Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phần hoàn cảnh và mục đích sáng tác

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phần hoàn cảnh và mục đích sáng tác

1. Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)

- Hồ Chí Minh viết và đọc tuyên ngôn khi:

+ Trên thế giới: Phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh.

+ Trong nước: Ta đã tổng khởi nghĩa thành công, giành được chính quyền ngày 19/08/1945. Mặt khác, dưới sự hậu thuẫn của các nước Đồng Minh, thực dân Pháp đang nuôi ý đồ quay trở lại xâm lược nước ta. Chúng tuyên bố Đông Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp.

- Ngày 26/08/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo "Tuyên ngôn độc lập". Ngày 02/09/1945 Người thay mặt Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đọc bản "Tuyên Ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình.

- Tuyên ngôn Độc lập không chỉ hướng đến kẻ thù: đập tan những luận điệu xảo trá của bọn Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương, mà còn là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, với nhân dân thế giới, phe đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

2. Tây Tiến (Quang Dũng)

 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa vòng về phía đông Thanh Hoá. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, sốt rét hoành hành dữ dội. tuy vậy chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52.

 - Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến năm 1947-> 1948 chuyển sang đơn vị khác. Xa đơn vị, nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ ban đầu có nhan đề Nhớ Tây Tiến.

 

doc 16 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Phần hoàn cảnh và mục đích sáng tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HOÀN CẢNH & MỤC ĐÍCH SÁNG TÁC 
1. Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) 
- Hồ Chí Minh viết và đọc tuyên ngôn khi:
+ Trên thế giới: Phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh.
+ Trong nước: Ta đã tổng khởi nghĩa thành công, giành được chính quyền ngày 19/08/1945. Mặt khác, dưới sự hậu thuẫn của các nước Đồng Minh, thực dân Pháp đang nuôi ý đồ quay trở lại xâm lược nước ta. Chúng tuyên bố Đông Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp. 
- Ngày 26/08/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo "Tuyên ngôn độc lập". Ngày 02/09/1945 Người thay mặt Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đọc bản "Tuyên Ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình.
- Tuyên ngôn Độc lập không chỉ hướng đến kẻ thù: đập tan những luận điệu xảo trá của bọn Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương, mà còn là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, với nhân dân thế giới, phe đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
2. Tây Tiến (Quang Dũng) 
 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa vòng về phía đông Thanh Hoá. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, sốt rét hoành hành dữ dội. tuy vậy chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52.
 - Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến năm 1947-> 1948 chuyển sang đơn vị khác. Xa đơn vị, nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ ban đầu có nhan đề Nhớ Tây Tiến.
3. Vợ chồng APhủ (Tô Hoài): 
 -Vợ chồng APhủ in chung trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân tộc Thái, Mường, HmôngTập truyện Tây Bắc gồm 3 truyện "Cứu đất cứu mường", Mường Giơn", "Vợ chồng A Phủ". Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân, ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, tiểm tàng của họ.
-Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ những ngày sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng và đến với cách mạng. Tác phẩm đoạt giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955)
4. Vợ nhặt (Kim Lân): Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
5. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
 - Tác phẩm "Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1960, tất cả gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
 - Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, đồng bào dân tộcThực tế cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại nguồn cảm hứng cho nhà văn sáng tạo.
 - Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in trong bộ tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành “Người lái đò Sông Đà”.
 6. Việt Bắc (Tố Hữu): 
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi trung ương Đảng và chính phủ từng đóng quân ở đây. Vì vậy, mối tình giữa Việt Bắc và kháng chiến trở nên sâu nặng. 
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7/1954). Miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10/1954 các cơ quan trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác bài Việt Bắc.
- Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm chia làm hai phần:
+ Phần đầu tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của dân tộc và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành kỷ niện sâu nặng trong lòng người cán bộ kháng chiến
+ Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình và kếtthucs là lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc. 
7. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
 - Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, chúng tiến hành những cuộc hành quân càn quét. Khắp miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra. Nguyễn Trung Thành đã sáng tác Rừng xà nu nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Tây Nguyên chống đế quốc Mỹ. 
- Rừng xà nu viết năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
8. Sóng (Xuân Quỳnh) 
- Trong đêm tháng 12/1967 khi đi thực tế ở biển Diêm Điền, Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ Sóng, bài thơ in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" (1968).
- Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
9. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Đất Nước trích trong phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước. ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh. 
- Trường ca Mặt đường khát vọng gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên; in lần đầu năm 1974.
10. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01-12-2003 (Cô-phi An-nan)
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong khi dịch HIV/AIDS hoàn thành, có ít dấu hiệu suy giảm, nhất là các nước Đông Âu và toàn bộ châu Á, Cô-phi An-nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003.
- Mục đích: cho thấy sự nguy hiểm của đại dịch này, từ đó kêu gọi cá nhân và các quốc gia chung tay góp sức ngăn chặn hiểm hoạ.
11. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
- Hoàn cảnh: Năm 1963, tình hình miền Nam có những biến động lớn. Sau chiến thắng Đồng khởi ở toàn miền, lực lượng giải phóng đang trưởng thành lớn mạnh giáng những đòn quyết liệt. Phong trào thi đua ấp bắc giết giặc lập công được phát động ở khắp nơi. Ở các thành thị, học sinh sinh viên kết hợp với nông dân các vùng lân cận xuống đường đấu tranh. Tình thế đó buộc Mĩ - nguỵ thay đổi chiến thuật, chiến lược chuyển từ Chiến tranh đặc biệt sang Chiến tranh cục bộ. Phạm Văn Đồng đã viết bài này trong hoàn cảnh ấy. Bài viết đăng trên tạp chí Văn học số 7-1963 nhân kỉ niệm ngày mẩt của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888)
- Mục đích:
+ Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiển sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
+ Bài viết này nhằm định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu.
+ Từ cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh nước mất để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên.
+ Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời
+ Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
PHẦN TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
1. Quan điểm sáng tác:
- Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
- Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện tránh lối viết cầu kì xa lạ, nặng nề. Hình thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và dược nhân dân yêu thích.
- Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn học.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người yêu cầu người cầm bút cần xác định "Viết cho ai"," Viết để làm gì", "Viết cái gì" và "Viết như thế nào". Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Các khía cạnh liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
2. Sự nghiệp văn chương:
- Văn chính luận: 
+ Viết nhằm phục vụ trực tiếp công cuộc đấu tranh cách mạng, tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc
- Truyện và ký: 
+ Truyện ngắn của Người hết sức cô đọng, cốt truyện sâu sắc, kết cấu độc đáo. Mỗi tác phẩm đều có kết cấu riêng hấp dẫn, ý tưởng thâm thuý kín đáo, giàu chất trí tuệ.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký chìm tàu
- Thơ ca: 
+ Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong các giá trị văn chươngcủa Hồ Chí Minh. Người để lại trên 250 bài thơ.
+ Các tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám,trong kháng chiến chống Pháp và sau này là sự thể hiện tình cảm cách mạng phong phú, ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan và góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của người.Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ "Nhật kí trong tù" gồm 133 bài, thơ Hồ Chí Minh( 1967) gồm 86 bài, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh(1990) gồm 36 bài.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện
- Truyện và ký: Mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Ngòi bút của Người trong truyện ngắn chủ động, sáng tạo,có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Thơ ca: Rất đa dạng phong phú, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, uyên thâm, hàm súc. Vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
TỐ HỮU
1. Sự nghiệp sáng tác (con đường thơ): Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. 
 - "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qu ... im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.”
Ý NGHĨA TÌNH HUỐNG TRUYỆN
Câu 1: Nêu ý nghĩa tình huống truyện Vợ nhặt.
- Tóm tắt tình huống: Trong tác phẩm Vợ nhặt, KL xây dựng một tình huống truyện độc đáo, tình huống nằm ngay trong nhan đề của truyện - tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng. Anh cu Tràng - một người dân xóm ngụ cư nghèo, xấu nhặt được vợ qua 2 lần quen biết. Lần thứ nhấtTràng đang gò lưng kéo xe thóc cho Liên đoàn lên Tỉnh, hắn hò một câu cho đỡ nhọc. Chủ ý của hắn không muốn ghẹo cô nào. Nhưng mấy cô ả cứ đẩy thị ra, thế là thị ra đẩy xe bò cho Tràng. Lần thứ 2, khi Tràng dang uống nước ở cổng chợ Tỉnh, thị chạy lại mắng Tràng. Tràng không nhận ra người quen vì hôm nay thị rách quá. Sau đó Tràng mời thị ăn bánh đúc, thị ăn một chặp 4 bát bánh đúcrồi theo Tràng về làm vợ. 
- Đây là một tình huống éo le, vừa vui lại vừa buồn. Nó có ý nghĩa làm nổi bật nội dung tư tưởng của truyện. Đó là:
+ Tố cáo tội ác của TDP và PX Nhật gây ra nạn đói năm 1945 làm cho hơn 2 triệu người chết đói, phơi bày số phận bi thảm của con người. 
+ Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo: đói gần kề cái chết người ta vẫn luôn cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau,vẫn luôn hướng tới hạnh phúc.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
- Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức có ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống. Tình huống ấy gắn liền với 3 phát hiện của Phùng.
Phát hiện thứ nhất: Phùng phát hiện ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp - bức tranh chiếc thuyền vó bè ngoài xa trên biển trong sương sớm. Lúc ấy Phùng say mê và nhận thức một điều: bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Phát hiện thứ hai: Khi con thuyền tiến đến gần, Phùng được chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình người phụ nữ hàng chài. Ba hôm sau anh lại chứng kiến cảnh đó. Phùng bất bình, lao tới dạy cho lão đàn ông vũ phu một bài học. Anh bị thương và được đưa về trạm xá tòa án.
Phát hiện thứ ba: Phùng chứng kiến cách giải quyết của Đẩu (khuyên li hôn), nghe người đàn bà kể chuyện, Phùng nhận thức ra nhiều điều về cách nhìn đời, nhìn người, quan hệ giữa pháp luật và đời sống,
- Qua tình huống, tác giả gửi cho người đọc bài học đúng đắn về:
+ Nghệ thuật cần phải khám phá cái đẹp, vì cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn, làm tâm hồn con người trở nên trong sang hơn.
+ Nghệ thuật chân chính phải gắn liền với đời sống, phản ánh đúng bản chất của đời sống.
+ Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cuộc sống vốn phức tạp nên cần một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Câu 3: Nêu ý nghĩa tình huống truyện Những đứa con trong gia đình.
- Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống hồi tưởng của Việt. Việt bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư tỉnh lại, anh ước gặp má, anh nhớ lại những cử chỉ ân cần của má rồi anh nhớ lại câu chuyện lúc còn nhỏ. Đặc biệt anh nhớ nhất là hôm anh và chị Chiến tranh nhau đi ghi tên tòng quân, chị Chiến thu xếp việc nhà cẩn thận. Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm,Việt thấy thương chị lạ lùng và cảm nhận rõ mối thù của gđ đè nặng trên vai.
- Qua tình huống này nhà văn ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong con người Việt: tinh thần dũng cảm vượt lên hoàn cảnh, lòng căm thù giặc và tình cảm gia đình sâu sắc. Đây cũng là vẻ đẹp của con người VN trong chiến tranh.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
 Câu 1: Vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH văn hoá của văn học Việt Nam từ CMT8 1945 đến 1975:
- Nền văn học phát triển dưới chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là một nền văn học thống nhất...
- Cuộc chiến tranh 30 năm lâu dài gian khổ (chống Pháp và chống Mĩ)...
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
- Nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu, sự giao lưu với nước ngoài không thuận lợi...
Câu 2: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
* Giai đoạn 1945-1954:
- Đặc điểm: Văn học gắn bó sâu sắc, phản ánh chân thực và sinh động nhiều mặt khác nhau của đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Thành tựu: 
+ Truyện ngắn là thể loại mở đầu: các tác phẩm của Nam Cao, Trần Đăng
+ Truyện dài, tiểu thuyết : Vùng mỏ - Võ Huy Tâm, Xung kích - Nguyễn Đình Thi, Truyện Tây Bắc -Tô Hoài
+ Thơ ca: Đạt được nhiều thành tựu lớn. Tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ngợi ca cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
+ Nghệ thuật sân khấu đã xuất hiện: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng; Chị Hoà - Học Phi
+ Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam - Trường Chinh; Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật -Nguyễn Đình Thi
* Giai đoạn 1955-1964:
- Đặc điểm: Văn học phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam
- Thành tựu:
+ Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều
+ Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịtCác tác phẩm tiêu biểu Gió lộng – Tô Hoài, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu 
+ Kịch sân khấu cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên – Học Phi, Quẫn – Lộng Chương, Chị Nhàn, Nổi gió - Đào Hồng Cẩm.
+ Văn học về đề tài miền Nam được khai thác với nhiều thành tựu các bài thơ của Thanh Hải, Giang Nam
* Giai đoạn 1965-1975:
- Đặc điểm: Văn học giai đoạn này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
- Thành tựu:
+ Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất ở cả hai miền Nam - BắcNgười mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Hòn đất – Anh Đức ; Kí - Nguyễn Tuân, Vùng trời – Hữu Mai, Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu 
+ Thơ ca chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến mới của nền thơ hiện đại Việt Nam thể hiện không khí, khí thế, lí tưởng của toàn thể dân tộc, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ đào sâu chất hiện thực bên cạnh đó là sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. 
+ Kich sân khấu có nhiều thành tựu mới
+ Về lí luận phê bình tập trung ở một số tác giả Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên..
+ Văn học trong vùng tạm chiếm có sự phát triển, tuy nhiên cũng không có điều kiện gọt rũa đê đạt tới một sự thành công lớn...
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975.
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệp “văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh), cách mạng gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc Tổ quốc đã trở thành một nguồn cảm hứng trở thành đề tài lớn của văn học. Bên cạnh đó đề tài chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học 
- Nền văn học hướng về đại chúng:
 + Nhân dân là những con người làm chủ là đối tượng phản ánh, là đối tượng thưởng thứcTính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài cho các tác phẩm...
 + Phản ánh về cuộc sống, khát vọng, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
 + Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng.
 + Nền văn học tràn đầy cảm hứng lãng mạn, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách để hướng tới ngày chiến thắng
 Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của VH Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX.
- Đất nước thống nhất và mở ra một giai đoạn mới, đời sống, tư tưởng, nhu cầu có sự thay đổi. Tuy nhiên ta lại gặp khó khăn lớn về kinh tế và nhất là sự sụp đổ của các nước Đông âu có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.
- Đại hội Đảng lần thứ VI đã quyết định đổi mới chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới Văn học cũng phát triển phù hợp vối quy luật phát triển của xã hội.
Câu 5: Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của VH Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
* Đặc điểm: Từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986 nền văn học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới (Từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay). Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, đa dạng về chủ đề, đề tài, thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận đánh giá, tiếp cận con người, con người đặt trong những mối quan hệ phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện kể cả phương diện tâm linh, văn học giai đoạn này chủ yếu hướng nội hướng tới con người số phận đời thườngTuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã tác động tiêu cực đến văn học không ít kẻ đã chạy theo thị hiếu tầm thường biến những sáng tác trở thành thứ hàng hoá để câu khách
* Thành tựu:
- Thơ ca: Thơ ca vẫn có sự phát triển. Những tác giả đã thành công trong kháng chiến chống Mĩ vẫn tiếp tục sáng tác như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh NhànChế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca và được đánh dấu bằng tập Di cảo thơ. Bên cạnh đó sau năm 1975 có sự nở rộ của thể loại Trường ca. Ngoài những nhà thơ từ thế hệ chống Mỹ đã có sự xuất hiện nhiều nhà thơ thế hệ sau chống mĩ: Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Trương Nam Hương..
- Văn xuôi: Từ sau năm 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc có ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh. Từ sau những năm 80 văn học trở nên sôi nổi hơn với những tác phẩm tiêu biểu Đứng trước biển, Cù lao Chàm - Nguyễn Mạnh Tuấn; Cha và con và, Gặp gỡ cuối năm - Nguyễn Khải; Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng; Thời xa vắng - Lê lựuTừ sau đại hội VI của Đảng văn học đã thực sự đổi mới nhất là đổi mới tư duy tạo nên những tác phẩm có giá trị : Bến không chồng – Dương Hướng; Nỗi buồn chiến tranh _ Bảo Ninh; các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp
- Kịch nói: từ sau chiến tranh kịch nói có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt các vở kịch của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình
- Lí luận phê bình: Ngoài những tên tuổi từ trước có sự xuất hiện một số các nhà phê bình trẻ. Đã có ý thức trong đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN Cau hoi 2 diem.doc