Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học từ yếu tố hình thức

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học từ yếu tố hình thức

Để xây dựng một khoa văn hoá học Việt Nam, nghiên cứu văn hoá Việt Nam, cá nhà văn hoá học của chúng ta một mặt phải tìm về cội nguồn di sản văn hoá của cha ông, mặt khác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa lia luận văn hoá, tri thức nước ngoài. Cùng với sự phát triển của con người và xã hội, cá lí thuyết văn hoá cũng không đứng im mà luôn phát triển bằng con đường kế thừa và thay thế nhau - người ta gọi là "sự đổng đảnh của phương pháp" - nghĩa là không có một phương pháp nào là tyuệt đối và việc ứng dụng phương pháp nào là chủ đạo còn tuỳ thuọc vào trường hợp cụ thể, vẫn có thể dùng phương pháp khác làm bổ trợ.

 Nước Nga là một nước có nền văn học phát triển đã đạt đưowcj nhièu tành tựu rực rỡ. Không những thế, trong lí luận phê bình cũng đạt được những thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa trong nước Nga, mà còn đối với toàn thế giới. Nước Nga là nước rất gần gũi với dân tọc Việt Nam bởi thế nên nền văn học cũng như lí luận phê bình đối với chúng ta là cả một kho báu. Việc khai thác khám phá thnàh tựu văn học và lí luận phê bình Nga là một công việc cần thiết và bổ ích cho nền văn học nước nhà.

 

doc 11 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học từ yếu tố hình thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lí luận phê bình văn học Nga:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ YẾU TỐ HÌNH THỨC
	Để xây dựng một khoa văn hoá học Việt Nam, nghiên cứu văn hoá Việt Nam, cá nhà văn hoá học của chúng ta một mặt phải tìm về cội nguồn di sản văn hoá của cha ông, mặt khác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa lia luận văn hoá, tri thức nước ngoài. Cùng với sự phát triển của con người và xã hội, cá lí thuyết văn hoá cũng không đứng im mà luôn phát triển bằng con đường kế thừa và thay thế nhau - người ta gọi là "sự đổng đảnh của phương pháp" - nghĩa là không có một phương pháp nào là tyuệt đối và việc ứng dụng phương pháp nào là chủ đạo còn tuỳ thuọc vào trường hợp cụ thể, vẫn có thể dùng phương pháp khác làm bổ trợ.
	Nước Nga là một nước có nền văn học phát triển đã đạt đưowcj nhièu tành tựu rực rỡ. Không những thế, trong lí luận phê bình cũng đạt được những thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa trong nước Nga, mà còn đối với toàn thế giới. Nước Nga là nước rất gần gũi với dân tọc Việt Nam bởi thế nên nền văn học cũng như lí luận phê bình đối với chúng ta là cả một kho báu. Việc khai thác khám phá thnàh tựu văn học và lí luận phê bình Nga là một công việc cần thiết và bổ ích cho nền văn học nước nhà.
 1. Trường Phái lí luận phê bình dân chủ cách mạng Nga.
	1.1 Bêlinxki (1811-1848)
	- Ông xuất than trong tầng lớp tri thức. từ nhỏ đã rất thông minh, đọc nhiều sách. Lớn lên học đại học dược tiếp thu những tư tưởng lơn của thời đại, ông có thía dộ phản kháng quyết liệt đối với chế độ đương thời, đã từng bị đuổi ra khỏi trường đại học. Ông tự kiếm sống bằng viết bào làm văn...
	- Các công trình văn học được diễn đạt bằng văn phong trong sáng, sắc sảo, đậy trí tuệ: Những bài báo về Puskin, Gô gôn, Những mộng tưởng văn học, Nhìn lại văn học Nga(1846), Khái quát văn học Nga(1847), Bức thư gửi Gôgôn.
	Bêlinxki trở thành ngọn cờ đầu cảu LLVH tiến bộvà là nfười có công phát hiện ra những tài năng văn học lớn.
	* Nội dung cơ bản của LLPBVH Bêlinxki: Những quan điểm văn học
	a. Mĩ Học: 
	Khẳng định mối quan hệ thống nhất giữa văn học và đời sống hiện thực: " Ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thơ ca". Ông khẳng định, bẳn chất của văn ọc là phản ánh hiện thực. Ông so sánh văn học với triết học và rút ra những điểm káhc biệt trên điểm chung đó là đều phản ánh chân lí khách quan. Điểm khác:
	- KH và triết học: Dùng luận cứ con số để chứng minh, tác động đến lí trí, trí tuệ là chủ yếu. Lôgic chạtchẽ, tiến đến chân lí duy nhất và chính xác.
	- Văn học: Bằng nghệ thuật ngôn từ để tái hiện nên các hình ảnh, hình tượng bằng trình bày miêu tả mang ý nghĩa thuyết phục và tác động chủ yếu đến tình cảm. Cũng vì vậy nên văn chương mang tính đa nghĩa. Từ đó ông rút ra những đặc chức năng văn học:
	+ Nhận thức
	+ Giáo dục
	+ Thẩm mĩ
	b. Tính tư tưởng: 
	Văn học phải có khuynh hướng(tính tư tưởng) tức là quan điểm đối với sự vật hiện tượng, con người, xã hội. Nhưng tính tư tưởng này không phải là những luận cứ giáo điều, quy tắc, mà đó là tình yêu nồng nàn, nhiệt huyết đầy sức sống của nhà văn.(Giống quan điểm của C.Mac: Dừng biến nhân vật văn học thành cái loa phát thanh cho tư tưởng của nhà văn)
	c. Quan hệ giữa nội dung và hình thức:
	 Phải có tính nhất quán giữa nội dung và hình thức, nếu tranh luận trong sự lựa chọn thì nghiêng về nội dung vì " chỉ có nội dung chứ không phải là ngôn ngữ văn phong (hình thức) mới cứu nàh văn ra khỏi sự quên lãng". Như vậy ông không hạ thấp hình thức cảu tác phẩm, đây là một quan điểm tiến bộ.
	ví dụ: Truyện Kiều, Chí Phèo người đọc nhớ dến tác giả tcá pẩm bởitính hiện thực và tính nhân đạo của tác phẩm.
	d. Tính nhân dân.
	- Là phẩm chất bậc nhất của văn học. "Nhà thơ nhân dân" là danh hiệu cao quý mà nghệ sĩ cần vươn tới.
	- Biểu hiện của túnh nhân dân không dòi hỏi phải miêu tả trực tiếp đời sống nhân dân, mà tác phẩm phải nói được tâm tư nguyện vọng, đời sống tinh thnầ của nhân dân. Ví dụ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin của Puskin.
	Không chỉ là yêu cầu về nội dung mà về hình thức cần trong sáng, giản dị, dễ hiểu, nhưng không phải là viết một cách tầm thường.
	e. Tính hiện thực:
	Tính hiện thực chứ không phải là chủ nghĩa hiện thực. Cội nguồn của cái đẹp văn chương là hiện thực. Nhà văn phải miêu tả chân thực đời sống, nghĩa là tính hiện thực không phải là sự bịa đặt, sự sao chép lại nguyên xi thực tế cuộc sống mà là sự lựa chọn, nhào nặn cá sự việc hiện tượng đời sống theo lí tưởng của nhà văn dựa trên tưởng tượng và hư cấu được soi sáng bằng ý nghĩa khái quát. Vì vậy hình tượng nghệ thật trở nên sinh động hơn so với thực tế.
	Bêlinxki giải quyết thấu đáo về mặt lí luận, nguyên tắc điển hình hoá của chủ nghĩa hình thức mà Hê-ghen đã đề cập đến. Theo Hê-ghen thì điển hình hoá chỉ gói gọn trong câu "con người này"
	Bêlinxki " Sự lựa chọn và phân tích tính điển hình hoá là sự lựa chọn những bức tranh, những hiện tượng đời sống mang tính tiêu biểu, tái tạo được những mặt điển hình như những người lạ mặ quen biết vừa mang tính cá biệt vừa mang tính khái quát, vừa riêng vừa chung".
	Điển hình hoá là một trong những quy luật chủ yếu của sáng tạo nghệ thuật, không có nó thì không có văn chương nghệ thuật. Từ đó nhà văn phải biết làm nổi bật tính cách nhân vật với hoàn cảnh xã hội, với thời đại.
	Ông khẳng định: Đặc điểm của chư nghĩa hiện thực tk XIX mà ông gọi là chủ nghĩa tự nhiên là khuynh hướng phê phán bởi khuynh hướng phê phán là một phảm chất quan trọng của nghệ thuật chân chính.
	* Tóm lại: Bêlinxki đã tạo dựng được những cơ sở lí luận đúng đắn và bền vững cho nền văn học hiện thực tiến bộ Nga tk XIX. Những quan điểm này được kiểm nghiệm qua nhiều sáng tác của các nhà văn lớn.
	1.2. Sep-nư-sep-xki
	Lãnh tụ phong trào dân chủ Nga, là nhà triết học duy vật, nhà mĩ học bổ sung thêm những quan điểm mĩ học dân chủ, người kế ttục Bêlinxki giữ vững ngọn cờ văn học dân chủ tiến bộ.
	Quan điểm: 
	- Mĩ học " Cái đẹp chính là cuộc sống" chủ trương nền văn học phục vụ nhân sinh.
	- Văn học: HIện thực cuộc sống không chỉ là cội nguồn của cái đẹp, mà còn là cội nguồn của văn học. Phản ánh hiện thực là đực trưng của nền văn học. Nhưng phản ánh không có nghĩa là bắt chước, mô phỏng lại cuộc sống hiện thực mà nhằm tái tạo, cải tạo cuộc sống. Văn học phải giải thích và tái tạo cuộc sống.
	* Tóm lại: Trường phái LLPB VH Nga đã đề cao quan điểm thẩm mĩ xem cái đẹp là cội nguồn của cuộc sống.
	Văn học nghệ thuật là một hình thức tái tạo cuộc sống. Hiện thực cuộc sống là côin nguồn của cái đẹp, cũng là đối tượng của sáng tạo nghệ thuật, đòi hỏi nhà văn phải miêu tả chân thực cuộc sống.
	Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, văn học phải là cuốn bách khoa đời sống. Tuy nhiên không phải là toàn bộ cuộc sống đều được chấp nhận, nhà văn phai rbiết kiểm soát, phân tích lựa chọn, lí giải các hioện tượng của đời sống, tìm ra bản chất và quy luật của cuộc sống, hướng văn học đến chức năng: nhận thức, giáo dục. thẩm mĩ, nhằm cải tạo xã hội.
	LLPB VH Nga đã tạo ra tiền đề cho CN hiện thực xuất hiện.
 2. Trường phái văn hoá lịch sử.
	a. Sự phát triển như vũ bão của KH XH dã đặt cho văn học những vấn đề mới nghiêm túc hơn. Đeer giải quyết nó cần có những quan điểm nghệ thuật mới: Trường phái vưn hoá lịch sử ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù không có tính thuần nhất cao nhưng nó đã thu hút nhiều các nhân vật lỗi lạc ở nhiều nước tham gia, tiêu biể nhất là Ten (H. Taine)
	Ten là nhà triết học, sử học, nhà lí liận phê bình văn học Pháp có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng học thuật thế giới.
	b. Dựa vào luận đề của CN thực chứng về nguyên tắc đồng nhất cảu cá quy luật điều khiển cả thế gới rự nhiên lẫn thế giới tâm hồn con gnười. Ten chứng minh khả năng đặt thnàh công một công thức cái nguyên nhân đầu tiên phổ quát mà từ đó các yếu tố riêng lẻ, cả vật lí lẫn tâm lí được rút ra như một hậu qủa. Bởi vậy, theo ông nhiệm vụ và mục đích của Kh nằm ở chỗ thiết lập được cái quy luậ sinh thành khởi nguyên ấy.
	c. Qua khảo sát kết quả KH thực nghiệm ông rút ra những kết luận biến việc nghiên cứu văn học thnàh một hiện tượng khacchs quan, dựa vào phương pháp nghiên cứu KHTN vào nghiên cứu văn học, không áp đặt quan điểm mĩ học chủ quan, không áp đặt bằng cá quy tắc , tiêu chí mà chỉ ghi nhận lại cá kết quả, các quy luật. Trường phaío này xem sáng tạo nghệ thuật là một hiện tượng văn hoágiống như nghiên cứu lịch sử. "Văn học nghệ thuật là sự nhi lại những gì đã tồn tại một cách khách quan trong lịch sử xã hội . Từ đó hạ thấp chức năng giáo dục, thẩm mĩ của văn học.
	Nếu như rác phẩm văn ọc như một tài liệu thì các nàh văn hoá lịch sử nhìn thấy trong tái liệu thể hiện một trạng thái xã hội nào đó. Với ten, văn học chỉ là một "Bức ảnh chụp cá phong tục tập quán và một dấu hiệuc của một trạng thái dân trí nhất định, cho phép người ta có thể phán xét xem con người của nhiều thế kỉ trước đấy đã cảm xúc và suy nghĩ như thế nào". Họ xem nghệ thuật là cuốn sử biên niên chứa đựng nguồn tư liệu lịch sử có giá trị nhận thức văn hoá lịch sử. "Lịch sử văn học là lịch sử đời sống sinh hoạt và tinh thần của con người trong phạm vi chật hẹp của một tác phẩm ngôn từ"
	Như vậy, tìm giá trị của văn học không phải trong bản thân nómà ở cái đối tượng đã in dấu vào nó tức là cái đối tượng đã tồn tại độc lập với tác phẩm và chỉ được phản ánh vàp trong tác phẩm. 
	Tuy nhiên tác phẩm không phản ánh một ánh thụ động bởi tác giả cảu nó không đơn giản chỉ là người lập biên bản mà trong vai trò của một chứng nhân có tư tưởng và tình cảm của mình. Tác phẩm văn học là đài tưởng niệnm của thời đại đó. Như vậy khi xây dựng lịch sử văn học thì trường phái VH LS chỉ có thể xây dựng được lịch sử tư tưởng xã hội hay lịch sử phong trào xã hội đứng sau lưng sự phát triển của văn học.
	Ten gọi những pho sách văn học là "bản chụp lại của một vỏ sò đào được, là hình để lại trên đá của một sinh vật nào đấy đẫ sống và đã chết. Trong vỏ sò có một sinh vật sống, còn trong tài liệu có hình bóng của một con người". Nhưng cái vẻ bên ngoài (hữu hình) chứa dựng một cái gì bên trong tâm hồn con người, trong con người thứ nhất có con người thứ hai. Con người thân xác hữu hình là con đường vào nghiên cứu con người vô hình nội tâm.
	d. Ten cho rằng, động lực của văn học mọi thời đại chính là "sức mạnh nguyên khai", được tạo thành bởi ba yếu tố: chủng tộc, môi trường và thời điểm lịch sử.
	* Chủng tộc:
	 Những xu hướng bẩm sinh di truyền xuất hiện cùng với con ngườigắn liền với những đặc điểm về tính cách và đặc điểm của nó. Ví dụ: những ngươi dũng cảm thông minh mâu thuẩn với người nhút nhát, nông cạn; Một số người có khả năng sáng tạo những khái niệm, còn một số người có hkhả năng manh nha khái niệm và các hoạt động sáng tạo vv...
	Những đặc điểm trên in dấu trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Người la tinh cởi mở, cổ điển, người Giecmanh tính toán, thực dụng.
	* Môi trường: Hoàn cảnh sống có tác động đến con người chủng tộc, từ đó tác động đến văn chương nghệ thuật.
	Ví dụn: Người Hi Lạp ở phương Nam gần biển, giữa những rừng cây nên trí tưởng tượng phong phú, già cảm xúc, ít thần bí ( pho thần thoại kì vĩ). Người Giéc manh lạnh lẽo mưa nhiều ở phương Bắc, họ không thiên về tư duy trừu tượng mà yêu lao động, tính thực tiễn, yêu đạo lí trong sạch trong đời sống tìn ... ý thức, nếu cả cuộc đời trôi đi một cách vô thức đối với nhiều người thì cuộc đời ấy dường như đã không có".
	Văn chương phải chống lại sự tự động hoá đó, thì mới gây được sự chú ý của người đọc. Phải lạ hoá thứ ngôn ngữ quen thuộc bằng từ mới, cách dùng từ độc đáo, hình ảnh lạ...
Coi trọng lạ hoá là mang trả lại sự hồn nhiên, sự trong sáng, tinh khôi cho ngôn ngữ, tức là coi trọng tính độc đáo mới lạ, cá tính sáng tạo, phong cách.., những phẩm chất đích thực của văn chương. Theo Sôlôpxki "Chính vì để trả lại cảm giác về cuộc sống, để cảm nhận các sự vật, để làm cho hòn đá thành đá, nên mới có cái gọi là nghệ thuật. Mục đích cảu nghệ thuật là đem lại cảm nhận về sự vật như đã nhìn thấy, mà không phải đã nhận biết nó...Thr pháp của ngôn từ là thủ pháp tạo ra một hình thức khó hơn, alf cho sự cảm thụ trở nên dài hưon và khó hơn".
	Ví dụ, việc đảo lộn các tình tiết của cốt truyện so với sự việc trong thực tế. Đây chính là sự hư cấu. Sự hư cấu này tạo cho người đọc một cảm nhận mới lạ, độc đáo về hiện tượng.
	Vể mặt ngôn ngữ, ta cần làm mới lạ ngôn ngữ hàng ngày, ví dụ trong thi ca thường có những khoa trương, ẩn dụ, điển tích, điển cố, tiến lóng, tiếng cổ, tiếng nước ngoài, cá pép trùng điệp, đối xứng, so sánh vần luật. Ví dụ trong Ânnkarênina, Léptônxtôi đã làm lạ hoá một khung cảnh sân ga với những tiếng nói cười nhố nhăng, kệch cỡm, ồn ao.An na không có chỗ đứng trong đó, nàg gần như bị lạc lỏng hoàn toàn, nàg thấy cô đơn và lao vào tự tử.
	b5. Tìm hiểu phương thức tổ chức văn bản và đưa ra lí thuyết về chức năng.
	- Hình thái học truyện cổ tích đã đặt nền móng cho lí thuyết tự sự của chủ nghĩa cấu trúc.
	- Prốp đã tiến hành khảo sát hàng trăm truyện dân gian Nga và đưa ra lí thuyết vềchức năng. Hành động của nhân vật chính có ý nghĩa đối với sự phát triển cảu tình tiết, cốt truyện. Trong truyện cổ tích, các nhân vật đều đảm nhận chức năng nhất định. Những chức năng này có hạn, vậy tại sao lại có những câu chuyện cổ tích khác nhau ? Ông phân hoá mô hình cấu trúc cốt truyện, cấu trúc tính cách nhân vật, mô típ loại hình, các kiểu nhân vật, nếu thay đổi một thành phần các câu chuyện có thể biến đổi một cách phong phú, đa dạng.
	Chủ nghĩa cấu trúc cho rằng: Sự vật là sự hợp thnàh của nhiều bộ phận mà khi thay đổi một bộ phận đó thì cấu trúc của sự vật thay đổi.
	- CNHT Nga: TPVH là một hệ thống ngôn từ chất liệu được tổ chức đặc biệt, phát ra một thông báo nghệ thuật đặc biệt mà nó luôn gắn với một cấu trúc tác phẩm, "Tác phẩm văn học như một hệ thống kí hiệu lồng vào nhau, di động trên nhiều bình diện, đó là cá yếu tố chủ âm. Chính nhờ có chủ âm mà cấu trúc thoát ra khỏi tình trạng chết cứng, ngưng động, ngược lại còn vận động được. Sự tiến triển của thơ ca, sự thay đổi của thể loại, thậm chí sự thay đổi của một nền văn học xét cho cùng cũng là sự chuyển đổi của chủ âm (yếu tố chủ đạo của một cấu trúc). Họ đưa ra lí thuyết tự sự gọi là phương thức traanf thuật ngoài tụ điểm.
	- Kết luận: Dù có cựuc đoan khi tuyệt đối hoá TPVH nhưng với khám phá về đặc trưng nghệ thuật của một tác phẩm văn học, CNHT Nga đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu phê bình văn học để làm nổi bật đặc trưng riêng củâ một tác phẩm văn học với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, một phương thức chiếm lĩnh đời sống hiện thực để tạo nên thế giới nghệ thuật.
4. Lý thuyết thể loại của Bakhtin
	a. Bakhtin (1895-1975)
	- Con ngưòi: 
	 + Là một con người kết hợp nhuần nhuỵ tư duy khoa học hiện đại luôn hướng về cái mới với một cốt cách nho nhã, một kẻ sĩ luôn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hgoá dân gian cổ điển.
	 + Do bị nghi ngờ có vấn đề về chính trị, Bakhtin bị đưa về một vùng hẻo lánh ở Xibêri. Năm 1970 được minh oan vef sống ở Matxcơva.
	- Sự nghiệp: "Những vấn đề thi pháp Đôxtôiốpepxki" (1929); 
	- Luận án tiến sĩ xuất bản thành sách " Sáng tác của Rabơle và tiếng cười văn hoá dân gian" XBản 1965; Những vấn đề văn học và mĩ học" (1975); "Mĩ học sáng tác ngôn từ"(XB 1979); Tập hợp nhiều bnài nghiên cứu phê bình (1986)
	- Công trình của Bakhtin đã gây được tiếng vang lớn và đwocj phổ biến ở phương Tây, còn ở LXô thì bị quên lãng 30 năm. Phải đến những năm 60 ông mới được thừa nhận về những đóng góp cho KH nhân văn.
	- Bakhtin đưa ra cách nhìn vể VHNT. Ngưòi ta hình dung nếu thiếu vắng Bakhtin thì khó lòng hinh dung được văn hoá Nga và thế thới.
	- Thành tựu của Bakhtin là sự kết hợp quan điểm duy vật biện chứng Macxit cùng vơi thi pháp văn học so sánh, thi pháp văn hóa lịch sử, kí hiệu học. Đóng góp lớn của Bakhtin là lí thuyết về thể loại.
	b. Bakhtin và lí thuyết về thể loại
	- Ông đã nâng lí thuyết về thể loại- một bộ phận không được quan tâm lắm cảu KH văn học, đặc biệt ở cá nước XHXN, lên một vị trí chưa từng thấy. Theo ông, thể loại chứ không phải là trường phái sáng tác hay phương pháp sáng tác, hay trào lưu là nhân vật chính cảu tấn kịch lịch sử văn học.
	- Mỗi một thể loại nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái dộ thẩm mĩ đối với nhận thức, moọt cách cảm nhận, giải minh thế giới và con người. Thể loại là cái trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật nươi tích luỹ đúc kết kinh nghiệm nhận thức thẫm mĩ thế giới.
	- Mỗi thời đại lchị sử có một lchị sử hệ thống thể loại riêng của mình , trong những thể loại chính thể hiện tập trung nhất nổi bật nhất tầm nhận thức, tầm nhìn, mối quan tâm, những quan niệm và chuẩn mực của thời đại đó. Những thể laọi chính ấy như mặt trời thu hút các thể loại khác. Lchị sửt văn học theo ông đó là sự hình thành, phát triển và tương tác giữa các thể loại.
	Vấn đè thể loại nàyđựoc xuất phát từ,mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Vấn đề hình thức tác phẩm không chỉ dừng lại ở cách xử lí nội dung mà còn phụ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật, của nhà văn, cách xử lí khôn ggian và thời gian nghệ thuật. Yếu tố hình thức là cơ sở để hình thành thể loại. Thể loại la hình thức khái quát nghệ thuật để phản ánh một mô hình thế giới hiện thực tương ứng phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của thời đại.
	Ông xác định đặc trưng của một số thể loại như sau:
	* Sử thi
	- Miêu tả lịch sử lớn lao, những chiến công vang dội, biến cố lcịh sử to lớn nhằm biểu đạt bức tranh tinh thần chung của cộng đồng" (Hêghen)
	- Bakhtin " Sử thi nói về thế của sử thi. Hiện thực mà nó phản ánh là hiện thực mang tính khởi nguyên và đỉnh cao, là quá khứ anh hùng của một dân tộc , là hiện thực cảu một thời đại đã hoàn tất. Vì thế về mặt thời gian có khoảng li gian đối với chúng ta(tác giả, bạn đọc). Chủ yếu là thời gian của lí ức và hồi tưởng. Nhân vật là những anh hùng là những đối tượng để để tưởng nhớ và ngưỡng mộ chứ không phải là để tiếp xúc sóng động như nhân vật cảu tiểu thuyết, truyện ngắn. Ngôn ngữ nghiêm túc trang trọng, siêu việt và ước lệ. Sử thi là những thể loại ổn định, có khuôn mẫu vì vậy dù thời gian sử thi có nhiều sắc thai như dài nngắn, nhanh chậm...nhưng thời gian khép kín, vòng tròn không vận động, có tính chất vĩnh hằng , không có liên hệ với hiện tại, tương lai.
	Ví dụ : Sử thi Đam san, dùng nhiều từ ngữ có cánh như: "Ngôi nhà dài như một tiếng chuông ngân, tôi dến đâu núi sẽ vỡ, suối tan..."
	* Bi kịch: 
	- Phản ánh thời đại công xã thị tộc bị tan rã, xã hội bắt đầu có giai cấp, bi kịch bắt chú ý đến só phận của con người và những vấn đề riêng tư.
	- Phản ánh xã hội giao thời, bi kịch mang tính ổn điịnh cao. Nhân vật không bao giờ vựot qua được số phận của chính nó.
	Ví dụ : Hăm lét, Rômêô và juliét", các nhân vật này đều chết.
	- Tính chât của nhân vật đã dược định sẵn : anh hùng lí tưởng hay xấu xa thì vẫn mãi mãi như vậy.
	* Thơ:
	- Mọi thứ bên ngoài khi vào thơ thì bị thuần nhất hoá theo trường ngôn ngữ của tác giả. Mọ âm thanh cuộc sống pha tạp bộn bề đề được "tinh khiết hoá" theo một dòng chính của tác giả bị quy chiếu bởi cái tôi trữ tình của nhà thơ.
	* Tiểu thuyết:
	 - Sự hình thnàh và phát triển:" néu ngưòi ta không nhìn thấy hoặc nhìn thấy khon có ý thức, nếu cả cuộc đời trôi qua một cách vô ý thức đối vói nhiều người thì thì cuộc đời ấy dường như đã không có"
	Cội nguồn của TT: KHi sử thi tan râ và sự ra đời cảu văn hùng biện và nó tiếp nguồn mạch từ văn học bình dân.
Ra đời sớm cùng với sử thi, bi kịch và thơ nhưng được xem là thể loại thấp kém so với các thể loại cao thượng như bi kịch, sử thi, thơ...
- Đặc điểm: 
	+ Không có tính thơ, mạng đậm chất văn xuôi, nhân vật pha tạp nhiều tính cách khác nhau chứ không nhất quán như nhân vật trong sử thi.
	+ TT là một tổ chưc bao gồm bao gồm nhièu tiếng nói khác nhau, chúng tồn tại độc lập và đối thoại với nhau tạo nên phức điệu, đa nghĩa...(tính đa thanh)
	+ TT có sự chuyển dịch mạnh mẽ về toạ độ thời gian, hướng đến thưòi điểm hiện tai đang diễn ra tạo nên sự linh động giữa tác giả, nhân vật và ngưòi đọc. Tất cả cùng tồn tại trong một trường thời gian. Sự chuyển diọch toạ độ thời gian khắc phục được khoảng cách li gián. Có những tiểu thuyết viết về lịch sử nhưng được quy chiếu bởi cái nhìn hiện tại, dẫn đến nhân vật trong tiểu thuết không bao giừo là nhân vật trùng khít với chính mình. Nó có thể lớn hơn hoặc bé hơn so với số phận của chính nó, hay nói cách khác đó là kiểu nhân vật dở dang chưa được hoàn tất .
	+ TT tăng cường sự tiếp súc tối đa với thực tại, cái hiện tại phù vân đang biến đổi. TT là thể loại chưa bao giờ định hình, mà nó luôn biến đổi, không có một hình thức khuôn mẫu nhất định, làm cho tt có tính dân chủ cao. Nó có khả năng tiếp nhận các yếu tố của thể loại khác. Ví dụ ta có tt anh hùng ca, tt tâm lí...
	+ Tt là thể loại mang tính phủ định cao đối với chính nó. Nó tự phủ dịnhnó để xác định một mô hình mới, mà ở một giai đoạ khác, một thời gian khác nó sẽ nảy sinh một thể loại mới phủ định lại thể loại tt đã có trước đó. Chính đặc điểm này không thể có ở thể loại khác, đã làm cho tt chiếm ưu thế và lấn át các thể loại khác, thu hút cá thể loại khác theo quỹ đạo của chính nó. 
	Các thể loại đã gặp: TT hoạt kê, tt bợm nghịch, TT phiêu lưu, hiệp sĩ. lịch sử, tam lí...
	Ví dụ: TT "Chiến tranh và hoà bình" tiếp tục hoàn thiện tt lí, tt lịch sử, có mô hình về sự vùng dậy của quần chúng nhân dân, phù hợp vơi mô hình phản ánh thế giới.
	TT dòng ý thức mô hình về sự hoang mang lo lắng của một số tri thứcphwơng tây thời kì hậu công nghiệp, thảm hoạ chiên tranh thế giới: Âm thanh và cuồng nộ, Đi tìm thời gian đã mất ->nhân vật độc thoaị nội tâm.
	TT huyền thoại của kapka, con người sống trong áp lực vô hình, quyền lực, sự manh nha hoành hành của chủ nghĩa phát xít, con người cảm thấy cô đơn và nhỏ bé.
	TT hiện sinh: Phản ánh cái tôi đầy lo âu, run rẩy trước hiện thực đời sống xã hội.
	TT hiện đại: Nhiều nhà văn Trung Quốc, Nhật Bản có kĩ thuật viết hiện đại, kết hựop truyền thống (Kawabata), những năm 60 .
	TT tư liệu như Pháo đài Grét, nhà văn sưu tầm tấtcả cá tư liệu, các nhân vật tham gia chiến tranh, ghi lại một cách khách quan trong tt.
	TT hiện thực huyền ảo, những năm 60 như Têdêra, Trăm năm cô đơn-Mắckét.
	* Quá trình biến đổi của tt chưa kết thúc. Ngày nay nó vẫn tiếp tụcbước vào giai đoạn mới. Thế giới mớ ngày càng phức tạp, sâu sắc phi thường đòi hỏi tính tỉnh táo, phê bình nhìn nhận con người cũng tăng lên. Những đặc điểm dó sẽ ấn định số phận của tt.

Tài liệu đính kèm:

  • docLí luận phê bình văn học Nga.doc