Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 17: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 17: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2. Kĩ năng:

 - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức

3. Thái độ: - Nng cao ý thức trau dồi rèn kĩ năng làm văn nghị luận nĩi chung v nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng. Xây dựng thĩi quen luyện tập viết văn nghị luận.

II. TRỌNG TÂM:

1. Kiến thức:

 - Yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 - Cách thức triển khai bài van nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1689Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 17: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17	Ngày dạy: 27 – 09 – 2010 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 - Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Rèn kĩ năng tự nhận thức
3. Thái độ: - Nâng cao ý thức trau dồi rèn kĩ năng làm văn nghị luận nĩi chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nĩi riêng. Xây dựng thĩi quen luyện tập viết văn nghị luận.
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
 - Yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 - Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi sách giáo khoa.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, em cần ghi nhớ những nội dung nào?(10 điểm)
- Nội dung:
	+ Nêu rõ hiện tượng
	+ Phân tích mặt đúng – sai; lợi – hại; chỉ ra nguyên nhân, bày tỏ thái dộ, ý kiến của người viết.
-Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Vào bài: 
Trong những bài học trước, các em đã làm quen và biết được cách là một bài văn về những vấn đề xã hội. Bài học hơm nay sẽ cung cấp cho các em những kĩ năng cần thiết để biết cách làm một bài văn nghị luận về lĩnh vực văn học “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.”
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý
-GV: Khi tìm hiểu đề, ta cần xác định những vấn đề gì?
-GV:Bài thơ ra đời trong hồn cảnh nào?
-GV:Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả như thế nào?
-GV: Nhân vật trữ tình trong bài thơ cĩ gì khác hình ảnh ẩn sĩ trong thơ cổ?
-GV: Vì sao lại nĩi bài thơ vừa cĩ tính chất cổ điển, vừa hiện đại.
-GV: Nêu nhận đinh chung về bài thơ?
-GV: Khẳng định lại những giá trị bài thơ?
-GV: Khi tìm hiểu đề trong đề bài này, ta cần xác định những vấn đề gì?
-GV: Mở bài, ta cần giới thiệu điều gì? Cĩ gì khác với cách giới thiệu về một bài thơ?
-GV: Đoạn thơ cĩ thể chia làm mấy phần?
-GV: Khí thế của cuộc kháng chiến chống pháp được miêu tả như thế nào?
-GV: Nhận xét gì về việc sử dụng thể thơ lục bát của nhà thơ Tồ Hữu?
-GV: Cách dùng từ ngữ, hình ảnh?
-GV:Cách vận dụng các biện pháp tu từ?
-GV: Giọng thơ ở đây như thế nào?
-GV: Em cĩ nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận?
-GV: Điểm tương đồng và khác biệt của kiểu bài này so với nghị luận về một vấn đề XH là gì?
 -GV: Em rút ra được bài học bài học gì để để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống từ thao tác nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
-HS trả lời 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- GV gọi học sinh thực hiện phần luyện tập
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1. Đề bài : Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bĩng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ, Người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
 a. Tìm hiểu đề:
 - Bài yêu cầu phân tích những giá trị về tư 
tưởng và nghệ thuật của bài thơ. 
 - Lưu ý hồn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
 Giới thiệu khái quát hồn cảnh ra đời của bài thơ. Bài thơ đợc Bác Hồ sáng tác tại Việt Bắc vào năm 1947. 
* Thân bài:
- Vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc được miêu tả hết sức thơ mộng. 
+ Nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh: tiếng suối như tiếng hát thật mới mẻ, tiếng suối gần gũi với con người, đầy sức sống.
+ Điệp từ " lồng": tạo lên một hình ảnh vừa lung linh vừa huyền ảo như những bơng hoa tuyệt đẹp. 
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: hồ tâm hồn mình với ánh trăng, với tiếng suối. Song khơng đắm chìm trong cái đẹp mà một lịng thao thức, khơng ngủ vì lo cho vận mệnh của dân tộc. Khác các ẩn sĩ thời xưa.
- Bài thơ vừa cĩ tính chất cổ điển vừa hiện đại.
 + chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh thiên nhiên, bút pháp miêu tả thiên nhiên...
+ chất hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình: thi sĩ - chiến sĩ.
- Nhận định về những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thật đẹp song đẹp hơn cả chính là chân dung của Bác, vị lãnh tụ vơ vàn kính yêu của chúng ta.
* Kết luận: 
Sự hài hồ giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ. 
2. Đề 2: 
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:
"Những đường Việt Bắc của ta
...............................................
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".
a. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Đoạn thơ miêu tả khí thế ra trận của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Nghệ thuật: Đây là một đoạn thơ hay, đạt được những giá trị nghệ thuật đặc sắc về cách sử dụng ngơn ngữ.
b. Lập dàn ý:
 * Mở bài: 
Giới thiệu đoạn thơ, vị trí, dẫn nguyên văn đoạn thơ.
 * Thân bài:
 - Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở VB:
 + Cảnh tượng đĩ được đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường VB trong những đêm kháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến.
 + Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước (4 dịng cuối. 
 - Về nghệ thuật: 
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát; 
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
+ Giọng thơ sơi nổi, hào hùng; hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi cảm; 
- Kết luận: 
 Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta. 
II. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Ghi nhớ (SGK)
III. LUYỆN TẬP:
Đề bài: 
Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bĩng chiều sa
Lịng quê dợn dợn vời con nước
Khơng khĩi hồng hơn cũng nhớ nhà"
Đáp án:
 - Nội dung:
 + Cảnh chiều xuống trên sơng: đẹp nhưng buồn.
 + Tâm trạng của nhà thơ: Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.
 - Nghệ thuật:
 + Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ cánh chim bé nhỏ. 
 + Âm điệu phù hợp: dập dềnh, mênh mang như sĩng nước trên Tràng giang.
 + Tứ thơ mới mẻ cĩ sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của thơ mới.
4 Củng cố, luyện tập:
Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
- Đối tượng đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tương thơ... Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Bài viết thường có các nội dung sau:
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
+ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
5.Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học ở tiết này: Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- Đọc kỹ các văn bản SGK trang 91, 92.
- Trả lời các câu hỏi gợi ý SGK.
- Làm luyện tập 1 SGK trang 93.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE MOT BAI THO DOAN THO.doc