Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài giảng nhằm giúp HS:

 1. Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn NĐC  thấy rõ: NĐC đúng là vì sao “càng nhìn thì càng thấy sáng” trong bầu trời văn nghệ của dân tộc

 2. Thấy được sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng giàu hình ảnh; sự kết hợp lí lẽ- tình cảm, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại của thời đại

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12

- SGK, SGV Ngữ văn 12

- Thiết kê bài giảng NGữ văn 12

- Một số tài liệu tham khảo khác

 

doc 9 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5228Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 10 – 11
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG
VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
Ngày soạn: 28.08.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	12A	12C	
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu cần đạt: 
Qua bài giảng nhằm giúp HS:
 1. Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn NĐC à thấy rõ: NĐC đúng là vì sao “càng nhìn thì càng thấy sáng” trong bầu trời văn nghệ của dân tộc
 2. Thấy được sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng giàu hình ảnh; sự kết hợp lí lẽ- tình cảm, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại của thời đại
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Thiết kê bài giảng NGữ văn 12
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
GV: Hãy trình bày biện pháp cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Liên hệ bản thân?
Yêu cầu:
- Cần có tình cảm yêu mếm và yêu thích quý trọng tiếng Việt
- Cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt
- Phải biết sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo, tránh cách nói thô tục, kệch cỡm
-> 3 phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động.
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yê cầu cần đạt
GV: hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Phạm Văn Đồng?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: tác phẩm được viết trong dịp nào? Mục đích viết?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: đọc 1 đoạn -> gọi HS đọc và cho biết thể loại và bố cục của văn bản?
HS thực hiện, trả lời GV chốt lại
GV: đảm bảo bố cục 3 phần của bài nghị luận với những luận điểm rõ ràng
GV: Tác giả đánh giá văn chương của NĐC như thế nào? Từ đó PVĐ đã chỉ ra cách nhìn nhận về văn chương NĐC ra sao?
HS trả lời GV chốt lại
GV: đó là thứ ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện vẻ đẹp -> phải dày công nghiên cứu thì mới khám phá được
GV: tác giả đã chỉ ra con người và quan niệm sáng tác của NĐC như thế nào?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: dụng ý của tác giả là nói nên vẻ đẹp đáng trân trọng về cuộc đời và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC
GV: PVĐ đã phân tích, nhận định đánh giá như thế nào vè thơ văn yêu nước của NĐC?
HS trả lời GV chốt lại
GV: để thấy được giá trị đó PVĐ đã phân tích và nhận xét thế nào?
HS suy nghĩ trả lời GV chốt lại
GV: PVĐ đặt tp của NĐC trên cái nền của lịch sử lúc bấy giờ bởi một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tp của ông phản ánh một cách trung thành những đặc điểm, bản chất của một giai đọan lịch sử trọng đại đ/v ĐN với nhân dân. V/c chân chính phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, thơ văn yêu nước của NĐC là như thế. Tp của NĐC lớn lao vì nó có sức cỗ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống xâm lăng, làm cho lòng người rung động trước những con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.
GV: Là khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Lần đầu tiên, người nông dân di vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm
GV: đối với tác phẩm này, PVĐ đã nhận định, đánh giá nững phương diện nào? Nội dung cụ thể? 
HS trả lời GV chốt lại
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1906 – 2000), quê: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Tham gia hoạt động cách mạng và yêu nước từ rất sớm
- 1929 -> 1936: bị thức dân Pháp bắt, kết án tù và đày ra Côn Đảo
- Những năm 1940: giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa Việt – Trung; bầu vào UB dân tộc giải phóng
- Sâu CM tháng Tám: có nhiều công shiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước
- Được đánh giá:
+ Nhà cách mạng lớn của dân tộc 
+ Nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn
+ Luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hoá văn nghệ ở nước ta
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác 
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC 
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
b. Đọc, thể loại và bố cục
- Thể loại: văn nghị luận
- Bố cục 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu một trăm năm – phải có cái nhìn mới mẻ và đúng mức về NĐC và thơ văn của ông
+ Phần 2:
Ÿ Điểm đặc biệt của cuộc đời NĐC
Ÿ Cách đánh giá thơ văn yêu nước của NĐC
Ÿ Sức sống của tác phẩm: truyện LVT
+ Phần 3: đánh giá đúng vị trí của NĐC trong nền văn học dân tộc
-> Bố cục chặt chẽ, đảm bảo tính lôgích, nội dung thống nhất
II. Đọc hiểu văn bản
1.Mở bài 
- Văn chương của NĐC có ánh sáng lạ thường 
- Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn NĐC 
=> Bằng so sánh liên tưởng-> nêu vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn NĐC: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí 
2. Thân bài
a) Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC 
- Con người có khí tiết cao cả, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đau thương.
- Quan niệm văn chương là vũ khí chiến đấu, văn là người 
=> Tác giả không viết về tiểu sử, không nói về tác phẩm mà chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, qniệm stác của NĐC -> NĐC luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt
b) Thơ văn yêu nước của NĐC
- Thơ văn yêu nước:
+ Giá trị: làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng chiến oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ
Ÿ PP phân tích: khoa học
+ Nội dung: ca ngợi những anh hùng và than khóc những người liệt sĩ
Ÿ Dẫn chứng: VTNSCG là một đóng góp lớn
=> PVĐ khẳng định: giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn yêu nước của NĐC, đồng thời ngợi ca, trân trọng tài năng, bầu nhiệt huyết, cảm xúc chân thành của một “Tâm hồn trung nghĩa” ó vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết 
c) Truyện LVT 
- Khẳng định cái hay cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và hình thức văn chương
- Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT
=> Thao tác “đòn bẩy” -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt dũa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân
3) Kết bài
- Khẳng định,ngợi ca, tưởng nhớ NĐC 
- Bài học về mối quan hệ giữa văn học- nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng 
=> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung: Mới mẻ, sâu sắc, xúc động
2. Giá trị nghệ thuật
- Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ
- Sử dụng nhiều thao tác lập luận 
- Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi ca, giọng điệu hùng hồn
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Làm bài tập và soạn bài tiếp theo
Đọc thêm: - MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ 
 Nguyễn Đình Thi
 - ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI
 X. Xvai -gơ 
I. Mục tiêu bài học: 
Qua giờ đọc thêm giúp học sinh:
	- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.
	- Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
- Thấy được những nét chính về tính cách và số phận của Đôtx 
- Thấy được tài năng vẽ chân dung bằng ngôn ngữ rất tài hoa của X. Xvai - gơ.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Thiết kê bài giảng NGữ văn 12
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là gì?
Những yếu tố đặc trưng của thơ là gì?
Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác?
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận là gì?
Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt ?
Trong VB yếu tố nghệ thuật nào có tính chất chủ đạo ,yếu tố nghệ thuật nào có tính hỗ trợ đắc lực ?
Chân dung con người hiện ra trên cái nền như thế nào ?
A. Mấy ý nghĩ về thơ 
I. Tìm hiểu chung
- SGK 
II.Đọc hiểu văn bản.
Câu1:
- Luận đề:đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người
à giới thiệu luận đề bằng thao tác lập luận vấn đáp(nêu câu hỏi):Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?Rung động thơmọi sợi dây của tâm hồn rung lên..
Câu 2
- Luận điểm:những yếu tố đặc trưng của thơ:hình ảnh,tư tưởng,cảm xúc,cái thực
+ thơ muốn lay động những chiều sâu tâm hồn,đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ()cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn()Hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đó
Câu 3
Luận điểm: ngôn ngữ thơ 
-So sánh với ngôn ngữ truyện,kí,kịch:cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệumột thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý nói chung là của tâm hồn()Không có vấn đề thơ tự do,thơ có vần và thơ không có vần()thơ thực và thơ giả,thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ() dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người 
Câu 4.
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận
-phần mở đầu: nêu phản đề (những ý kiến trái ngược)
-lí lẽ: hình ảnh-dẫn chứng cụ thể:thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.Tóe lên những nơi giao nhau với ngoại vật,trước hết là những cảm xúc(..)mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy,những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung
Câu 5: 
-Ý nghĩa ngày nay:thời sự, khoa học à về vấn đề thi ca, sáng tạo thơ ca
B. Đô-xtoi-ép-xki
I.Tìm hiểu chung:
- SGK 
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái .
a. Số phận nghiệt ngã :
 + Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày...
 + Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ 
 + Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ 
 + Sống giữa giống người chấy rận
 + Bệnh tật ...
’ Những yếu tố biểu hiện đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch .
b. Tính cách mâu thuẫn:
 + Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh
 + Phải tìm đến những cơ hội“thấp hèn” để cho tròn khát vọng cao cả .
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông )
 + Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại )
’ Nơi tận cùng của bế tắc, Đôtx đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.
2. Nghệ thuật viết chân dung văn học:
- Đối lập: cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách ...
- So sánh, ẩn dụ: cấu trúc câu, hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .
- Bút pháp vẽ chân dung văn học: Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn 
C Thể loại đứng ở ngả ba: 
Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học 
’ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào. 
II. Luyện tập:
Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga 
+ Với sự thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga.
+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này .
+...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga .
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Làm bài tập và soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Dinh Chieu ngoi sao.doc