Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 74: Một người Hà Nội

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 74: Một người Hà Nội

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp học sinh:

 - Thấy được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền ;

 - Cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, giọng văn đượm chất triết lí.

2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS thái độ giữ gìn bản sắc dân tộc.

 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.Chuẩn bị của GV:

 SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm.

2.Chuẩn bị của HS:

 Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (3’

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 74: Một người Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:74 - Đọc thêm
Ngày soạn: 10/2/2011 MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
 (Nguyễn Khải)
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
 - Thấy được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền ;
 - Cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, giọng văn đượm chất triết lí.
2. Kỹ năng:
 Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS thái độ giữ gìn bản sắc dân tộc.
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
 SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm.
2.Chuẩn bị của HS:
 Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Câu 1: Nhân vật chị Hoài trong tp’Mùa lá rụng trong vườn để lại cho anh / chị ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình, với những tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều yêu quý chị Hoài?
Câu 2: Đoạn trích: Mùa lá rụng trong vườn không nhiều tình tiết, không có mâu thuẫn xung đột gay gắt nhưng hấp dẫn bởi sự thấm thía ý nghĩa từ chính câu văn. Điều gì làm nên thành công đó? Phát biểu ý nghĩa văn bản trích?
Câu 1:- Ngoại hình:trạc 50 tuổi, người thon gọn trong chiếc áo bông chần hạt lựu, khuôn mặt rộng, có cặp mắt hai mí đằm thắm & cái miệng tươi.
- Vẻ đẹp tâm hồn: 
 + Chị từng là dâu trưởng trong g/đ ông Bằng. Giờ chị đã có một g/đ riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng nhưng mọi người vẫn nhớ, vẫn yêu chị. Bởi chị vẫn giữ được mối dây liên hệ, vẫn giao cảm, chia sẻ buồn vui, cùng tham dự cuộc sống với g/đ này. 
 + Xuất hiện ở nhà ông Bằng vào đúng chiều 30 tết.
+ Quan tâm tới tất cả mọi người, chu đáo chuẩn bị quà cáp. 
=> Chị Hoài là người phụ nữ nông thôn đẹp người đẹp nết, sống tình nghĩa, thuỷ chung. Là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý giá trước những “cơn địa chấn” của xã hội. 
Câu 2: Nghệ thuật:
- Xây dựng kết cấu truyện hợp lí.
- Thành công trong những đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí con người.
Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường.
3. Bài mới : ( 1’) Chúng ta đã rất ấn tượng với vẻ đẹp của nhân vật chị Hoài trong “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. Một phụ nữ khác tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Tràng An, có cốt cách người Hà Nội được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội” là cô Hiền - nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải. Trong tiết học này, chúng ta sẽ đọc thêm về truyện ngắn ấy để rút ra cho mình những bài học có giá trị trong cuộc sống hôm nay.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
7’
HĐI: HD tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn SGK.
?: Nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Khải?
-Gv chốt lại những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải. GV nhấn vào sự đổi mới sau 1975.
?: T/p được viết vào năm nào, em hiểu gì về giai đoạn lịch sử này của đất nước, đặc biệt là ở HN? 
?: Nêu xuất xứ t/p?
?: Tại sao Nguyễn Khải đặt tên cho tác phẩm là “Một người Hà Nội”?
?: Nêu nội dung chính của tác phẩm?
HĐI- Tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK.
- Đọc phần Tiểu dẫn SGK.
-Dựa vào SGK tóm tắt tiểu sử, quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải.
HS trả lời.
HS dựa vào SGK, trả lời.
- HS trả lời theo cách cảm nhận riêng của mình.
- HS trả lời.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008):
- Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội, là nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ. 
- Nguyễn Khải viết văn từ 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. Trước 1975, sáng tác cuả ông tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới; Sau 1975, ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
 2. Tác phẩm “Một người Hà Nội”:
 a) Hoàn cảnh ra đời:
- 1990, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, đổi mới của văn học.
b) Xuất xứ:
- Rút từ tập truyện “Một người Hà Nội” (1990).
 c) Nhan đề: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Là sự trình bày cảm nhận, cách nhìn, quan niệm về người Hà Nội của nhà văn.
- Định hướng tư tưởng của tác phẩm.
 d) Nội dung chính:
 Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
30’
* Hoạt động 2.
GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản.
?: Về nội dung , tp có những giá trị cơ bản nào ?
?: Về nghệ thuật , tp có những giá trị cơ bản nào ?
?: Hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
* Hoạt động 2.
HS đọc- hiểu văn bản.
-Dựa vào SGK để trình bày.
- thảo luận nhóm, trả lời.
- thảo luận nhóm, trả lời.
II.Hướng dẫn đọc thêm:
1) Nội dung
 Tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua nhân vật bà Hiền, một người Hà Nội tiêu biểu.
 - Chú ý các chi tiết : nếp sống có chiều sâu văn hoá ; quan điểm về hôn nhân, về chuyện sinh con ; cách quản lí gia đình, dạy dỗ con cái ; sự lịch lãm, khôn khéo trong cách ứng xử ;
 - Những chiêm nghiệm về lẽ đời : Chú ý lời nhận xét của bà Hiền về Chính phủ, chuyện bán nhà, ngăn chồng mở xưởng in, Tất cả cho thấy bà Hiền hiểu lẽ đời, có đầu óc thực tế, có bản lĩnh, dám nói thẳng, nói thật.
 - Bà Hiền là người đặc biệt đề cao lòng tự trọng : Bà bằng lòng cho người con trai đầu lòng đi bộ đội vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, sẵn sàng chấp nhận khi người con trai thứ hai muốn tiếp bước anh vì “ngăn nó tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.
 - Bà Hiền cũng là người biết sống hoà đồng với những người xung quanh, với đời sống dân tộc, đất nước.
 Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn thể hiện niềm tin đối với con người và mảnh đất Hà Nội. Cây si đổ, người ta tìm mọi cách nâng dậy và làm cho cây si sống lại. Vẻ đẹp của người Hà Nội còn đó, không thể mất – một Hà Nội với truyền thống văn hiến rạng rỡ ngàn năm. Đặc biệt, sự so sánh nhân vật bà Hiền với “những hạt bụi vàng” góp phần “làm cho đất kinh kì sáng chói những ánh vàng” cho thấy sự trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Khải đối với nhân vật này.
2) Nghệ thuật
 Ngôi kể theo kiểu nhân vật hoá, quan sát tinh tế, triết luận sâu sắc ; cái nhìn đằm thắm, nhân hậu.
3) Ý nghĩa văn bản
 Cuộc sống mỗi ngày một nâng cao về vật chất càng đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nếp sống văn hoá tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống, vẻ đẹp của văn hoá dân tộc.
2’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học:
H: Hãy nêu ngắn gọn những nét chính về nội dung và nghệ thuật truyện?
Tổng kết bài học
- Thảo luận nhóm và trả lời
III TỔNG KẾT :
- Nếp sống văn hoá và phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền.
- Niềm tin vào con người và mảnh đất Hà Nội.
- Nghệ thuật lựa chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đầy chất triết lí.
4. Hướng dẫn tự học ( 1’)
 Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_74_Mot_Nguoi_Ha_Noi_chuan_KTKN.doc