Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 - Củng cố, nâng cao tri thức về nghị luận văn học. Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

 - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học )

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12

- SGV, SGK Ngữ văn 12

- Một số tài liệu văn học khác

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 21
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Ngày soạn: 26.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	12A	12C
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
 - Củng cố, nâng cao tri thức về nghị luận văn học. Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
 - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học)
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGV, SGK Ngữ văn 12
- Một số tài liệu văn học khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Trao đổi thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc đề và gợi ý thảo luận -> hướng dẫn HS làm
GV: hướng dân HS làm nhanh đề 2
-> Nêu cách làm bài nghị luận về mọt ý kiến bàn về văn học?
HS trả lời GV chốt lại
A. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
I. Đề bài (đề 1, SGK T91)
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: đây là ý kiến bàn về văn học 
- Nội dung: văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam
- Yêu cầu đề và định hướng giải quyết:
+ Giải thích, khẳng định ý kiến của Đặng Thai mai là ý kiến đúng: Dòng chủ lưu trong văn học Việt Nam là dòng văn học biểu hiện lòng yêu nước.
+ Đây là dòng văn học chính, có tác dụng và ảnh hưởng lớn, xuyên suốt xưa nay.
- Xác định luận cứ và cách đưa dẫn chứng:
+ Dẫn các ý kiến đánh giá tương tự: Có thể dẫn các ý kiến của Trần Thế Pháp, Phạm Văn Đồnghoặc các ý kiến khác.
+ Dẫn chứng là các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Các tác giả như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Tố HữuCác tác phẩm như: Quốc tộ, Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập, Việt Bắc
2. Lập dàn ý:
- MB: 
+ Giới thiệu văn học Việt Nam nói chung: đa dạng, phong phú với hai chủ đề lớn là yêu nước và nhân đạo.
+ Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai. Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến.
- TB:
+ Phân tích, làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng của VHVN:
ñ Miêu tả, thể hiện, đánh giá thiên nhiên, xã hội, con người dưới nhiều góc độ, quan niệm, thái độ, tình cảm.
ñ Bằng nhiều bút pháp: ngụ ngôn, huyền thoại, cường điệu, trữ tình, hiện thực, lãng mạn.
ñ Đa dạng về thành tựu tác phẩm và thể loại.
ñ Tập trung vào 2 dòng lớn là: Yêu nước và nhân đạo.
ñ Giải thích khái quát nguyên nhân khiến dòng văn học yêu nước là dòng chủ lưu trong văn học Việt Nam.
+ Phân tích, làm sáng tỏ: Dòng chủ lưu là dòng văn học yêu nước.
ñ Nguyên nhân lịch sử.
ñNêu các nội dung yêu nước của văn học Việt Nam.
ñ Sự phát triển của tư tưởng yêu nước trong văn học.
ñHình thức thể loại đa dạng, phong phú ở nhiều trào lưu, phong cách sáng tác khác nhau.
ñ Có nhiều tác giả yêu nước lớn.
- KB:
+ Tổng hợp các ý đã trình bày.
+ Đặt trong tương quan với nội dung văn học yêu nước.
+ Giá trị, ý nghĩa, tầm ảnh hưởng và sức lôi cuốn của văn học yêu nước.
II. Đề 2
B. Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1 Yêu cầu chung: 
- Tập trung giải thích, phân tích, bình luận, làm rõ ý kiến trong sự đối chiếu so sánh với đối tượng văn học được bàn tới.
- Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài NLVH.
2. Cách làm bài:
- Tìm hiểu đề:
+ Tìm hiểu xuất xứ của ý kiến.
+ Xác định nội dung ý kiến và đưa ra sự đánh giá của bản thân.
+ Xác định phạm vi dẫn chứng sử dụng trong bài.
- Lập dàn ý: 
+ Tìm và sắp xếp các luận điểm, dẫn chứng phù hợp.
+Đảm bảo bố cục, các yêu cầu của bài làm văn.
3. Viết bài.
- Bám sat và trung thanh với dàn ý để viêt bài cụ thể
C. Luyện tập
I. Bài tập 1/sgk/113:
1. MB:
- Nêu ý kiến của TL bàn về văn học.
- Trình bày cảm nhận chung về ý kiến ấy.
2. TB:
- Giải thích ý kiến, phân tích, chứng minh:
+ Là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn; là vũ khí giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình; không bị sở dụng vào mục đích xấu, luôn tác động bằng con đường tình cảm
+ Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối, tàn ác; vạch trần, phê phán những tệ nạn xã hội.; bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người
- Bình luận:
+ Nhà văn tự hào về vũ khí văn học của mình, nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực
+ Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.
3. KB:
- Khẳng định sự đúng đắn của quan niệm.
- ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến.
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docnghi luan ve mot y kien ban ve van hoc(1).doc