Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Một số đề văn ôn tập học kì I

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Một số đề văn ôn tập học kì I

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:

 Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế. Khi phân tích , có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau. Trọng tâm dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc theo chủ đề: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ của hội họa để đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải tập trung làm nổi bật tài vận dụng ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ.

 

doc 28 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1282Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Một số đề văn ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ VĂN ÔN TẬP HỌC KÌ I
PHẦN THƠ
VIỆT BẮC (TỐ HỮU)
ĐỀ 1
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đann nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
 Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
HƯỚNG THỨ NHẤT
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
	Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế. Khi phân tích , có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau. Trọng tâm dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc theo chủ đề: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ của hội họa để đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải tập trung làm nổi bật tài vận dụng ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ.
B. DÀN BÀI:
 I. MỞ BÀI:
	- Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng.
	- Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.
 II. THÂN BÀI:
	- Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chủ đề của đoạn, vừa có tính chất như một sự đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
	- Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cổ điển. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành để “vẽ” người.
	- Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt. 
Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
	- Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh.
	Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
	- Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve.
	Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích thích ở trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào.
	- Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?
 III. KẾT BÀI:
	Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
HƯỚNG THỨ HAI
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Trong quá trình phân tích cần làm nổi rõ nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi giàu tình nặng nghĩa ấy. Qua đó, thấy được Tố Hữu là một hồn thơ tài hoa, một cây bút yêu thương da diết, gắn bó sâu nặng với nhân dân, với quê hương đất nước.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
 Ta về, mình có nhớ ta
	 Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
 Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy.
 * Cặp từ “ta – mình”: Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho dòng mạch nhớ thương trôi chảy.
 * “Ta về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ được dùng làm cái cớ để bộc lộ tình cảm của chính bản thân mình: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
2. Thiên nhiên và con người Việt Bắc (“hoa” và “người”):
 2.1. Thiên nhiên: Đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục:
	 - Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
	 - Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
	 - Mùa hạ : Ve kêu rừng phách đổ vàng
 	 - Mùa thu : Rừng thu trăng rọi hòa bình
	 2.2. Con người: Hiện lên ở các câu bát:
	Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi nhớ mênh mang.
3. Đánh giá tổng hợp bức tranh thơ kép – “hoa” và “người”:
	 * Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho nhau.
	 * Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ­ được nhà thơ sử dụng rất thành công.
	 * Nhịp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người.
	 * Cách xưng hô “mình – ta” rất gần với điệu hát giao duyên trong kho tàng ca dao – dân ca.
	 * Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm nhạc, điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
 	****
ĐỀ 2
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
- Đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ rất tiêu biểu cho giọng “sử ca” của Tố Hữu ở bài Việt Bắc. Việc vận dụng kiến thức về lịch sử dân tộc để soi sáng nội dung miêu tả trong đoạn thơ là rất cần, nhưng nhất thiết phải tránh các xu hướng làm bài sau đây:
	+ Thay thế việc phân tích nghệ thuật diễn tả của tác giả bằng việc kể lể dài dòng về các sự kiện hoặc bối cảnh được gợi nhắc rất cô đọng trong đoạn thơ.
	+ Chỉ nhấn mạnh tính chính xác sử học của đoạn thơ mà quên khám phá tính chính xác văn học của nó được thể hiện qua cách dùng từ, cách kiến tạo hình ảnh, cách đưa địa danh vào thơ...
- Ngoài ra, khi thực hiện đề này, cần có ý thức làm sáng tỏ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
B. DÀN BÀI:
 I. MỞ BÀI:
	- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954.
	- Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
 II. THÂN BÀI:
	- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.
	+ Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vị: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. “Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự” ( Nguyễn Tuân- Đường vui)
	+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
	+ Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha... Sự so sánh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
	- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hoà, xoắn xuýt với nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo.
 III. KẾT BÀI:
	- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử không thể nào quên.
	- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc.
ĐÊ 3
 Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. 
	Qua đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
	Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Học sinh phải biết chọn lọc các dẫn chứng trong đoạn trích Việt Bắc ở sách giáo khoa để làm sáng tỏ ý kiến trên.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
	1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người:
Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc.
Sự hòa quyện giữa cảnh và người.
2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu:
Khung cảnh sử thi.
Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai:
Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp.
Dự đoán để ngăn ngừa sự tha hóa.
BÀI THƠ TÂY TIẾN (1948)
(QUANG DŨNG)
Bố cục:
1. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
2. Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
3. Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Chân dung của người lính Tây Tiến.
4. Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
ĐỀ 1
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
A. GỢI Ý CHUNG:
	- Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ về đoàn quân Tây Tiến và bản thân nhà thơ Quang Dũng.
	- Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ về những ngày hành quân gian khổ giữa một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở.
	- Tả núi đ ... đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân – Đất Nước của ca dao thần thoại” trong đoạn thơ. 
Tuy nhiên, nhược điểm của đoạn thơ là chính luận có chỗ còn nặng nề, lấn át cảm xúc; nhiều ý kiến triển khai còn trùng lặp, dàn trải trong mỗi đoạn, chưa thật cô đọng để gây ấn tượng tập trung; nội dung chính luận không phải chỗ nào cũng mới mẻ và sâu sắc.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.
Gợi ý làm bài
I. Đặt vấn đề :
- Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ của tình yêu. Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu, trong đó Sóng là một bài thơ đặc sắc.
- Trong bài thơ này, Xuân Quỳnh đã sáng tạo được một hình tượng giàu giá trị thẩm mĩ - hình tượng sóng - để diễn tả tâm trạng, tình cảm với nhiều sắc thái phong phú của một trái tim khao khát yêu đương.
II. Giải quyết vấn đề :
1. Vị trí của hình tượng sóng trong bài thơ :
- Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Như ai đó đã nói, có bao nhiêu trái tim thì có bấy nhiêu cách yêu đương. Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với những cảm hứng mãnh liệt, in đậm dấu ấn tâm hồn, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình. Xuân Diệu trước đây đã mượn hình tượng biển để nói về tình yêu, còn Xuân Quỳnh, chị đã mượn hình tượng sóng để thể hiện tâm trạng, tình cảm, khát vọng tình yêu mãnh liệt của mình (và cũng là của chung tuổi trẻ). Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo đã diễn tả rất sinh động, sâu sắc và thấm thía khát vọng tình yêu chân chính của con người.
Cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình ấy. Có thể xem sóng và cái tôi trữ tình của nhà thư như hai “nhân vật” trữ tình, hai nhân vật này tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra (để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng), có lúc lại hòa nhập vào (để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng).
2. Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ.
Đó trước hết là nhịp của những con sóng trên biển ả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Thể thơ năm chữ với những câu thơ thường không ngắt nhịp đã tạo nên nhịp điệu của những con sóng biển lúc dào dạt, sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm chạy suốt bài thơ. Song, âm điệu chung của bài thơ không giản đơn chỉ là âm điệu của những con sóng biển. Nó còn là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, đang khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển, hòa hợp đến mức không còn thấy đâu là nhịp điệu của sóng biển, đâu là nhịp điệu tâm hồn của thi sĩ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát.
3. Phân tích những tâm trạng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua hình tượng sóng
Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đầu có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.
- Tính khí của người con gái đang yêu, cũng như sóng vậy thôi, vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực : “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ”. Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao, đồng cảm, đồng điệu với mình : “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể”. Ra đến biển cả, sóng mới có thể nhận thức sâu sắc hơn về mình, được tiếp thêm sức mạnh và thổi bùng lên những khao khát mới.
- Sóng là trường tồn, vĩnh hằng với thời gian, cũng như khát vọng tình yêu của nhân loại, đặc biệt là của tuổi trẻ, là vĩnh viễn, muôn đời. Từ thời viễn cổ, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn cứ đến với tình yêu. Với con người, tình yêu mãi mãi là một khát vọng bồi hồi :
Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ 
- Tình yêu là sóng, là gió. Và qua sóng, gió ấy, nhà thơ đã nói lên thật dễ thương cái nhu cầu tự nhận thức, tự phân tích, lí giải, nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu. Tình yêu cũng như sóng biển, gió trời vậy thôi, nó tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như thiên nhiên :
Sóng bắt đầu từ gió 
Gió bắt đầu từ đâu 
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Khi đó, sóng là nỗi nhớ cồn cào, da diết của trái tim yêu đương đang bị giày vò vì xa cách. Nỗi nhớ ấy chất đầy cả không gian (cả ở bề sâu và bề rộng), và đằng đẵng trong thời gian :
Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Dùng hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ chưa đủ, chưa hết, chưa thỏa, cái tôi trữ tinìh của nhà thơ trực tiếp cất lên tiếng nói nhớ thương đó : “Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ giày vò đã đột nhập cả vào trong giấc mơ, tiềm thức của nhà thơ. Người yêu đối với người con gái đang rạo rực yêu đương là tất cả ! Vắng bóng con người ấy, cuộc đời bỗng thành ra trống trải. Những đòi hỏi, khát khao mãnh liệt của sống ở đây lại hiện ra thật giản dị : sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khao khát gặp anh. Tình yêu của người con gái ở đây vừa tha thiết, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung, duy nhất.
- Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để nói và nghĩ về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi tứ vẫn có sự vận động nhất quán. Đó là cuộc hành trình khởi đầu, là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, và cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, vĩnh viễn hóa tình yêu của mình :
Làm sao được tan ra 
Thành trăm con sóng nhỏ 
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ. 
III. Kết thúc vấn đề 
- Với những biểu hiện vừa đa dạng, vừa nhất quán, hình tượng sóng thực sự là cái tôi trữ tình nhập vai của Xuân Quỳnh. Sóng, khi là sự phân thân, khi lại là sự hiện thân của chính tâm hồn tác giả.
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã chủ động nói lên khát vọng tình yêu của mình và cũng là của những người phụ nữ, một cách chân thành và táo bạo. Đó là tình yêu có nét mới mẻ nhưng vẫn có gốc rễ sâu xa trong truyền thống của dân tộc, thể hiện ở sự thủy chung, hiến dâng trọn vẹn đến mức quên mình của người phụ nữ.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (1960)
 (Nguyễn Tuân)
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong trích đoạn tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Tuy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật người lái đò, nhưng trước khi tiến hành, cần giới thiệu vài nét về hình ảnh con sông Đà – cái nền để người lái đò xuất hiện. Khi so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao, phải làm rõ vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao để tìm được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà:
1.1. Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình là cái nền để người lái đò xuất hiện..
1.2. Nhân vật người lái đò sông Đà:
a. Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: tay "lêu nghêu", chân "khuỳnh khuỳnh", "giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh", "nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó"... Đặc điểm ngoại hình và những tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước. 
b. Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: ông hiểu biết tường tận về "tính nết" của dòng sông, "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở", "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở", biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên "thạch trận" sông Đà. Đặc biệt, ông chỉ huy các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn những thử thách đã qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn... 
c. Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tả xung hữu đột trước "trùng vi thạch trận" của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một đường chéo, phóng thẳng...). 
d. Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày. Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế. 
2. So sánh với nhân vật Huấn Cao:
2.1. Nhân vật Huấn Cao:
a. Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.
b. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
c- Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổ thương kim ( Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ- Vũ Đình Liên)
2.2. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta sẽ dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
a- Nét chung (tính thống nhất): 
- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
b- Nét riêng (tính khác biệt):
- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so dan bai on tap van 12.doc