Giáo án môn Văn lớp 12

Giáo án môn Văn lớp 12

Tiết 23-24: Giảng văn: TÂY TIẾN

 (Quan g Dũng).

A. Mục tiêu cần đạt:Thông qua cảm hứng bi húng của bài thơ, hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu:

 -Phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến. Không sờn lòng trước khó khăn, gian khổ, họ vẫn phơi phới lạc quan, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng.

- Vẻ đẹp hoang vu, kì thú, hấp dẫn của phong cảnh ăn khớp với tâm hồn lãng mạn, anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.

B.Tiến trình dạy học:

 1. ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 62 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23-24: Giảng văn: Tây Tiến 
 (Quan g Dũng).
A. Mục tiêu cần đạt:Thông qua cảm hứng bi húng của bài thơ, hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu:
 -Phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến. Không sờn lòng trước khó khăn, gian khổ, họ vẫn phơi phới lạc quan, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng.
- Vẻ đẹp hoang vu, kì thú, hấp dẫn của phong cảnh ăn khớp với tâm hồn lãng mạn, anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.
B.Tiến trình dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Giúp Hs tìm hiểu vài nét về tác giả Quang Dũng và đoàn quân Tây Tiến.
 TT1. gọi 1 Hs đọc tiểu dẫn.
 TT2: Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng?
 TT3: Những hiểu biết của em về đoàn quân Tây tiến?
Hoạt động 2: Giúp Hs phân tích bài thơ:
TT1: Đọc
TT2: Xác định bố cục phân tích.
TT3: Bài thơ này lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Và mở đầu bài thơ chính là nỗi nhớ đó. Em hãy cho biết nỗi nhớ của nhà thơ được khắc hoạ qua câu thơ nào?
TT4: Từ nỗi nhớ chơi với đó tác giả gợi về trong bài thơ những chi tiết rừng núi biên cương. Đó là nhưũng chi tiết cụ thể nào?
- Âm điệu của ba câu thơ bên?
- Đọc hai câu thơ này gợi lên cho em suy nghĩ gì?
TT5: Cái đặc biệt của đoạn thơ này chính là nỗi nhớ chơi vơi, đi theo nỗi nhớ đó chuíng ta bắt gặp rất nhiều địa danh. Đó là nhưũng địa danh nào? Những địa danh đó gợi lên ý niệm gì?
TT6: Đoạn thơ đầu đã gợi cho người đọc thấy được khung cảnh nơi đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Đó là khung cảnh như thế nào?
TT7: Xuôi theo dòng cảm xúc của tác giả chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh khác vẻ nên bước chân đoàn quân Tây Tiến. Đó là những hình ảnh nào? Em nhận xét gì về những hình ảnh đó?
TT8: Em có nhận xét gì về bức tranh trong những câu thưo trên?
TT9: Tám câu tiếp qua nỗi nhớ của QD, chúng ta thấy hiện lên bức chân dung của người lính Tây Tiến. Bức chân dung đó được khắc hoạ qua những nét cụ thể nào?
- Đoạn thơ sử dụng thành công hệ thống từ Hán Việt. Đó là những từ nào? Tác dụng của những từ đó?
TT10:Em có nhận xét gì về cảm xúc của tác giả trong 4 câu cuối?
Hoạt động 3: Giúp Hs tổng kết bài học.
I.Tiểu dẫn:
1. Về nhà thơ Quang Dũng.
 là một thi sĩ-chiến sĩ tài hoa, lịch lãm.
2. Về đoàn quân Tây Tiến:
 Những thanh niên Hà thành lãng mạn và anh hùng, chịu nhiều gian khổ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
II. Phân tích:
Bố cục: 4 phần:
+. 14 câu đầu
+. 8 câu tiếp
+.8 câu tiếp
+. 4 câu cuối.
Phân tích:
Mười bốn câu đầu:
- “Nhớ chơi vơi” cách kết hợp từ độc đáo diễn tả nỗi nhớ về rừng núi cheo leo, đầy hiểm trỏ.
- Nhớ về:
 +. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
 âm điệu trúc trắc, nhọc nhằn địa thế núi rừng hiểm trở, dữ dội.
 +. Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Muờng Hịch cọp trêu người.
 cảnh sắc hoang vu, rùng rợn nơi rừng sâu nước thẳm.
 - Sài Khao- Mường Lát-Pha Luông-Mường Hịch-Mai Châu:gợi ý niệm về sự xa ngái và hoang sơ.
*Một bức tranh sinh động về cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở và chứa đầy nguy hiểm được gợi qua nỗi nhớ da diết và đằm sâu.
 b. Tám câu tiếp:
 - “bừng lên hội đuốc hoa”
 -“xiêm áo tự bao giờ”
 -“khèn lên man điệu”
 -“nhạc...xây hồn thơ”
 Hình ảnh, âm điệu thơ hài hoà, lãng mạn, chất thơ vang xa khắp núi rừng.
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
............
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
 khung cảnh toát lên vẻ đẹp lãng mạn, anh hùng.
* Một bức tranh hài hoà về khung cảnh sinh hoạt nơi rừng núi, toát lên chất thơ mộng thi vị cho cảm xúc.
c. Tám câu tiếp:
 - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
 hình ảnh vừa gợi lên sự gian khổ nhưng cũng thật oai hùngtho-
 -Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
 hình ảnh thật lãng mạn và yêu đời.
-Rãi rác biên cương mồ viễn xứ
-Chiến trường đi chảng tiếc đời xanh.
-áo bào thay chiếu anh về đát
- Sông mã gầm lên khác độc hành.
 Sự hi sinh thầm lặng nhưng anh dũng của những người lính Tây Tiến.
 Cảm hứng bi tráng- như một “khúc độc hành” của tác giả dóng lên thật bi hùng.
 d. Bốn câu cuối:
Như những lời vang vọng tưởng khắc ghi vào mộ chí, thể hiện khí phách anh hùng của những người lính.
III. Tổng kết:
Nội dung:
Nghệ thuật:
C. Củng cố: 
 1. Qua bài thơ, em thấy cái mới về hình ảnh người lính Tây Tiến so với hình ảnh người lính trong bài “Đồng chí” ở chỗ nào?
 2. Soạn bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
Tiết 25: Giảng văn: Bên kia sông đuống.
 ( Hoàng Cầm)
 A.Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp Hs:
 - Cảm nhận đựoc tình yêu quê hương nồng nàn tha thiết của tác giả. Tình yêu đó được xây dựng nên bởi cảm xúc về vẻ đẹp văn hoá vùng Kinh Bắc.
 - thấy được nghệ thuật tổ chức cấu tứ của bài thơ rất độc đáo: nhập thân vào lời tâm sự của đôi trai gái để tỏ bày tình camt yêu quê hương.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích những tác phẩm trữ tình dài.
 B. Tiến trình dạy- học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: hình tượng người lính trong bài thơ Tây tiến được vẻ nên thông qua những khía cạnh nào?
 3.Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp Hs tìm hiểu vài nét về nhà thơ HC và bài thơ BKSĐ. 
TT1. Hãy nêu một vài hiểu biết của em về nhà thơ HC?
TT2: Em biết gì về bài thơ Bên kia sông Đuống?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ( Khi phân tích GV cần hướng dẫn cho Hs biết cảm hứng chung của toàn bài, nhưng nên chú trọng vào phần chữ to)
TT1: Hs xác định bố cục phân tích bài thơ?
TT2: Em hãy đọc 10 câu đầu và cho biết cảm xúc chung của 10 câu đó?
TT3: Bài thơ là dòng cảm xúc tuôn trào của tác giả về quê hương, nhưng được mở đầu bằng một hình thức độc đáo. Sự đọc đáo đó là gì? 
- Em ở đây là ai?
- Sông Đuống trong cảm xúc nhớ tiếc hiện lên như thế nào?( Sông Đuống của ngày xưa, sông Đuống của tâm cảm).
- Em hiểu như thế nào về câu thơ “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”? 
- Cảm nhận chung về xúc cảm của tác giả ở 10 câu đầu?
TT4( chuyển tiếp) Từ cái nhớ tiếc, xót xa bùng lên như đợt sóng mạnh trên dòng sông cổ tích. Đợt sóng đó lặng xuống để lan xa về phía bên kia dòng sông. Nhớ bên kia dòng sông nhà thơ nhớ đến cái gì?
TT5: Nếu những nét nhớ về vẻ đẹp văn hóa cho ta xuôi dòng về không khí dân gian thì những con người ở đây cho ta về không khí như thế nào?
TT6: Những cảm xúc đó có gợi về trong cảm hứng trọn vẹn hay không? Nừu không thì nó gợi lên điều gì?
- Em có nhận xét như thế nào về điệp ngữ: bây giờ tan tác về đâu và Bây giờ đi đâu về đâu? 
TT7: Cảm xúc của đoạn thơ có mang tính tách rẽ hay không? Điều đó nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Giúp HS tổng kết.
I.Tiểu dẫn;
1. Tác giả:
- HC sinh ra trên miền đất quan họ Bắc Ninh thơ mộng và trữ tình ảnh hưởng lớn đến thơ văn ông.
- Một nhà thơ tài năng, có phong cách độc đáo, vừa mượt mà đằm thắm vừa chân thành mãnh liệt.
2. Tác phẩm:
-“Bên kia sông Đuống” ra đời năm 1948, khi HC đang ở Việt bắc và nghe tin quê hương mình bị giặc xâm chiém.
II. Phân tích:
1.B ố cục:3 phần
 +. Phần 1: Mười câu đầu
 +. Phần 2: năm mươi câu tiếp
 +. Phần 3: còn lại.
2. Phân tích.
 a..Mười câu đầu: “Nhớ tiếc” và “xót xa”.
- mở đầu bằng một lời tâm sự giữa “anh” và “em”.
 -Em là một nhân vật phiếm chỉ, một bầu khí quyển để thi nhân giãi bày tâm tư, đó cũng là “phiên bản tâm hồn của tác giả”.
 - Sông Đuống( ngày xưa) -“ cát trắng phẳng lì”
 - “lấp lánh”
 -“nằmnghiêng ghiêng”
 “nằm ngiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” linh hồn hóa dòng sông thổi vào dáng điệu dòng sông chất đa tình, trẻ trung 
 +. Cảnh vật: xanh xanh bãi mía + ngô khoai biêng biếc “nhớ tiếc” và “xót xa” càng dâng tràn trên câu chữ.
b. năm mươi câu tiếp: Nhớ “bên kia sông Đuống” 
* nét đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc:
 - Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
- Những hội hè, đình đám.
- Những phiên chợ quê “người giăng tơ nghẽn lối”
 Sinh hoạt văn hóa cổ truyền, đượm sắc màu dân gian đựợc vẻ qua đôi mắt của con ngưòi gắn bó máu thịt.
* Con người của quê hương quan họ.
 - Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
 Những cụ già phơ phơ tóc trắng
 Những em sột soạt quần nâu
 Những cô hàng xén răng đen
 Cười như mùa thu tỏa nắng.
 Nét đẹp dân dã, bình dị được gợi qua thi nhãn đa cảm và gắn bó.
* Hiện tại “tan tác” và “chia lìa”.
 - Mẹ con đàn lợn âm dương
 Chia lìa đôi ngả
 Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã. 
 Bây giờ tan tác về đâu.
 Hiện tại tan tác, những nét đẹp quá khứ bị giày xéo, chà đạp đến tan hoang.
 - Điệp ngữ: Bây giờ tan tác về đâu
 Bây giờ đi đâu về đâu. Trải dài cả bài thơ những câu hỏi đau đớn cứ xoáy lui xoáy lại quần xé tâm tưởng của tác giả.
 Sự đan xen, lồng quyện giữa cảm xúc nhớ tiếc” và xót xa sự chân thực của cảm xúc và tài tình về cách dùng hình ảnh.
c. Đoạn còn lại:
( GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu)
- Cảm xúc đoạn cuối: Một ước vọng tươi sáng về tương lai.
III. Tổng kết:
1. Nội dung 
2. Nghệ thuật:
Tiết 26: Làm văn: Mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong bài văn nghị luận.
 A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp HS:
- Hình thành đựoc kĩ năng mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong một bài văn nghị luận.
- Từ việc nắm vững các nguyên tắc, ứng dụng để phân tích và làm các bài tập.
 B. Tiến trình dạy- học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp HS nắm được nguyên tắc và cách mở bài trong một bài văn nghị luận.
TT1: Thế nào là mở bài, khi mở bài chúng ta phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
TT2: Em quan niệm như thế nào về cách mở bài? Em thường mở bài theo cách nào?
- thế nào là cách mở bài trực tiếp?
- Thế nào là cách mở bài gián tiếp?
Hoạt động 2: giúp học sinh nắm được nguyên tắc và cách kết bài. 
TT1: Phần kết bài phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
TT2: Kể các cách kết bài? Có dân chứng để làm rõ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách chuyển đoạn:
A. Mở bài:
Là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
1. Nguyên tắc mở bài:
 a. Mở bài cần nêu đũng vấn đề đặt ra trong đề bài.
 b. Mở bài chỉ được phép nêu những ý khái quát.
2. Cách mở bài:
- Có rất nhiều cách mở bài. Tùy dụng ý của người làm mà có thể:
 a. Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận
 Ví dụ:
 b. Mở bài gián tiếp: nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để khêu gợi rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.
 - Các loại mở bài gián tiếp:
 +. Diễn dịch: tức là nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy. 
 VD:
 +. Quy nạp: tức là nêu những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận. 
 VD:
 +. Tương liên: là nêu một ý giống ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận.ý được nêu ra thường là tục ngữ, ca dao, danh ngôn hoặc những chân lí phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.
 +. Đối lập: là nêu một vấn đề trái ngược với ý trong đề bài rồi lây đó làm cơ sở để chuyển sang vấn đề cần nghị luận.
 VD
B. Kết bài:
 Là kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài. 
1. Nguyên tắc kết bài:
a. Phần kết bài phải thể hiệ ...  mạnh sáng tạo lớn lao của con người.
III. Tổng kết:
1. Nội dung
2. Nghệ thuật.
Tiết 78-79: Làm văn: Bình luận văn học.
A. Yêu cầu cần đạt: Qua bài học, giúp HS:
- Nắm được kiểu bài bình luận văn học.
- Cách làm bài bình luận tác phẩm văn học.
-Cách làm bài bình luận các vấn đề văn học.
B. Tiến trình dạy-học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp HS hình thành khái niệm về bài bình luận văn học.
TT1: Bình luận văn học là gì? Vậy thế nào là bình luận văn học?
TT2: Một bài bình luận văn học phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm được cách làm bài bình luận văn học.
TT1: Một bài bình luận văn học phải đảm bảo yêu cầu, phạm vi và điều kiện gì?
TT2: Để viết được bài bình luận tác phẩm văn học chúng ta phải thực hiện những thao tác nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm cách làm bài bình luận các vấn đề văn học.
TT1: Một vấn đề văn học là kiểu bài khi làm cần phải đảm bảo phạm vi, yêu cầu, điều kiện gì?
TT2: Để làm bài bình luận văn học chúng ta thực hiện những thao tác nào?
I. Khái niệm về bài bình luận văn học
1. Khái niệm:
- Là kiểu bài nghị luận tổng hợp viết ra để phát biểu ý kiến, nhận xét, nhận định, đánh giá về đặc điểm, ý nghĩa của một hiện tượng văn học.
* Ví dụ:
2. Yêu cầu đối với bài bình luận văn học.
- Nhận định về nội dung, đặc điểm của hiện tượng văn học được xét.
- Đánh giá ý nghĩa của hiện tượng hoặc vấn đề văn học ấy.
=> Chú ý: bài làm phải nêu được vấn đề, có kiến giải riêng.
3. Các kiểu bài bình luận văn học.
(SGK)
II. Cách làm bài bình luận tác phẩm văn học.
1. Phạm vi, yêu cầu, điều kiện.
a) Phạm vi: bình luận tác phẩm văn học hoặc nhóm tác phẩm, hoặc các khía cạnh của tác phẩm từ nội dung đến hình thức.
b) Yêu cầu: đề xuất được những nhận định sát đúng, thoả đáng, khách quan vừa có sức thuyết phục.
c) Điều kiện: đọc kĩ tác phẩm, các tác phẩm liên quan.
2. Cách làm bài bình luận văn học.
a) Xác định nội dung bình luận.
b) Đề xuất nhận định về đặc điểm tác phẩm.
c) Đề xuất nhận định đánh giá.
- Các bình diện chủ yếu để đánh giá tác phẩm.
- Cách đánh giá.
III. Cách làm bài bình luận các vấn đề văn học.
1. Phạm vi, yêu cầu, điều kiện.
a) Phạm vi:
- Bình luận sáng tác của một tác giả (quan điểm sáng tác, phong cách, hình tượng xuyên suốt.
- Bình luận đặc điểm sáng tác một giai đoạn (tính nhân đạo, tính lãng mạn, tính hiện thực..)
- Bình luận một vấn đế văn học (chủ trương sáng tác, quan điểm lí luận..)
b) Yêu cầu:
c) Điều kiện:
2. Cách làm bài bình luận các vấn đề văn học.
a) Xác định đúng nội dung bình luận.
b) Đề xuất nhận định về đặc điểm sáng tác của tác giả, giai đoạn và vấn đề lí luận văn học.
c) Đề xuất nhận định đánh giá.
Kí duyệt
 Ngày 10/3/2008.
Tuần 28: Từ ngày 17/3 đến 22/3/2008.
Tiết 80: Giảng văn: Thuốc
(Lỗ Tấn)
A. Yêu cầu cần đạt: Qua bài học, giúp HS:
- Thấy được ý nghĩa đa chiều của câu chuyện như một phương thuốc có nhiều tác dụng để chữa căn bệnh quốc tính của người Trung Hoa.
- Thấy được đặc trưng nghệ thuật của Lỗ Tấn: triết lí, sâu sắc.
- Hình thành kĩ năng phân tích một tác phẩm dịch.
B. Tiến trình dạy-học:
1. ổn định lớp:
2. kiểm tra bài cũ: Hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Một con người ra đời”?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm.
TT1: GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn Sau đó gọi em khác lược điểm chính cần lưu ý về tác giả 
TT2:Truyện ngắn “Thuốc” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: Giúp HS tìm hiểu tác phẩm.
TT1:Theo em nhan đề có những tầng nghĩa nào ?
TT2:Với tầng nghĩa này, chủ đề tư tưởng của truyện là gì ? 
TT3: Với tầng nghĩa thứ 2, chủ đề tư tưởng của truyện là gì ? 
TT4:ở tầng nghĩa thứ 3, chủ đề tư tưởng của truyện có gì khác2 tầng nghĩa trên ?
Liên hệ với cuộc đời Lỗ Tấn ? 
I- Tiểu dẫn 
1 Tác giả :
- Lỗ Tấn sống trong thời đại những năm đầu thế kỉ XX của đất nước Trung Hoa -> nửa phong kiến,nửa thuộc địa ốm yếu, què quặt, lạc hậu như ‘‘một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ’’ nhiều thanh niên T.Quốc đã trăn trở tìm đường ‘‘cứu vong’’ cho dân tộc . Lỗ Tấn là 1 trong những người tiên phong đó .
- Tuổi trẻ Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm 1 con đường cống hiến cho tương lai của dân tộc ( khai mỏ, hằng hải, nghề y , văn nghệ ) -> Lỗ Tấn là người có tâm huyết 
- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn của dân tộc” nghĩa là biểu tượng tâm hồn cao đẹp của người TQ,cũng có nghĩa là nhà văn chân chính, là “kĩ sư tâm hồn” dân tộc
Ông chuyên vạchtrần những thói hư tật xấu của nhân dân với mong muốn “cải tạo quốc dân tính” làm cho họ tự ý thức được “gót chân A sin” của chính mình, tự phấn đấu vươnlên để tự cường dân tộc 
- Lỗ Tấn là nhà văn tiêu biểu cho thành tựu hiện đại đồng thời là nhà văn cách mạng vô sản . Ông được phong tặng danh hiệu “danh nhân văn hoá nhân loại”
- Tác phẩm SGK
- Bác Hồ thời trẻ rất thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc 
2- Tác phẩm :
- Được viết 1919 đúng vào lúc phong trào nhũ tứ bùng nổ 
- Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc T.Quốc do mê muội mà những người cách mạng thì xa rời nhân dân 
- Tác giả cảnh báo:Người T.Q cần suy nghĩ nghiêm khắc về 1 phương thuốc để cứu dân tộc 
II- Đọc - hiểu :
1- Về tên truyện và mục đích sáng tác 
a-Nhan đề có 3 tầng nghĩa :
- Tầng nghĩa thứ nhất : 
+ Nghĩa đen : Thuốc chữa bệnh lao -> bài thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên nâng niu, trân trọng coi là thuốc tiên để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” rốt cuộc không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó . Với tầng nghĩa này chủ đề tư tưởng của truyện chỉ có thể là chống mê tín dị đoan 
- Tầng nghĩa thứ 2 : có hàm nghĩa sâu xa hơn -> mang tính khai sáng -> thuốc độc -> mọi ngưòi phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc – Người T Quốc phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ 
- Tầng nghĩa thứ 3 : Phải tìm 1 phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạngvà làm cho cách mạng gắn với quần chúng 
-> Tư tưởng chủ đề : Đâu là phương thuốc chữa bệnh rã rời của quốc dân ? Lỗ Tấn mới chỉ đặt câu hỏi, mà chưa có câu trả lời 
 Buổi nhận đường của Lỗ Tấn cũng trãI qua biết bao khó khăn gian nan . Mặc dù ông có đầy đủ quyết tam và dũng khí – Mặc dù ông từng cảm nhận nỗi quạnh hiu cô đơn của dũng sĩ “múa kích mộtmình trên sa mạc”. Mặcdù ông cũng tự cổ vũ : trên mặt đất vốn không có đường đi, người đI nhiều thì sẽ thành đường . Nhưng cũng chính ôngtừng thấm thía nổi đau : “ trên đời khổ nhất là tỉnh mộng rồi mà không có đường đi” 
e. Hướng dẫn học ở nhà : Đọclại truyện “Thuốc”và soạn tiếp những câu hỏi còn lại 
g. tài liệu tham khảo 
h. Phần bổ sung kiến thức :
Tiết 81: Giảng văn: Thuốc
 (Lỗ Tấn)
A. Yêu cầu cần đạt: (đã nêu)
B. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nhan đề “Thuốc” có những ý nghĩa nào?
3. Bài mới:
hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* GV diễn giảng cho HS thấy rõ thêm về CM Tân Hợi về nguyên mẫu thực của nhân vật Hạ Du 
Liên hệ với hình tượng AQ làm CM trong “AQ chính truyện”
H: Tình cảm của LT ntn khi nói về Hạ Du ?
H: Tác giả phát hiện ra điều gì qua cáI chết của Hạ Du ?
GV chốt lại : Thuốc vừa là tiếng gào thét để  ‘‘trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu’’, vừa là sự bộc bạch tâm huyết của 1 ngòi bút lạc quan tin tưởng 
Liên hệ với bài thơ ‘‘Mộ anh hoa nở’’ của Thanh Hải 
H: Câu hỏi của bà mẹ lặp đi, lặp lại ngầm ẩn điều gì?
H: Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện được thể hiện ở khía cạnh nào ?
I- Tiểu dẫn 
II- Đọc – hiểu :
1- Về tên truyện và mục đích sáng tác 
2- Hạ Du – Hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi :
-Vài nét về cách mạngTân Hợi:có thành tích là đánh đổ chế độ phong kién, nhưng cũng có nhiều nhược điểm : xa rời quần, quần chúng không được tuyên truyền giác ngộ ; cách mạngnửa vời “thay thang mà không đổi thuốc”, cội rễ phong kiến không bị đánh bật, đời sống xã hội không có gì thay đổi .
- Nhân vật Hạ Du là nguyên mẫu của Thu Cẩn – nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng bị trục xuất về nước, lập tờ “Trung Quốc nũ báo” đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chống phong kiến quân phiệt . Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc 32 tuổi, nơI hành hình là Cổ Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm 
- Trong “Thuốc” qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi .
- Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu Cẩn và cả 1 lớp người giác ngộ cách mạng sớm, cô đơn và bị những người đang ngủ mê gọi là điên 
+ Hạ Du dũng cảm, hiên ngang, xã thân vì nghĩa lớn, nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan.Quần chúng mua máu anh làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên 
+ Lỗ Tấn đã để cho 2 bà mẹ có con chết chém và con chết bệnh bước qua con đương mòn cố hữu đến gặp nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng -> nhà văn vẫn tin vào tiền đề cách mạng. ông nói với mọi người rằng máu người tử tù đã thức tỉnh 1 bộ phận quần chúng, đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và tâm nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ 
- “ Nhưng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau . Đièu này có dụng ý sâu sắc : khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý . Truyện đặt số đông quần chúng chưa giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần cgúng đang mê muội” ( Lâm Chí Hạo)
3- Vòng hoa và niềm lạc quan của tác giả ứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm 1 câu hỏi : ‘‘Thể này là thế nào’’ -> Nhà văn N.Tuân đặc biệt trân trọng chi tiết này – Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt, vừa ẩn dấu 1 niềm vui có người hiểu con mình ( chứng cớ là liến sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con qua ứng nghiệm ) và hàm chứa câu hỏi phảI óc câu trả lời 
- Câu hỏi được lặp đi lặp lại như ngầm ẩn :
+ Người dân T.Quốc biết băn khoăn, suy nghĩ -> bắt đầu biết “mở cái cửa của chiếc nhà hộp bằng sắt” -> lương tri dần dần thức tỉnh -> hứa hẹn 1 sự giác ngộ
+ Hứa hẹn 1 câu trả lời -> Sự xuất hiện của ánh sáng cách mạng 
4- Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện
- Dùn dị, đơn sơ, gần gủi với cuộc sống đời thường ở 1 vùng thị trấn hẻo lánh của nước T.Quốc u ám nặng nề . 
Không gian nghệ thuật cũng dung dị ( 1 quán trà nghèo nàn,1pháp trường vắng vẻ,1 bãi tha ma dày khít)
- Trầm lắng, tĩnh lặng, sâu xa chất chứa nỗi niềm (cáI chết của 2 người con cuối thu như 2 chiếc lá rời cành để tích nhựa cho 1 mùa xuân hy vọng cũng giống như sự gieo mầm . Đến mùa thanh minh 2 người mẹ xa lạ đã bước qua con đường mòn để tìm đến nhau 
c. Hướng dẫn học ở nhà : Tự rút ra bài học cần ghi nhớ 
d. tài liệu tham khảo 
e. Phần bổ sung kiến thức :
Kí duyệt
 Ngày 17/3/2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an mon Van lop 12.doc