Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu;

 - Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo

 - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận.

3.Thái độ: Yu quý con người v tc phẩm của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu.

II. TRỌNG TÂM :

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 10, 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10,11 Ngày dạy: 13 -09 -2010
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
( PHẠM VĂN ĐỒNG )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu;
 - Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo
 - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận.
3.Thái độ: Yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu.
II. TRỌNG TÂM :
1. Kiến thức:
- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
- Nghệ thuật viết văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
2. Kĩ năng: - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
*Nêu hồn cảnh sáng tác bản Tuyên ngơn Độc lập?
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc 
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản Tuyên ngơn Độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đọc bản Tuyên ngơn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
 * Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngơn?
Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngơn:
+ Tuyên ngơn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:
 à nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người và các dân tộc.
 à từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành quyền lợi của dân tộc ta.
+ Bản Tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
=> “Đĩ là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khốt để chuyển sang phần tiếp theo.
 + Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngơn (Mĩ và Pháp. 
 + Hai bản tuyên ngơn là chân lí bất hủ của nhân loại.
 + Dùng cách lập luận “gậy ơng đập lưng ơng”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
 + Dùng lập luận so sánh: đặt vai trị của cách mạng Việt Nam ngang hàng với cách mạng Pháp và Mĩ.
 + Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngơn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đĩ cĩ Việt Nam.
à những đĩng gĩp lớn về tư tưởng của Bác. 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tạo tâm thế cho HS
 Vào bài: 
 Nguyễn Đình Chiểu từ lâu đã đi vào cuộc đời của mỗi người dân Nam Bộ và thơ ca của dân tộc. Đánh giá về những đĩng gĩp của nhà thơ cũng cĩ nhiều biểu hiện khác nhau, nhất là vào những năm chống Mĩ. Hơm nay, chúng ta cùng nhìn nhận lại vấn đề qua một bài viết của Phạm Văn Đồng “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả
 - Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
 - Bài viết ra đời nhằm mục đích gì? Năm 1963: Cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt. Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam sơi nổi và rộng khắp.
Þ Bài viết ra đời nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽ đĩ.
- Bài nghị luận này cĩ thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?
HĐ 3:Phân tích cắt nghĩa
- Phần mở đầu tác giả nêu lên vấn đề gì?
- Em hãy xác định câu văn nêu vấn đề của bài viết?
- Hiểu “lúc này” là thời điểm nào? Liên hệ với những hiểu biết về lịch sử dân tộc ta vào thời điểm ấy để giải thích?
-Theo tác giả, những lí do nào làm “ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trên bầu trời văn nghệ của dân tộc?
-Hãy nhận xét về cách đặt vấn đề của bài viết?
Tiết 11
-Phần tiếp theo, tác giả đã giới thiệu những gì về Nguyễn Đình Chiểu? 
-Trong phần giới thiệu này, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì về Nguyễn Đình Chiểu?
- Tác giả đã giới thiệu cho ta biết khi sáng tác, Nguyễn Đình Chiểu đã dựa theo những quan điểm nào?
- Nhận xét khái quát cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
- Trong phần đầu của luận điểm 2, Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại điều gì?
- Tái hiện lại như vậy nhằm mục đích gì?
-Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cĩ những đặc sắc gì?
- Tác giả dẫn lại nhiều đoạn trong bài văn tế nhằm mục đích gì?
-Tác giả đã so sánh bài văn tế với tác phẩm nào?
- So sánh như vậy nhằm mục đích gì?
- Phạm Văn Đồng đã dẫn thêm bài thơ Xúc cảnh nhằm mục đích gì?
- Phạm Văn Đồng đã nêu lên tên tuổi các nhà văn nhà văn lớn trong phong trào sáng tác lúc bấy giờ nhằm mục đích gì?
- Nhận xét khái quát về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu?
- Nêu lên giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên?
- Nêu lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên?
- Xác định câu văn cĩ nội dung tổng kết về cuộc đời, thơ văn NĐC?
- Qua lời tổng kết đĩ, tác giả muốn rút ra bài học gì?
- Nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản?
HĐ 4: tổng hợp, khái quát
Nêu ý nghĩa của văn bản?
I.Tìm hiểu chung: 
 1/ Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX.
 2/ Tác phẩm
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963.
3. Bố cục: 
- Phần mở bài: (Từ đầu đến “...cách đây hơn một trăm năm”)
à Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phần thân bài: (Tiếp theo đến “...văn hay của Lục Vân Tiên”) 
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phần kết bài: (Cịn lại). 
à Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho tồn dân tộc.
II.Đọc – hiểu văn bản
 1/ Nội dung 
a. Phần mở đầu: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc
- Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ riêng không dễ nhận ra.
- Vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa
- “Lúc này”: Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ những năm 60 đang phát triển sơi sục, rộng khắp 
Þ Đề cao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cĩ ý nghiã quan trọng, cổ viên động viên tinh thần yêu nước.
- Hai lí do làm cho ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
+ Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
 + Cịn rất ít người biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Þ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải nguyên nhân. Cách so sánh giàu hình ảnh, cụ thể, giàu tính hình tượng “Ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu”, “bầu trời văn nghệ dân tộc”, “Trên trời cĩ những vì sao ... càng thấy sáng”.
b.Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.
* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Luận cứ 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
+ Là nhà nho, sinh trưởng ở Đồng Nai
+ Bị mù, viết thơ văn phục vụ kháng chiến
+ Thơ văn ghi lại: tâm hồn trong sáng và cao quý; thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
+ Nhấn mạnh khí tiết:
“Sự đời thà khuất đơi trịng thịt
Lịng đạo xin trịn một tấm gương”
à Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.
- Luận cứ 2: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
 + Thơ văn mang tính chiến đấu:
“Học theo ngịi bút chí cơng
Trong thi cho ngụ tấm lịng Xuân thu”
“Chở bao nhiêu đạo thuyền khơng khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
 + Khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa:
“Thấy nay cũng nhĩm văn chương,
Vĩc dê da cọp khơn lường thực hư”
 à Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu – một chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa.
* Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu 
- Luận cứ 1: 
 + Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại các phong trào yêu nước của nhân dân
à Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phát sinh và phát triển trong nguồn mạch 
 + Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu lịch sử: ngợi ca và khĩc thương cho những anh hùng thất thế
à Phần lớn là những bài văn tế
- Luận cứ 2: Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
 + Dẫn lại nhiều đoạn trong bài văn tế
à Tác phẩm đã làm rung động người đọc trước hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân.
 + So sánh với Bình Ngơ đại cáo:
à Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế: xây dựng được bức tượng đài bất tử về người anh hùng nơng dân – nghĩa sĩ.
 + Dẫn lại bài thơ Xúc cảnh
à Nguyễn Đình Chiểu cịn cĩ những đố hoa, những hịn ngọc rất đẹp, khác tạo nên diện mạo phong phú cho vẻ đẹp thơ văn yêu nước 
 + Phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ cịn làm nảy nở nhiều nhà văn , nhà thơ lớn
à Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu, là ngơi sao sáng nhất
=>Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa từng có trong văn chương thời trung đại: hình thượng người nông dân.
* Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
 + Truyện Lục Văn Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng những nôi dung tư tưởng gần gữi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “ truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
c. Phần kết: khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. 
 2/ Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm.
- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu linh hoạt, biến hóa: khi hào sảng, lúc xót xa..
 3/ Ý nghĩa văn bản
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; Sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
4. Củng cố, luyện tập:Hệ thống luận điểm, luận cứ của bài văn.?
 Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc;Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.
* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Luận cứ 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu; Luận cứ 2: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
* Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu 
- Luận cứ 1: Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại các phong trào yêu nước của nhân dân
- Luận cứ 2: Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
* Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
5. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học ở tiết này: -Hệ thống luận điểm, luận cứ của bài văn.?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ – 
N. Đình Thi
ĐƠ-XTƠI-ÉP-XKI – X.Xvai-Gơ 
 Câu hỏi: Trả lời các câu hỏi sau các văn bản đọc thêm
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN DINH CHIEU NGOI SAO SANG TRONG VAN NGHE CUA DANTOC.doc