ôn tập ở lớp 10.
- Viết được bài nghị luận văn học
- Có hứng thú viết bài - đạt được bài văn hay.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10A:
 10D:
 10E:
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
T: Phát đề
I- Đề bài:
A- Phần trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: Dòng nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau để trở thành câu văn đúng với bản dịch sgk.
 Trương Phi.............. nước mắt khóc................ Vân Trường.
 A- Nghe hết mọi chuyện/rỏ/quì lạy.
 B- Nghe hết mọi chuyện/rơi/lạy.
 C- Nghe hết chuyện/rơi/quì lạy.
 D- Nghe hết chuyện/rỏ/ thụp lạy.
Câu 2:Trong Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, tính cách của Tào Tháo có thể coi là điển hình cho loại người nào trong xã hội.
 A- Bậc anh hùng nghĩa hiệp.
 B-Loại bạo chúa gian hùng.
 C- Nhà mưu sĩ thuyết khách.
 D- Kẻ giang hồ hảo hán.
Câu 3:Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều theo cuốn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) có trên là:
 A- Kim Vân Kiều truyện.
 B- Kim Kiều truyện.
 C- Kim Kiều tân truyện.
 D- Kim Vân Kiều tân truyện.
Câu 4: Khái quát nào sau đây về giá trị tư tưởng Truyện kiều là không đúng?
 A- Truyện Kiều là bài ca tự do và ước mơ công lí.
 B- Truyện Kiều là tiếng khóc cho sô sphận con người.
 C-Truyện Kiều là lời than oán về sự vìu dập của định mệnh.
 D- Truyện Kiều là lời tố cáo đanh thép.
Câu 5: Dòng nào dưới đây không xác định đúng vị trí của sự việc Thúy Kiều “Trao duyên” cho Thúy Vân.
A- Bọn Sai nha ập tới bắt bớ cha và em trai Thúy Kiều.
B- Sau việc bán mình chuộc cha đã thu xếp xong xuôi.
C- Sau khi Kim Trọng đã đi hộ tang chú ở Liêu Dương.
 D- Trước đêm Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền.
Câu 6: Truyện Kiều được sáng tác bằng:
 A- Chữ Hán.
 B- Chữ Nôm
 C- Chữ Quốc Ngữ.
 D- Cả A,B,C.
Câu 7:Dòng nào sau đây không nêu đúng các thao tác cơ bản thường gặp trong văn nghị luận?
 A- Phân tích, tổng hợp.
 B- Giải thích, chứng minh.
 C- Tra cứu, sưu tập.
 D- Diễn dịch, qui nạp.
Câu8- Cấu trúc của văn bản văn học là:
 A- Tầng ngôn từ: từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
 B- Tầng hình tượng
 C- Tầng hàm nghĩa
 D- Cả A,B,C
B- Phần tự luận (8đ):
Anh (chị) chép lại chính xác 12 câu thơ đầu và phát biểu suy nghĩ của mình.
II- Đáp án- dàn ý.
A- Phần tự luận (2đ): Mỗi câu 0,5đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/A đúng
D
B
A
C
D
B
C
D
B- Phần tự luận (8đ)
 * MB:- Giới thiệu nhà đại thi hòa Nguyễn Du và truyện Kiều.
 - Đoạn trích Trao duyên và 12 câu thơ đầu.
 (1đ).
 *TB:
 - NT: Sử dụng từ ngữ “cậy” “chịu”, “lạy”
Trong hoàn cảnh đau đớn nhất Kiều vẫn lựa chọn được những từ ngữ thích hợp để nhờ em thay mình.
Kiều nhắc lại những kỉ niệm.
Kiều phải hi sinh tình yêu để vì hcữ hiếu.
Những thành ngữ bình dị “thịt nát xương mòn”
 (6đ)
KB:- Thành công trong việc thể hiện tâm lí của Nguyễn Du qua Nhân vật Thúy Kiều với sự lựa hcọn từ ngữ rất khéo léo.(1đ)
4- Củng cố:
- Nắm chắc cách viết văn nghị luận và lập dàn ý trớc khi viết bài.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị T 102 Viết quảng cáo.
Sọan ngày 1/5/2009
 Tiết 98
 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (T1)
Giảng 10 thứ ngày:
 10 thứ ngày
 10 thứ ngày 
I- Mục tiêu:
-Ôn tập và củng cốviết đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng.
- Tích hợp các kiến thức về văn tiếng Việt và vốn sống thực tế.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau.
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
I- Đề bài “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”
 (Go-rki)
A- Mở bài:
- Nêu vai trò của sách từ xưa đến nay trong đời sống tinh thần con gười.
- Trích câu nói Go-rki.
B- Thân bài:
1- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người:
a- Là sản phẩm của văn minh nhân loại.
b- Là kết quả của lao động trí tuệ.
c- Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian.
2- Sách mở rộng những chân trời.
a- Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới
b- Sách giúp hiểu biết về cuộc sống của con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi.
c- Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.
3- Cần có thái độ đúng đắn với sách và việc đọc sách.
a- Đọc sách mang lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm theo nh]ngx điều tốt đẹp trong sách.
b- Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vân chưa đủ phải biết học cả trong thực tế.
C- Kết bài:
- Khẳng định tác dụng to lớn của việc đọc sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
4- Củng cố:
- Lập dàn ý cho bài văn nghị luận và viết các đoạn trong dàn ý.
5- Dặn dò:
- Tiết 99 tiếp bài: Viết các đoạn và lắp ghép thành bài văn.
Sọan ngày 1/5/2009
 Tiết 99
 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (T2)
Giảng 10 thứ ngày:
 10 thứ ngày
 10 thứ ngày 
I- Mục tiêu:
-Ôn tập và củng cốviết đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng.
- Tích hợp các kiến thức về văn tiếng Việt và vốn sống thực tế.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau.
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Viết các đoạn.
T: Nêu cách viết một đoạn mẫu.
H: Trình bày phần chuẩn bị.
Bổ sung, thống nhất.
II- Viết các đoạn văn nghị luận:
VD: Chọn ý 2 của phần c: “Sách giúp con người tự...”
- Bước 1: Viết câu mở đọan:
 Sách không những giúp chúng ta hiểu về dân tộc mình mà òcn giúp ta hiểu cả bản thân mình.
- Bước 2: Viết câu triển khai
+ Đọc sách giúp ta hiểu thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có biết bao thăng trầm hào hùng và bi tráng.
+ Đọc sách ta mới càng thấm thía bên cạnh một sô stên tuổi cácvị anh hùng dân tọc còn lưu danh sử sách , còn có hàng tỉệu triệu các anh hùng vô danh đã bỏ mình vì nước.
+ Đọc sách giúp chúng ta hiểu rằng những ngày mình đang sống hôm nay đã được thế hẹ cha ông bảo vệ và gìn giữ bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu.
+ Đọc sách giúp chúng ta mới hiểu rằng tri thức của nhân loại mênh mông như đại dương mà hiểu biết của chúng ta chẳng qua chỉ là giọt nước mà thôi.
- Bước 3: Lắp ráp các câu mở đoạn và câu triển khai.
III- Trình bày bài viết của mình.
4- Củng cố:
- Cách viết đọa văn nghị luận.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị T100.101 Viết bài số 7 (Học kì II).
Sọan ngày 3/5/2009
 Tiết 102:
 Viết quảng cáo.
Giảng 10 thứ ngày:
 10 thứ ngày
 10 thứ ngày 
I- Mục tiêu:
- Nắm được mục đích quảng cáo là thông tin thuyết phục khách hàng tin vào hất lượng, lợi ích và sự tiện lợi... của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Biết viết trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
- Thấy được tính hai mặt của quảng cáo : quảng cáo trung thực và thiếu trung thực , vì thế người viết quảng cáo phải là người có lương tâm trách nhiệm với khác hàng.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra: không. 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc sgk T140.
Thế nào là văn bản quảng cáo?
Yêu cầu của văn bản quảng cáo?
H: Đọc 2 văn bản sgk và nhận xét?
H: Đọc tìm hiểu mục 1,2 sgk T144?
VD: Quảng cáo về rau sạch thì cần tiến hành các bước như thế nào?
Các bước viết văn bản quảng cáo?
H: Đọc ghi nhớ sgk.
H: Đọc bài tập 1,2 sgk và trình bày.
I- Vai trò, yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
1- Văn bản quảng cáo trong đời sống:
- VBQC: Là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút khách hàng về chất lượng của sản phẩm, tiện ợi của dịch vụ để từ đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ.
- Các văn bản trên quảng cáo về : Sản phẩm máy vi-tính và dịch vụ khám bệnh.
- Chúng ta thường gặp các loại văn bản đó trên: ti-vi, báo chí, tờ rơi,pa-nô, áp phích.
2- Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
a- Đảm bảo cácyêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, hấp dẫn, gây ấn tượng.
+ Trung thực.
+ Tôn trọng pháp luật.
+ Đảm bảo tính văn hóa, thẩm mĩ.
b- Nhận xét 2 văn bản gk:
- VB quảng cáo nức giải khát dài dong, không làm nổi bật tính ưu việt.
- Quảng cáo cho một loại kem trắng da lại quá cường điệu khiến khách hàng cs thể nghi ngờ hiệu quả đích thực của sản phẩm.
II- Cách viết văn bản quảng cáo:
* Quảng cáo về rau sạch 
- Bước 1:Giải thích thế nào là rau sạch.
+ Được tưới bằng nước sạch (nước lã).Không sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc các lọa kích thích tăng trưởng.
+ Bảo quản bằng phương tiện chuyên dụng, không sử dụng phân súc vật hoặc chất độc hại.
Bước 2:
Kể các phẩm chất của rau sạch:
+ Có tác dụng tốt cho sức khỏe như: giải nhiệt, điều hòa tiêu hóa, chống táo bón, chống xơ vữa động mạch.
+ Tạo cảm giác hưng phấn cho bữ ăn: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhai.
- Bước 3: thông báo các chủng loại và giá cả:
+ Chủng loại phong phú, đáp ứng mọi khẩu vị.
+ gíácả hợp lí, phù hợp với sức mua của thi trường.
* Các bước viết văn bản quảng cáo:
- Xác định nội dung cơ bản thể hiện tính độc đáo gây ấn tượng, tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ.
- Trình bày theo qui nạp hay so sánh. Từ ngữ sử dụng mang tính khẳng định tuyệt đối.
* Ghi nhớ sgk T144.
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1(sgk T145):
- Cả 3 VB quảng cáo a,b,c đều trình bày đủ nội dung quảng cáo. Các văn bản đều trình bày rất ngắn gọn
+ VB a: Chiếc xe là sản phẩm vượt trội, sang trọng, tinh tế mạnh mẽ, quyễn rũ. Nó còn là người bạn đáng tin cậy.
+ VB b: Sữa tắm thơm ngát hương hoa là bí quyết làm đẹp.
+ VB c: Sự thông minh tự động hóa làm máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng.
2- Bài tập 2:
- Nhóm 1: Quảng cáo cho việc đi xe buýt.
- Nhóm 2: Quảng cáo cho trận bóng đá hoặc đêm liên hoa văn nghệ.
- Nhóm 3:Quảng cáo cho một danh lam thắng cảnh, hoặc món ăn đặc sản địa phương.
- Nhóm 4: Quảng cáo cho một sáng kiến hoặc một tờ báo tường của lớp.
4- Củng cố:
- Văn bản quảng cáo.
- Yêu cầu của văn bản quảng cáo.
5- dặn dò:
- Chuẩn bị T103 Trả bài số 7.
Soạn ngày 5/5/2009
 Tiết 103: Trả bài số 7
 (Bài kiểm tra kì II)
Giảng 10 thứ ngày:
 10 thứ ngày
 10 thứ ngày 
I- Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về phạm vi đề ra, nhận lỗi sai và phát huy ưu điểm của bài viết.
- Kĩ năng tìm hiểu yêu cầu đề, lập dàn ý.
- ý thức tiếp thu và sửa lỗi.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 ... ch trình bày một vấn đề.
5- Dặn dò:
- Hoàn chỉnh bài tập 3 (sgk T151)
- Chuẩn bị T52: Lập kế hoạch cá nhân.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết52
 Lập kế hoạch cá nhân.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Nắm được yêu cầu, cách thức khi lập kế hoạch cá nhân.
- áp dụng hiểu biết, kĩ năng lập kế hoạch cá nhân.
- Giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Có mấy bước trình bày một vấn đề? Trình bày từng bước cụ thể?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Kế hoạch cá nhân là gì? Lập kế hoạch cá nhân có lợi như thế nào?
H: Đọc yêu cầu sgk T152 và lần lượt thực hiện từng việc làm.
T: Cung cấp bản K.H mẫu để H tham khảo.
H: Đọc ghi nhớ sgk T153.
Đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch sgk T153?
Bản kế hoạch đó sơ sài vì sao? Cần bổ sung những mục gì? Nội dung gì?
T: Đưa K.H mẫu.
T: Hướng dẫn về nhà làm.
I- Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân:
- Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức, hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó.
- Lập kế hoạch cá nhân có lợi:
+ Có thể hình dung trước công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí.
+ Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quyên công việc.
=> Vì vậy, lập kế hoạch cá nhân là thể hiện cách làm việc khoa học, chủ động, công việc sẽ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả.
II- Cách lập kế hoạch cá nhân:
- H: 
+ Đọc mục lục sgk cuối sách để xác định nội dung ôn tập (chỉ xác định nhan đề – nội dung khái quát).
+ Đọc các câu hỏi trong bài ôn tập mới thực sự quan trọng hơn (vì mới có thể xác định được nội dung ôn tập cụ thể).
+ Đọc bài ghi ở trong vở và các tài liệu có liên quan để bổ sung đầy đủ các nội dung ôn tập.
+ Phân phối thời gian hợp lí cho từng nội dung, từng câu hỏi, bài tập.
+ Suy nghĩ, lựa chọn cách thức tiến hành ôn tập cho từng nội dung.
+ Trên cơ sở đó viết bản ôn tập cá nhân.
+ Hình htức trình bày: lời văn ngắn gọn, có thể kẻ bảng.
+ Cấu trúc kế hoạch cá nhân:
 +) Phần mở đầu.
 +) Phần nội dung chính.
- VD:
 Kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn 10, học kì I
 Năm học 2009- 2010.
 Của học sinh: Nguyễn Văn An, trường THPTX
 Phú Thọ.
Phân phối thời gian
Nội dung ôn tập
Hình thức- cách thức ôn tập
- 2 ngày (thứ 2,3)
-1 ngày (thứ 4).
1 ngày (thứ 5)
2 ngày (thữ 6,7)
1 ngày (ch nhật)
* Mỗi ngày 2h
Văn học
Tiếng Việt
Làm văn
Giải các bài tập.
Tổng ôn lần thữ 2
Kết hợp linh hoạt các hình htức và biện pháp sau: học thuộc lòng và suy nghĩ, giải các bài tập, trả lời các câu hỏi, phát hiện những chỗ khó, mắc, tìm cách tháo gỡ, trao đổi trong tổ, nhóm, nếu thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp, đọc nhanh, ghi nhớ lần cuối.
III- Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk T153.
 IV- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk T153):
- Dựa vào phần ghi nhớ và mục trên đã trình bày => thì đây thực chất là một thời gian biểu cá nhân, nghĩa là một bản kế hoạch cá nhân đơn giản, có tính chất ổn định.
2- Bài tập 2 (sgk T 153,154):
- Nhận xét bản kế hoach của bạn Nguyễn Thị Thu:
Bản kế hoạch chuẩn bị cho Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn quá sơ sài, vì thiếu:
+ Phân phối htời gian cụ thể cho từng việc.
+ Từng việc còn chung chung, chưa cụ thể.
+ Cần bổ sung công việc cụ thể cho từng thành viên Ban chấp hành chi đoàn, từng phân đoàn.
+ Có thể lập kế hoạch theo bảng sau: 
Nội dung
Yêu cầu
Người đảm nhiệm
Thời gian
Cách thức thực hiện
1, Báo cáo chính trị
Tổng kết công tác, đề cương phương hướng nhiệm kì tới.
Bí thư chi đoàn
Trước ĐH 3 ngày
Viết dự thảo, thông qua góp ý, bổ sung trong BCH, viết lại, thông qua lần 2 (3).
2,Báo cáo các mặt
a.học tập
Tổng kết và để ra phương hướng học tập.
Phó bí thư chi đoàn phụ trách học tập
Trước ĐH 3 ngày
Viết dự thảo, thông qua góp ý, bổ sung trong BCH, viết lại, thông qua lần 2 (3).
b.Tư tưởng, tổ chức.
..
.
.
c.Văn thể
.
..
3, Chuẩn bị cơ sở vật chất.
.
..
..
.
3, Bài tập 3 (làm ở nhà)
4- Củng cố:
Cách lập kế hoạch cá nhân.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị t53: Đọc thêm Thơ Hai-cư của Ba-sô
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 53
 Đọc thêm:
 Thơ Hai-cư của Ba-sô
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Hiểu thơ Hai-cư và đặc điểm của nó. í nghĩa vẻ đẹp của thơ Hai-cư.
- Kĩ năng đọc tìm hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật thơ Hai-cư.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Trình bày những nét chính về Mát-su-ô Ba-Sô?
Đặc điểm của thơ hai-cư?
Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đo và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm được thể hiện qua bài thơ 1 và bài thơ 2 như thế nào?
Tình cảm nhà thơ đối với mẹ và đối với em bé bị bỏ rơi như thế nào qua bài 3,4?
Qua bài 5, em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
Mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện như thế nào ở bài 6,7?
Khát vọng được sống đi tiếp những cuộc du hành của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Tìm quí ngữ (từ chỉ mùa) và cảm thức về cái vắng lặng, đơn xơ, u huyền ở bài 6,7,8:
I- Vài nét về Mát-su-ô Ba-sô và đặc điểm của thơ Hai-cư:
1- Tác giả:
- (1644- 1694):
+ Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo Xa-mu-rai bình thường ở thành phố U-e-nô (nay tỉnh Mi-ê).
+ 9 tuổi đi hầu hạ cho gia đình lãnh chúa.
+ Thích thơ văn, hội hoạ từ nhỏ, thích đi du lịch nhiều nơi để ngắm cảnh thiên nhiên, thăm viếng bạn bè.
+ Có công lớn trong việc cách tân về hình thức, nội dung thơ Hai-cư (Trước thời Ba-sô, thơ Hai-cư mang đậm tính trào lộng, hài hước và rất dài. Thơ Hai-cư thời Ba-sô đậm tính chất lãng mạn trữ tình. => Ba-sô bậc thầy của thơ Hai-cư.
2- Đặc điểm thơ Hai-cư:
+ Ngắn, một bài thơ chỉ có 3 câu. Toàn bài có 17 âm tiết.
+ Thơ Hai- cư thường phản ánh tâm hồn người Nhật. Đó là tâm hồn thích hoà hợp với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thanh khiết của nó. Vì thế bài thơ Hai-cư thường miêu tả gợi cảm xúc về thiên nhiên, về phong cảnh 4 mùa với hình ảnh hoa lá và chim muông.
 Cảm nhận một bài thơ Hai-cư như đứng trước bức tranh thuỷ mặc, vừa đơn xơ, giản dị, tinh tế, vừa tạo ra sự liên tưởng sâu sắc.
+ Trong thơ Hai- cư thường đậm chất thiền, đưa tâm tưởng của cái tôi hoà nhập vào cái tĩnh lặng vô biên, trống vắng vô hạn, không bị ức chế để giải phóng tâm linh.
 Người Nhật gọi chất thiền ấy là Sa-bi. Yếu tố Sa- bi thể hiện ở sự cô liêu, tĩnh lặng, trầm lắng. Đó là việc dùng từ ngữ để miêu tả cảnh vật thiên nhiên, khiến người và cảnh vật hoà làm một.
II- Tìm hiểu thơ Hai- cư của Ba- sô:
Bài 1,2
* Bài 1:
Là nỗi cảm về Ê-đô. Đã 10 năm xa quê hương, tức là 10 năm sống đằng đẵng ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ, ông không thể nào quên được Ê-đô.
 Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà, về quê lại nhớ Ê-đo => Tình yêu quê hương đất nước đã hoà làm một..
* Bài 2:
- ở Ki-ô-tô, sống ở thời trẻ (1666- 1612) khi còn thanh niên từ năm 22 tuổi đến năm 28 tuổi), sau đó lên Ê-đô.
 20 năm sau cuối đời, trở về nghe tiếng chim đỗ quên hót mà viết bài thơ này.
 Bài thơ là sự hoài niệm về tiếng chim đỗ quên, loài chim báo hiệu mùa hè. Tiếng khắc khoải gợi kỉ niệm thời trẻ tuổi. Đó là tiếng lòng da diết lẫn buonf, vui, mơ hồ về một thời xa xăm. => Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn.
2- Bài 2,4:
* Bài 3:
1684: Ba- sô 40 tuổi, ông làm cuộc du hành đến vùng Ka-sai gần quê minhK. Về đến nhà thì tin mẹ mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là mớ tóc bạc. Ông đau đớn mà viết bài thơ này:
 (Cầm trên tay(mớ tóc còn lại của mẹ)tan mất, giọt lệ nóng hổi, sương mùa thu)
 Lệ nóng hổi
 Tan trên tay
 Làn sương thu
=> Nỗi xót xa được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc của người mẹ đã khuất.
Quí ngữ: là Sương thu.
Làn sương thu ở đây là cái gì? là giọt sương hay mái tóc của mẹ như sương- hay cuộc đời như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.
 Hình ảnh làn sương lơ long không biết là gắn kết, liên hệ như thế nào với những hình ảnh trên. Bài thơ mờ ảo và đa nghĩa, đó là thơ Hai- cư.
 (Liên hệ: làn sương cũng là hình ảnh thường được dùng trong văn học. Tuy nhiên trong các thể thơ khác, nó có vẻ đơn nghĩa hơn:
 Tuổi già giọt lệ như sương
 Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
* Bài 4:
 Trong Du kí phơi thân đồng nội viết 1865, Ba-sô có kể một lần đi ngang qua cánh rừng, ông nghe thấy tiếng vượn hót, tiếng vượn hú.
 Tiếng vượn hú có gì đâu mà lạ, ta có thể gặp rất nhiều trong thơ xưa (Lý Bạch, Đỗ Phủ). Tiếng vượn là không phải gợi lên một nỗi sầu trìu tượng nào đó, mà nó gợi cho nhà thơ tiếng khóc thê lương, não lòng của một em bé bị bỏ rơi trong rừng:
 Tiếng vượn hú não nùng
 Hay tiếng trẻ con bị bỏ rơi than khóc?
 Gió mùa thu tái tê.
( Nước Nhật xưa trong những năm mất mùa đói kém những đứa trẻ thường bị bỏ rơi “Sa-bi-cu” (tỉa bớt).
 => Nghe tiếng vượn hú, Ba-sô liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ con bị bỏ rơi trong rừng. Tiếng vượn là thật? Hay tiếng khóc của trẻ con là thật? Trong gió mùa thu hay tiếng gió màu thu đang than khóc cho nỗi buồn của con người.
3- Bài 5:
- Vẻ đẹp khát vọng trong tâm hồn nhà thơ: Mưa giăng (rét mướt), một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa.
=> + Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó của cuộc đời (đói, khổ, rét mướt).
 + Chú khỉ con ấy là một sinh mệnh: một con người, một kiếp con người và là con người chung trong cuộc đời.
 + Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi: làm thế nào để khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. 
-> Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.
4-Bài 6, 7:
* Bài 6: 
Ta bắt gặp cánh hoa đào lả tả và sóng nước hồ bi oa.
+ Hoa đào lả tả là hoa rụng báo hiệu mùa xuâ ở Nhật đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa.
* Bài 7: Ta bắt gặp tiếng ve ngân không chỉ lan toả trong không gian mà chỉ còn thấm sâu vào đá. Câu thơ nằm trong cảm nhận sâu sắc, thấm trong cái tình của thiên nhiên với tạo vật
5- Bài 8:
- Bản chất của Ba- sô thích đi du lãng(đi nhiều nơi trên đất nước). Khi nằm bệnh vẫn có khát vọng sống để được đi tiếp những cuộc du hành. Khát vọng không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình- du hành trên đất nước.
6- Các từ chỉ quí ngữ trong bài thơ (từ chỉ mùa) và cảm thức về cái vắng lặng, đơn xơ, u huyền:
+ Hoa đào lả tả: (cuối xuân).
+ Tiếng ve ngân (mùa hè).
- Cảm thức về cái vắng lặng, đơn xơ, u huyền ở bài 6,7,8:
+ lả tả
+ gợn sóng.
+ vắng lặng.
+ lãng du, phiêu bạt, hoang vu.
4- Củng cố:
- Đặc điểm thơ Hai- cư của Ba- sô được thể hiện qua 8 bài thơ.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị T54: Trả bài số 4.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 54
 Trả bài số 4.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về tiếng Việt, đọc văn, tập làm văn qua bài viết.
- Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài.
- Giáo dục ý thức độc lập, sáng tạo trong viết bài.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H

Tài liệu đính kèm:

  • docvankiI.doc