Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Người lái đò sông Đà (trích – Nguyễn Tuân)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Người lái đò sông Đà (trích – Nguyễn Tuân)

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.

 - Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.

2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức về vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước

3. Thái độ:Ý thức trân trọng về vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 11753Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Người lái đò sông Đà (trích – Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 44 Ngày dạy: 01 -12 -2010
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
( Trích – NGUYỄN TUÂN)
I.MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
 - Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức về vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước
3. Thái độ:Ý thức trân trọng về vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp đa dạng của sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng,tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa ; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu ; những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Trình bày ý nghĩa của 2 văn bản?
- Bài thơ Bác ơi! Là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bài thơ thể hiện tâm trạng khao khát chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo. Tác phẩm thực sự là khúc ca tự do thiết tha, cháy bỏng.
* Đọc một số câu thơ ca ngợi lòng yêu thương con người của Bác
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Vào bài: Người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc. Đó chính là Nguyễn Tuân.Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nhà văn này qua tùy bút Người lái đò sông Đà.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
-GV: Nêu vài nét về tác giả? Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV:Hình ảnh con sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
-GV: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sơng Đà hung bạo? Gợi ý:
-GV: Tác giả đã khắc họa sự hung bạo ấy trên nhiều dạng vẻ. Chỉ ra những dạng vẻ đĩ?
-GV: Để diễn tả chính xác và sinh động những gì NT quan sát thấy về sự hung bạo của dịng sơng, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo? Thử nêu vài dẫn chứng minh họa?
-GV: Nguyễn Tuân cịn cho ta thấy, bên cạnh và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sơng vẫn nổi bật lên như một biểu tượng cho điều gì?
-GV: Nếu phải cho một lời nhận xét ngắn gọn về khả năng sử dụng ngơn từ của NT, em sẽ nĩi thế nào?
* GV chuyển ý.
-GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sơng Đà trữ tình: 
* Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191.
- GV:Chứng minh rằng những đoạn văn viết về vẻ trữ tình của sơng Đà cũng là kết quả của những cơng phu tìm tịi khĩ nhọc của một người nhất quyết khơng bao giờ chịu bằng lịng với những tri thức hời hợt?
- GV: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sơng Đà như một dịng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3, SGK)
* GV chốt lại ý chính
Tích hợp môi trường
Con sông Đà thơ mộng trữ tình. Chúng ta phải có ý thức trân trọng về vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước
I Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987).
- Quê ở Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Nổi tiếng từ 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo.
- CM-8 thành công, Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến.
- Là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.
- Oâng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Tác phẩm: Một chuyến đi(1938), Thiếu quê hương(1940), Sông Đà(1960)
2. Tác phẩm:
- Người lái đò Sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960) – kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Nội dung
a. Hình ảnh con sông Đà:
* Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược.
- Hung bạo, dữ dằn : cảnh đá “ dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu ; cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè” ; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; là những thạch trận, phòng tuyến, luồng thác sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò. Nó như một loài thủy quái khổng lồ, nham hiểm mang “ diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” của con người.
+ Âm thanh luơn thay đổi: ốn trách nỉ non à khiêu khích, chế nhạo à rống lên.
- Vận dụng ngơn ngữ , kiến thức của các ngành, các bộ mơn trong và ngồi nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.
+ Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, cĩ hè phố, cĩ khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
+ Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát:
nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
ặc ặc lên như vừa rĩt dầu sơi vào.
+ Lấy hình ảnh “ơ tơ sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngồi bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền 
+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nướcà cảm thấy cĩ một cái thành giếng xây tồn bằng nước sơng xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.
+ Dùng lửa để tả nước.
->Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
->Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngơn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, khơng ai làm nổi)
- Một con sông trữ tình thơ mộng:
 Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dịng nước: con sơng Đà tuơn dài như một áng tĩc trữ tình,...
 Dụng cơng tạo ra một khơng khí mơ màng, khiến người đọc cĩ cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.
+ Con sơng giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.
+ Nắng cũng “giịn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
+ Mũi thuyền lặng lẽ trơi trên dịng nước lững lờ như thương như nhớ.
+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi khơng lời.
+ Bờ sơng hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.
Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.
Tạo dựng nên cả một khơng gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây. Sông Đà đằm đằm ấm ấm như một cố nhân 
4. Củng cố, luyện tập:
*Hình ảnh con sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược.
- Hung bạo, dữ dằn
- Trữ tình thơ mộng
5. Hướng dẫn tự học: 
- Đối với bài học ở tiết này: Hình ảnh con sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: Người lái đò sông Đà (tt)
+ Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà? Nêu vài nét về nghệ thuật? Ý nghĩa văn bản?
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16
Tiết 45 Ngày dạy: 07 -12 -2010
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ(tt)
( Trích – NGUYỄN TUÂN)
I.MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
 - Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức về vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước
3. Thái độ:Ý thức trân trọng về vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp đa dạng của sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng,tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa ; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu ; những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
*Hình ảnh con sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược.
- Hung bạo, dữ dằn
- Trữ tình thơ mộng
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Vào bài:Tiết trước, chúng ta đã học tùy bút Người lái đò sông Đà.Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tùy bút Người lái đò sông Đà tiếp theo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
*GV:Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng người lái đị trong cuộc chiến đấu với con sơng Đà hung bạo:
* Gọi HS đọc đoạn miêu tả 1 quãng thuỷ chiến ở mặt trận sơng Đà.
* GV:Phân tích hình ảnh người lái đị trong cuộc chiến với con sơng Đà hung bạo? 
Gợi ý:
+ GV:Thoạt nhìn, em cĩ nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến?
+ GV:Kết quả ra sao?
+GV:Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người cĩ hề bí ẩn khơng? Đĩ chính là điều gì?
- GV:Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của NT, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?
- Thử phát hiện nét độc đáo trong cách khắc hoạ nhân vật ơng lái đị?
* GV:Hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh Người lái đị sơng Đà với tác phẩm Chữ người tử tù viết trước CM ở phương diện khắc họa con người. 
- GV:Cĩ thể xem NLĐSĐ như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì?
- GV: Nêu vài nét về nghệ thuật?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
- GV: Trình bày ý nghĩa văn bản?
b. Hình ảnh người lái đò:
- Là vị chỉ huy “ cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc ( sóng, nước, đá, gió).
+ Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò “ nắm lấy bờm sóng” vượt qua trận “ thủy chiến” ác liệt ( đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa) thuần phục dòng sông. Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
+ Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.
- Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “ vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
2/ Nghệ thuật
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,
3/ Ý nghĩa văn bản
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên thiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ Quốc; thể hiện tình yêu mến. Sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
4. Củng cố, luyện tập:
* Hình ảnh người lái đò sông Đà được thể hiện như thế nào trong tùy bút Người lái đò sông Đà?
+Là vị chỉ huy “ cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc ( sóng, nước, đá, gió).
+ Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò thuần phục dòng sông
->Nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
5. Hướng dẫn tự học: 
- Đối với bài học ở tiết này: Hình ảnh người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Nêu vài nét về nghệ thuật? Ý nghĩa văn bản?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
	+ Vài nét về tác giả? Thể loại? Vẻ đẹp của sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả như thế nào?
- Những ngày đầu của nước Việt Nam mới của Võ nguyên Giáp : Chuẩn bị theo câu hỏi sách giáo khoa.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUOI LAI DO SONG DA.doc