Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 30: Luật thơ (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 30: Luật thơ (tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng nhằm giúp HS:

 Nắm được các đặc điểm cơ bản của thể thơ phổ biến hiện nay đối với thơ Việt Nam

 Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào vệic cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12

- SGK, SGV Ngữ văn 12

- 1 số tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

- Đọc hiểu

- Thực hành luyện tập

- Kiểm tra đánh giá

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5853Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 30: Luật thơ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 30
LUẬT THƠ
(Tiếp theo)
Ngày soạn: 13.10.10
Ngày giảng: 
Lớp giảng:	12A	12C
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng nhằm giúp HS:
 Nắm được các đặc điểm cơ bản của thể thơ phổ biến hiện nay đối với thơ Việt Nam
 Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào vệic cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- 1 số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Thực hành luyện tập
- Kiểm tra đánh giá
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. KTBC (không KT)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong hai bài Mặt trăng và bài Sóng?
GV: Sự đổi mới, sáng tạo của bài thơ trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống?
GV: Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời trầu?
GV: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong bài thơ?
1. Bài tập 1:
Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng):
* Giống nhau: gieo vần cách
* Khác nhau:
- Ngũ ngôn truyền thống ( Mặt trăng) 
+ Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn)
+ Ngắt nhịp lẻ: 2/3
+ Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4 
- Thơ hiện đại năm chữ (Sóng)
+ Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên)
+ Nhịp chẵn: 3/2
+ Thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt
2. Bài tập 2: 
Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:
* Gieo vần:
 - Vần chân, vần cách: lòng - trong (giống thơ truyền thống)
 - Vần lưng: lòng - không (sáng tạo)
 - Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7)
→ sáng tạo
* Ngắt nhịp: 
- Câu 1 : 2/5 → sáng tạo
- Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống
3. Bài tập 3:
Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:
 Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi
 Đ B T B
 Này của Xuân Hương / mới quệt rồi
 T B T Bv
 Có phải duyên nhau / thì thắm lại
 Đ T B T
 Đừng xanh như lá / bạc như vôi
 B T B Bv
4. Bài tập 4:
Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
* Gieo vần: sông - dòng: vần cách
* Nhịp: 4/3
* Hài thanh: 
 - Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T 
 - Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B 
 - Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T 
à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kién thức cơ bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docLuat tho(1).doc