TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
- Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Phương tiên thực hiện:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam.
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam. - Nắm vững hệ thống vấn đề về + Thể loại của văn học Việt Nam + Con người trong văn học Việt Nam - Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam. B. Phương tiên thực hiện: - SGK, SGV. - Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam. C. Phương pháp: - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giới thiệu bài mới: lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan văn học Việt Nam” Hoạt động của gv và hsinh Nội dung cần đạt - Hoạt động 1: GV chia học sinh thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt nội dung phần 1 & 2 của bài học ® GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 1) Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” có những nội dung cơ bản nào? Em hãy cho biết các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam? 2) Văn học dân gian do ai sáng tác và lưu truyền bằng hình thức nào? Những thể loại và đặc trưng của văn học dân gian? 3) Văn học viết là bộ phận văn học xuất hiện vào thời điểm nào? -Những đặc điểm cơ bản về: tác giả, hình thức lưu truyền , chữ viết, thể loại của văn học viết? 4) Văn học VN phát triển qua mấy thời kỳ? Các thời đại lớn của văn học VN? 5) Văn học trung đại được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học ntn? - Vì sao văn học từ thế kỷ X® hết TKXIX có sự ảnh hưởng của VH Trung Quốc? - Hãy chỉ ra một vài tác phẩm tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại? 6) Văn học hiện đại phát triển trong hoàn cảnh nào? Quá trình phát triển và những thành tựu cơ bản của văn học hiện đại? (GV có thể giúp hsinh hiểu thêm sự thay đổi từ văn học trung đại bằng việc giải thích thêm về hoàn cãnh lịch sử từ đầu TKXX ®1975, đồng thời cho hsinh lấy ví dụ minh họa về thành tựu của các thời kỳ VH). Hảy nêu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu? Hoạt động 3: GV cho hsinh ở các nhóm vẽ sơ đồ về các bộ phận của VHVN để củng cố kiến thức, sau khi đã tìm hiểu nội dung (I&II) của bài học. Hoạt động 4: GV cho hsinh trao đổi và phát biểu theo các câu hỏi sau: 1. Theo em đối tượng của VH là gì? 2. Hình ảnh con người VN được thể hiện trong VH qua những mối quan hệ nào? 3. Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua từng mối quan hệ? Lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 5: hsinh đọc hoặc phát biểu phần ghi nhớ trong sgk để củng cố bài học. Bài tập vận dụng (về nhà) Phân tích hình ảnh con người Vn trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên qua bài ca dao: - “ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” * Hướng dẫn chuẩn bị bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. + Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong sgk. + Tìm thêm các ngữ liệu khác trong hoạt động giao tiếp hàng ngày để bổ sung cho kiến thức của bài học. I. Các bộ phận hợp thành của VHVN: 1. Văn học dân gian: - Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - VHDG các thể loại: ( SGK ) - Đặc trưng tiêu biểu: + Tính truyền miệng. + Tính tập thể. + Tính thực hành. 2. Văn học viết: - Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả. - Các hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. - Thể loại của văn học viết đa dạng và phong phú. II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: (các thời đại lớn của VHVN) 1. Văn học trung đại (TKX® XIX) -Hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ, gắn liền với những thịnh suy thăng trầm của xã hội phong kiến VN và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học ở khu vực Đông Nam, Đông Nam Á, văn học Trung Quốc. - Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (còn gọi là văn học Hán-Nôm) * Văn học chữ Hán: có vai trò là chiếc cầu nối về tư tưởng và thể loại, thi pháp với văn học cổ - Trung đại Trung Quốc và đạt nhiều thành tựu. * Văn học chữ Nôm: chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian,. - Tác phẩm – tác giả tiêu biểu. + Chữ Hán + Chữ Nôm. 2. Văn học hiện đại (từ đầu TK XX® nay) - Văn học hiện đại phát triển trong một điều kiện lịch sử xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến văn học. Tác phẩmchủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. + Văn học từ đầu TKXX® CMT8,1945 đây là giai đoạn giao thời giữa văn học trung đại với văn học hiện đại (nó vừa kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, lại vừa tiếp nhận ảnh huởng của văn học thế giới để hiện đại hóa.) + Văn học từ 1945® nay: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp cách mạng. - Hệ thống thể loại văn học không ngừng phát triển và hoàn thiện. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu. III. Con người Việt Nam qua văn học: - Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học. - Hình ảnh con người VN trong văn học được thể hiện qua các mối quan hệ + Với thế giới tự nhiên + Với quốc gia, dân tộc + Với xã hội + Với ý thức về bản thân IV. Ghi nhớ:sgk . Tiết 3-Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A,Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. +Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. +Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B.Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10. - Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. C.Phương pháp giảng dạy: - Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học. - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo phương pháp qui nạp (học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, tổ-giáo viên hướng đến nội dung cơ bản của bài học). D. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: không Bài mới - Lời giới thiệu vào bài: trong cuộc sống hằng ngày, con người với con người thường có nhu cầu giao tiếp, trao đổi qua lại với nhau. Và hoạt động giao tiếp đó sừ dụng một phương tiện vô cùng quan trọng-đó là ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. - Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Tìm hiểu ngữ liệu 1. Cuộc đối thoại trong văn bản trên có các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn? 2. Trong đoạn văn, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ntn? Vai trò của người nói và người nghe trong quá trình thực hiện giao tiếp này? 3. HĐGT giữa vua và các bô lão diễn ra trong hoàn cảnh nào? I/Tìm hiểu ngữ liệu: 1. Đọc đoạn văn trích văn bản”hội nghị Diên hồng” -Đối tượng giao tiếp: +Vua & các bô lão +Vua: người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lãolà đại diện cho các tầng lớp nhân dân +Các n/vật gtiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ gtiếp khác nhau(từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược) - Quá trình của hoạt động gtiếp: + Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. + Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước đang có giặc ngoại xâm 4. Hoạt động này hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? 5. Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Kết quả của cuộc giao tiếp ntn? -Gv tiếp tục cho Hs ôn lại kiến thức bài “Tổng quan” đồng thời đặt câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài học. + Đối tượng giao tiếp là ai? + Hoàn cảnh giao tiếp? + Nội dung giao tiếp? + Mục đích giao tiếp? Hoạt động 2: Gv đặt câu hỏi, tổng kết các câu trả lời và chốt lại bằng bài học ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố - Gv cho bài tập, chia nhóm Hs(3 nhóm) và nêu yêu cầu cần đạt để Hs thực hành trong khoảng 3-5 phút + Nhóm 1: Phân tích đối tượng và quá trình gtiếp trong HĐGT giữa người mua và người bán ở chợ +Nhóm2:Phân tích hoàn cảnh, nội dung gtiếp ở chợ của người mua& người bán +Nhóm3: Phân tích mục đích, kết quả của HĐGT của người mua và người bán ở chợ -Gv mời đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm,các thành viên khác bổ sung#Gv đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập. Hoạt động 4: Gv hướng dẫn Hs về nhà làm trước các bài tập trang 23,24,25 (có thể cho các em làm theo nhóm) để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo Hoạt động 5:Dặn do øtiết sau Bài KQ VHDG - Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó - Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giăc. Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích: thống nhất hành động đánh giặc 2. Về bài Tổng quan văn học Việt Nam - Đối tượng giao tiếp: Tác giả viết sgk và hsinh lớp 10, hai đối tượng có trình độ và vốn sống khác nhau - Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức - Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử VN, bao gồm những vấn đề cơ bản: +Các bộ phận hợp thanh của VHVN +Quá trinh phát triển của VHVN +Con người VN qua văn học -Mục đích giao tiếp: Giúp hsinh nắm được những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử phát triển của VHVN II.Ghi nhớ: SGK III/ Luyện tập- Củng cố: ***Bài tập vận dụng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? - Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán - Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng - Mục đích giao ... S : Đọc tiểu dẫn – Trình bày vài nét cơ bản về Đỗ Phủ. - GV : Giới thiệu vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - HS : Đọc bài thơ – tìm hiểu bố cục. + Cho biết bố cục thông thường của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. + Bài thơ này bố cục có điểm gì khác biệt ? Ý mỗi phần ? Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản - GV : Nhận xét về cảnh thu trong 2 câu đầu. + Chú ý các từ : điệu thương, tiêu sâm, các chiều không gian được miêu tả. - HS : phân tích, thảo luận. GV : Cảnh thu trong câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu 1 và 2 ? Biểu hiện qua những chi tiết nào ? Hãy phân tích ? - GV : 4 câu cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ bằng cách nào ? Kể, tả và liên tưởng. -GV : 2 câu 5 và 6 tả sự vật gì ? Tác giả đồng nhất hóa những gì ? - Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? - Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết ? + Thông thường : bộc lộ cảm xúc, tình cảm chủ quan nhưng ở đây là tả khách quan cảnh sinh hoạt. + Miêu tả cảnh gì ? âm thanh nào ? + Tại sao chúng có giá trị biểu cảm lớn? Hoạt động 3 : Nêu chủ đề. Hoạt động 4 : Tổng kết. - Hướng dẫn HS đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật. ® HS tự rút ra tổng kết. Hoạt động 5 : luyện tập Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® rút ra nội dung chính của phần tiểu dẫn. Hoạt động 2 : Đọc và hiểu văn bản. + Trong bài thơ có những mối quan hệ nào ? ý nghĩa ? + Cảnh được miêu tả như thế nào ? + Tại sao khiến người buồn ? - HS trả lời câu hỏi 2 trong SGV Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® tìm nội dung chính. Tiết 2 Hoạt động 2 : Đọc văn bản - Nhận xét thể thơ, nhan đề bài thơ. - GV đọc mẫu ® hướng dẫn HS đọc hiểu. - Chi tiết nào thể hiện tâm trạng người phụ nữ ? - Tại sao chồng ra trận mà nàng lại “bất tri sầu” ? - GV : giảng giải thêm về hình ảnh “ấn phong hầu” - HS đọc lại 2 câu cuối. Tâm trạng nàng như thế nào khi nhìn thấy sắc cây dương liễu đầy đường ? tại sao ? - GV : giảng hình ảnh mang tính ước lệ. + Màu dương liễu (tích hợp Truyện Kiều) + Nhắc lại “ấn phong hầu” ® Không còn là mục đích chính nghĩa mà là nguyên nhân dẫn đến tai họa và sự li biệt. Quá trình chuyển biến tâm trạng có thể rút gọn như thế nào ? - Hoạt động 3 : Tổng kết Luyện tập Hoạt động 1 : đọc, tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® nêu nội dung chính Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản - HS đọc SGK - đúng âm điệu - tra phần giải thích để củng cố hiểu biết. - Nhà thơ cảm nhận được “hoa quế rơi” ® cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào ? - Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? (lấy cái động để thể hiện cái tĩnh) - Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ Hoạt động 3 : Tổng kết A. Đọc văn : I. Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn : 1. Tác giả : Đỗ Phủ (712 – 770) - Nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời Đường và thời cổ Trung Quốc. - Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi loạn li đời Đường. - Thơ Đỗ Phủ phản ánh hiện thực sinh động và chứa chan tình yêu nước, tinh thần nhân đạo. Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “Thi thánh” (Thánh thơ) 2. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ : - Là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ. - Thời gian này, Đỗ Phủ từ quan nhưng không về lại quê nhà (Hà Nam) lúc ở Thành Đô, lúc ở Quý Châu ® nỗi nhớ quê hương. 3. Bố cục : - Chia làm 2 phần : + 4 câu đầu : miêu tả cảnh thu + 4 câu sau : nỗi lòng nhà thơ. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Bốn câu đầu : - Hai câu 1 và 2 : tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu. + Hình ảnh : Sương móc trắng xóa ® tiêu điều, tang thương cả rừng phong Núi Vũ, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm. + Không gian : 3 chiều. * Chiều dài, rộng : rừng phong. * Chiều cao : núi Vu. * Chiều sâu : Hẽm Vu. Þ Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống. - Hai câu 3 và 4 : + Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng. + Hình ảnh đối lập : * Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải) * Ba (sóng) >< Vân (mây) * Thiên (trời) >< địa (đất) Þ Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế vì tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ. Tóm lại : Bốn câu thơ tả cảnh thu tiêu điều ảm đạm và hùng vĩ, bi tráng. Cảnh thu mang bóng dáng cuộc đời và nổi lòng con người. 2. Bốn câu sau : Nỗi lòng nhà thơ. - Câu 5 và 6 : Tả hoa cúc và dây buộc thuyền + Giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ ® Tác giả đồng nhất hóa hiện tại và quá khứ. + Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương). + Tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt, dây buộc thuyền mà liên tưởng đến dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ và nỗi lòng thương quê hương) ® Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động sâu lắng và hàm xúc tình cảm thương nhớ quê hương da diết. - Câu 7 và 8 : Tả cảnh sinh hoạt ở thành Bạch đế. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà. + Cảnh : nhộn nhịp may áo rét. + Âm thanh : tiếng chày đập (giặt) áo cũ. ® Có sức gợi cảm, đặc biệt đối với khách tha hương. việc sửa soạn may, giặt áo rét gợi cảnh đoàn tụ, đầm ấm. Câu kết là tiếng chày đập áo dồn dập làm lung lây cả bóng chiều thu, tiếng chày như thúc giục nhà thơ – càng khơi dậy trong lòng người nỗi nhớ thương khôn nguôi ® Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu. III. Chủ đề : Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu; đồng thời hiện diện một tâm trạng buồn xót xa với nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. IV. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : - Tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ. - Từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm với nhiều lớp ý nghĩa. 2. Nội dung : - Bài thơ là nỗi lòng của Đỗ Phủ và cũng chính là nỗi lòng của bao người trong cảnh lầm than, li biệt. - Bài thơ không phản ảnh trực tiếp xã hội mà vẫn có giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. V. Luyện tập : B. Đọc thêm : I. Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu). 1. Tác giả : Thôi Hiệu (704 – 754) - Người Biện Châu, tỉnh hà Nam, Trung Quốc. - Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, để lại 40 bài thơ. 2. Bài thơ : là bài thơ nổi tiếng viết về lầu Hoàng Hạc. 3. Văn bản : - Quan hệ giữa xưa và nay, giữa xa và gần, giữa thời gian và không gian, giữa thực và hư, giữa cảnh và tình ® Biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lí nhưng vẫn hướng về hiện tại. Đó là “hướng quan”. - Cảnh xưa, nay, cảnh xa, gần, cảnh thực, cảnh hư ® cảnh nào cũng đẹp nhưng tất cả “cảnh” đều “mĩ nhân sầu” (khiến người buồn). Þ Nỗi lòng của kẻ tha hương xa xứ : lòng thương nhớ quê hương vời vợi. - Cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người, đời người hữu hạn, ngắn ngũi trước vũ trụ bao la và tồn tại đến vô cùng, vô tận. Còn có nỗi sầu nào hơn khi phải xa quê hương, con người buồn thương nhớ quê hương lúc chiều tà buông xuống. Ta hiểu vì sao chiều hôm nhớ nhà là tình huống xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca cổ điển phương Đông. II. Nỗi oán của người phòng khuê : (Vương Xương Linh) 1. Tác giả : SGK 2. Sự nghiệp sáng tác : SGK 3. Văn bản : a) Hai câu đầu : - Bất tri sầu : Ngây thơ, vô tư, không biết buồn (Thời Phong kiến được ra trận để lập công để được “phong hầu” là giấc mộng của nam giới ® người vợ xem đây là chuyện bình thường, đương nhiên và thường là động viên . . . ) ® Tâm trạng rất bình thường của người phụ nữ dưới thời phong kiến. - Ngưng trang - thướng thúy lâu : vẫn tiếp tục làm những công việc bình thường của người phụ nữ khuê các ® Tâm trạng bình yên, không buồn, không hề lo âu. b) Hai câu cuối : - Hốt : giật mình, thảng thốt. - Hối : hối tiếc, hối hận. - Sắc dương liễu : sự có mặt tồn tại của cây dương liễu ® sắc xuân trong thơ ca cổ Trung Quốc (Theo phong tục Trung Quốc, khi tiễn đưa người ta thường bẻ cành dương liễu để tặng người lên đường ® sự li biệt) ® Mùa xuân và tuổi trẻ, màu của biệt li. - Sức sống mùa xuân tác động đến tâm trạng suy nghĩ của người chinh phục, khiến nàng nhận thức rõ sự lẻ loi, cô độc, tuổi trẻ đang trôi qua một cách vô vọng. - Hối : + Hối tiếc cho tuổi xuân trôi qua một cách hoài phí. + Hối hận vì đã động viên chồng ra trận. Þ Oán “ấn phong hầu”, oán cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh là tai họa. - Bất tri sầu ® hốt - hối. mà tác nhân (chất xúc tác) là màu dương liễu và nguyên nhân sâu xa là “ấn phong hầu” 4. Tổng kết : - HS trả lời câu hỏi III. Khe chim kêu (Vương Duy) 1. tác giả : Vương Duy (701-706) SGK 2. Sáng tác : SGK 3. Văn bản : Người nhàn hoa quế nhẹ rơi Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh Trăng lên, chim núi giật mình. Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi - Hoa quế rất nhỏ ® tác giả nghe tiếng hoa”hoa quế rụng” ® Đêm xuân rất tĩnh lặng và tâm hồn con người cũng rất bình yên - Trăng lên không tiếng, sao làm chim núi giật mình ® cũng vì đêm rất lặng. Þ Tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hòa với thiên nhiên. - Mối quan hệ giữa : + người và cảnh - Người nhàn - Hoa quế rụng + Đêm trăng thanh tỉnh và tiếng chim kêu. ® Biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hòa cảm giữa thiên nhiên và con người. - Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã. 4. Tổng kết : - Nghệ thuật : tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường : thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh. Bài thơ không có màu sắc, đường nét mà Vương Duy vẽ cảnh đêm bằng âm thanh ® độc đáo, diệu kì 4. Củng cố : 5. Dặn dò : Học thuộc lòng các bài thơ phần phiên âm, dịch thơ. Soạn bài : Thơ Hai - kư của Ba - sô Tiết 49,50: Làm văn BÀI LÀM VĂN SỐ 4
Tài liệu đính kèm: