Đề bài 1 : Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài : Giới thiệu giá trị to lớn của Tuyên ngôn Độc lập, trong đó nhấn mạnh đến sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn
b. Thân bài :
- Bình luận về đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới không chỉ đồng bào ta, mà còn có nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp
- Bình luận vì sao Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Và từ tuyên ngôn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người “suy rộng ra” quyền của các dân tộc.
- Bình luận về những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra để vạch trần tội ác của Pháp với nhân dân ta, sự phản bội phe Đồng minh của Pháp
- Bình luận về những lí lẽ Người đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
- Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến quyền, đến sự thật chính là để khẳng định quyền của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạng giành chính quyền của Việt Nam
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, lý lẽ sắc sảo, Người đã thuyết phục toàn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HỒ CHÍ MINH Đề bài 1 : Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Gợi ý làm bài a. Mở bài : Giới thiệu giá trị to lớn của Tuyên ngôn Độc lập, trong đó nhấn mạnh đến sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn b. Thân bài : - Bình luận về đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới không chỉ đồng bào ta, mà còn có nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp - Bình luận vì sao Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Và từ tuyên ngôn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người “suy rộng ra” quyền của các dân tộc. - Bình luận về những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra để vạch trần tội ác của Pháp với nhân dân ta, sự phản bội phe Đồng minh của Pháp - Bình luận về những lí lẽ Người đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp - Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến quyền, đến sự thật chính là để khẳng định quyền của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạng giành chính quyền của Việt Nam - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, lý lẽ sắc sảo, Người đã thuyết phục toàn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam c. Kết bài: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá. Một trong những giá trị to lớn của nó chính là sức thuyết phục của một áng văn chính luận được coi như “ thiên cổ hùng văn”. Đề bài 2: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh viết : “Hỡi đồng bào cả nước , “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” . Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do . Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” . Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” . (Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh ) Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận . Gợi ý làm bài. a. Mở bài : - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào . - Bản Tuyên ngôn Độc lập vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn vừa là một áng văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục. b. Thân bài : - Phân tích giá trị nội dung tư tưởng Đoạn văn khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của dân tộc ta cũng như các dân tộc khác trên thế giới . Hồ Chí Minh đồng tình với những tư tưởng tiến bộ của các bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng ba cuộc cách mạng, ba bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam, Mỹ, Pháp nhằm quốc tế hoá vấn đề độc lập của dân tộc ta. Đoạn văn muốn gợi lại niềm tự hào cao cả của lịch sử dân tộc Việt Nam về các triều đại: Đinh, Lý, Trần, cùng sánh vai với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên đã được Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngô Đại Cáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm chuẩn bị phê phán bản chất phản động của thực dân Pháp đi ngược lại tư tưởng tiến bộ của tổ tiên họ đã 80 năm qua chúng đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta . - Phân tích giá trị nghệ thuật Hồ Chí Minh đã dẫn chứng chính xác, từ ý tưởng lời văn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Pháp để tạo cơ sở pháp lý, dùng lời nói của đối phương để so sánh, phản bác âm mưu và hành động trái với công lý của chúng, dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” Đoạn văn dùng lý lẽ đanh thép, tư duy lý luận sáng tạo “suy rộng ra” , đưa vấn đề độc lập của dân tộc Việt Nam thành vấn đề tiêu biểu cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới . Lập luận của đoạn văn chặt chẽ bằng cách sử dụng nhiều câu văn khẳng định để phủ định những nội dung phản động của hai đế quốc Mỹ và Pháp . Lời văn mạnh mẽ, trong sáng dễ hiểu làm tăng thêm sức thuyết phục bằng lý lẽ của đoạn văn . c. Kết bài : Tóm lại, qua phân tích đoạn văn ta thấy được giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận khéo léo của Hồ Chí Minh . Có thể nói đây là một trong những đoạn văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn súc tích, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn chương bền vững . Với những gi trị đó, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định một chân lý lớn về dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập tự do” với cảm hứng trang trọng, giọng văn tha thiết hùng tráng. Chính Hồ Chí Minh cũng “thấy sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn làm báo của mình . TÂY TIẾN – Quang Dũng Đề 1 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Gợi ý làm bài 1. Khái quát - Đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn thơ : tái hiện lại khung cảnh chặng đường hành quân khốc liệt, gian lao nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình. 2. Chi tiết a. Hai câu đầu Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng ; gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính. “Tây tiến ơi!” – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến. Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc : “nhớ về rừng núi” : vừa xa xôi vừa không định hình ; “nhớ chơi vơi” : tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận. b. Về chặng đường hành quân * Khốc liệt hiểm trở Điệp từ “dốc” : gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau. Những từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở ; vừa cao vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu nguy hiểm khó khăn, vất vả với “cọp trêu người” (“chiều chiều”, “đêm đêm”) và thác cao nghìn thước. Điệp từ “ngàn thước”, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu vÀ tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến. Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ. Tuy vậy, trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung “súng ngửi trời”. * Thơ mộng trữ tình Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc : “Nhà ai pha luông mưa xa khơi”, “Nhớ ôi nếp xôi”. Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi; tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài. Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm. 3. Đánh giá Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của doàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ. Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi. Đề 2 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Gợi ý làm bài 1. Khái quát - Đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn thơ : những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và miền sông nước Châu Mộc thơ mộng trữ tình. 2. Chi tiết a. Kỉ niệm đêm liên hoan Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi rừng, bản làng. Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu : ánh đuốc rực rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu. Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt. “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm áo. Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ. Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất cao thành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa. Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông. Cả cây lau, sông nước, chiều sương, thuyền độc mộc xuôi dòng theo cánh hoa trôi đều phảng phất, man mác trong lưu luyến bâng khuâng. Nếu ở trên tưng bừng rộn rã một sức sống thì ở đây tha thiết một tâm tình mỗi lúc một hiện rõ dẫu cảnh vật mông lung, thưa thớt, nhạt nhòa. Bên cạnh đó là lời hỏi, lời gọi chân tình : “có nhớ”, “có thấy”. Nhà thơ không chỉ khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tái hiện được cả linh hồn của cảnh vật. Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. 3. Đánh giá Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung. Đề 3 : Cảm nhận của anh, chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau : “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. (Quang Dũng, Tây Tiến) Gợi ý làm bài 1. Khái quát - Đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn thơ : những chiến sĩ Tây Tiến dũng cảm, kiêu hùng và đầy hào hoa, lãng mạn. 2. Chi tiết a. Chân dung người lính Tây Tiến Các chi tiết tả thực “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” đã khắc họa được diện mạo của người lính Tây Tiến, đồng thời phản ánh hiện thực về những gian khổ, thi ... Lưu Quang Vũ. - Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch 2. Thân bài a. Giới thiệu chung - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ - Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian. b. Phân tích - Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba + Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết. + Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ, Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi. à Bi kịch của sự oan trái - Cuộc đối thoại giữa hồn và xác + Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người, + Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta Ta đã bảo mày im đi” à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần. - Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình + Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người. + Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt. + Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại. + Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sử thay đổi của Hồn Trương Ba. à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống. - Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác. + Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác - Trương Ba trước cái chết của cu Tị + Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát. + Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồ Trương Ba. c. Đánh giá - Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác. - Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người. - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo. 3. Kết luận - Đánh giá chung về nhân vật. - Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ. ĐỀ 2 Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên. GỢI Ý LÀM BÀI 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả (con người và phong cách) - Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm) - Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật. 2. Thân bài a. Giới thiệu chung - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984. - Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt. - Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người. b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt + Tình huống éo le, bi đát - Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích. - Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về. - Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình. + Ý nghĩa của lời thoại - Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào. - Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba : con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc. c. Đánh giá - Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch. - Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn. - Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao. 3. Kết luận - Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người. - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm. ĐỀ 3 Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Anh/chị hãy phân tích đoạn trích cảnh VII trong sách giáo khoa để làm rõ điều đó. GỢI Ý LÀM BÀI 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả (con người và phong cách) - Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm) - Giới thiệu vấn đề nghị luận : giá trị nhân văn 2. Thân bài a. Giới thiệu chung Tham khảo một số đề trên b. Giải nghĩa giá trị nhân văn: Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngạ, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người. c. Phân tích - Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt. - Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sồng khác mình, qua các chi tiết : + Lời dẫn kịch : ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại xác anh hàng thịt, + Lời của nhân vật : Ta ta đã bão là mày im đi, Trời, + Lời độc thoại nội tâm : Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ à Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm : - Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm. - Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô. d. Đánh giá - Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn : + Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai. - Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự. 3. Kết luận - Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật). - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ. ĐỀ 4 Phân tích mối tương quan đối lập giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của hai nhân vật này. 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả (con người và phong cách) - Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm) - Giới thiệu về mối tương quan đối lập và sơ lược về Hồn Trương Ba và da hàng thịt. 2. Thân bài a. Giới thiệu chung - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ - Hồn Trương Ba da hàng thịt là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào tích xưa, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt. - Đây là hai nhân vật chính của tác phẩm, tư tưởng triết lý nhân sinh của vở kịch bật lên mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật này. b. Phân tích mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt - Cuộc gặp gỡ giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt + Sự sai lầm của thượng giới dẫn đến cuộc đối đầu đầy bi kịch. + Hồn Trương Ba đau khổ trong xác anh hàng thịt (dc) - Những mâu thuẩn không thể giải quyết giữa Hồn Trương Ba vaà xác anh hàng thịt + Hồn Trương Ba không thể sống chung trong cái xác vay mượn, tách ra khỏi để tranh luận + Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng quyết liệt, không có sự thỏa hiệp. c. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt - Ông Trương Ba chất phác, hiền lành, nho nhã – Anh hàng thịt thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ. - Hồn Trương Ba thanh cao, sống theo những chuẩn mực đạo đức – Xác anh hàng thịt hưởng thụ, sống thiên về bản năng, dễ dàng chạy theo những ham muốn trần tục. d. Đánh giá - Hồn và xác là hai phần đối lập, nhưng luôn tồn tại trong một con người, không thể tách rời nhau. - Đưa ra sự đối lập này, nhà văn muốn nhấn mạnh rằng : con người không chỉ sống bằng thân xác mà cũng không chỉ sống bằng tinh thần. - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật kịch thông qua những lời thoại. 3. Kết luận - Khẳng định sự đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt. - Khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng của Lưu Quang Vũ.
Tài liệu đính kèm: