A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
1. Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
2. Có ý thức và khả năngtiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đàm thoại phát vấn
- Trao đổi thảo luận
- Luyện tập thực hành
Tiết theo PPCT: 3 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ Ngày soạn: 15.08.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A 12C 12E Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: 1. Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. 2. Có ý thức và khả năngtiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí B. Phương tiện thực hiện - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12 - SGK, SGV Ngữ văn 12 - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Đàm thoại phát vấn - Trao đổi thảo luận - Luyện tập thực hành D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (không KT) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. GV: chép đề lên bảng GV: GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết. HS làm việc theo nhóm 4 : Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút) GV: Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. GV: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức -Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi, Bài tập 1: HS làm việc cá nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung A. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí I. Bài tập * Đề bài: Anh ( chi) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? 1. Tìm hiểu đề * Kiểu đề: Nghị luận xã hội * Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người. - Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ - Để sống đẹp, cần: + Lí tưởng đúng đắn + Tâm hồn lành mạnh + Trí tuệ sáng suốt + Hành động hướng thiện * Thao tác lập luận + Giải thích (sống đẹp là gì?) + Phân tích (các khía cạnh sống đẹp) + Chứng minh (nêu tấm gương người tốt) + Bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen.) * Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế và 1 số dẫn chứng thơ văn. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Nêu luận đề. (Có thể viết đoạn văn theo cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề. Cần trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.) b. Thân bài: - Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp” - Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”. - Chứng minh, bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp... - Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp (Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên) - Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách. II. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí: 1. Cách làm bài a. Mở bài: - Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn b. Thân bài: + Giải thích tư tưởng đạo lí đó + Phân tích, bàn luận mặt đúng, bác bỏ mặt sai + Phương hướng phấn đấu c. Kết bài: + Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống. + Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. 2. Yêu cầu đối với người viết - Có vốn hiểu biết phong phú - Lập luận rõ ràng mạch lạc - Phải có năng lực bày tỏ chứng kiến của mình. B. Luyện tập I. bài tập 1 a.VĐNL: phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. - Tên văn bản: Con người có văn hoá, “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “ Một trí tuệ có văn hoá” b.TTLL: - Giải thích: văn hoá là gì? (đoạn 1) - Phân tích: các khía cạnh văn hoá (đoạn 2) - Bình luận: sự cần thiết phải có văn hoá (đoạn3) c.Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động, lôi cuốn: - Để giải thích, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ gây chú ý cho người đọc. - Để phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc, tạo quan hệ gần gũi, thẳng thắn. - Kết thúc văn bản, tác giả viện dẫn thơ Hi Lạp, vừa tóm lượt được các luận điểm, vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ. II. Bài tập 2 - Mở bài: + Vai trò lí tưởng trong đời sống con người. + Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi - Thân bài: + Giải thích: lí tưởng là gì? + Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người. Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh. + Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng? + Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống. - Kết bài: + Lí tưởng là thước đo đánh giá con người. + Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Viết bài tập số 2 - Soạn bài tiếp theo
Tài liệu đính kèm: