Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận

I. MỞ BÀI: Phải đạt được hai yêu cầu.

 - Tối thiểu: Giới thiệu được vấn đề sẽ bàn luận trong bài văn.

 - Nâng cao: Khơi gợi, lôi cuốn sự chú ý.

1. Nguyên tắc mở bài:

- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Phải dẫn lại ý kiến.

 - Nêu ý khái quát, không được dẫn giải, minh họa, hay lấn sang những ý cụ thể của thân bài.

2. Cách mở bài: nhiều cách.

 Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

 a) Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận. Người xưa thường nói “Mở cửa sổ thấy núi”.

 Vd: Ai đã đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thì không thể không xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao.

b) Mở bài gián tiếp: Nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để khơi gợi rồi mới bắt vào vấn đề.

 DIỄN DỊCH: Nêu ý khái quát hơn vấn đề, bắt vào đề.

 Vd: Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, đã xây dựng được những hình tượng đẹp về con người tài hoa, có nhân cách cao thượng. Một trong các nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI, KẾT BÀI VÀ CHUYỂN ĐOẠN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỞ BÀI: Phải đạt được hai yêu cầu.
 - Tối thiểu: Giới thiệu được vấn đề sẽ bàn luận trong bài văn.
 - Nâng cao: Khơi gợi, lôi cuốn sự chú ý.
Nguyên tắc mở bài:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Phải dẫn lại ý kiến.
 - Nêu ý khái quát, không được dẫn giải, minh họa, hay lấn sang những ý cụ thể của thân bài.
Cách mở bài: nhiều cách.
 Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
 a) Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận. Người xưa thường nói “Mở cửa sổ thấy núi”.
 Vd: Ai đã đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thì không thể không xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Mở bài gián tiếp: Nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để khơi gợi rồi mới bắt vào vấn đề.
 DIỄN DỊCH: Nêu ý khái quát hơn vấn đề, bắt vào đề.
 Vd: Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, đã xây dựng được những hình tượng đẹp về con người tài hoa, có nhân cách cao thượng. Một trong các nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
 QUY NẠP: Nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề, rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.
 Vd: Trong cuộc sống cũng như trong văn học, có không ít những nhân vật tài cao khiến ta phải nghiêng mình thán phục. Lại có những người được ngưỡng mộ vì vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử từ” của Nguyễn Tuân là một hình tượng đẹp theo cả hai nghĩa: đẹp ở sự tài hoa và đẹp ở nhân cách cứng cỏi, cao thượng.
 TƯƠNG LIÊN: Nêu lên một ý kiến giống như trong đề, rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận.
 Vd: Trong văn học sau cách mạng tháng tám, đã có không ít tác phẩm viết về những con người không may rơi vào tay giặc, trong nhà lao, trước cái chết vẫn hiên ngang, bất khuất. Thật thú vị là trước cách mạng tháng tám, nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã xây dựng thành công một hình tượng tuyệt vời về con người khí phách, tài hoa, trong nhà tù chờ ngày lãnh án chém- ông Huấn Cao, nhân vật chính của tác phẩm “Chữ người tử tù”.
 ĐỐI LẬP: Nêu ý kiến trái ngược với ý trong đề bài.
 Vd: Đối với giai cấp thống trị, Cao Bá Quát là quân phản nghịch, quân giặc cỏ, nhưng đối với nhân dân, ông là con người khí phách, tài hoa. Từ nguyên mẫu ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng đẹp trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
 HỖN HỢP: Phối hợp đối lập, diễn dịch.
 Vd: Kháng chiến chống xâm lược bao giờ cũng là sự nghiệp của toàn dân. Nhưng tìm trong chính sử hoặc văn chương thành văn của quá khứ chỉ thấy gương mặt của vua quan tướng tá, ít thấy bóng dáng người dân thường. Phải đến thời đại chúng ta, hình ảnh người dân thường mới được thể hiện phong phú trong văn chương nghệ thuật. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nhiều nhà thơ đã dựng được những đài kỉ niệm ghi lại chiến công và lòng yêu nước của những con người gọi là vô danh ấy. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những đài kỉ niệm đó.
II. KẾT BÀI:
 Kết thúc quá trình bàn bạc đặt ra trong bài văn.
 1. Nguyên tắc kết bài:
 - Thể hiện đúng quan điểm đã trình bài ở phần thân bài.
 - Chỉ nêu ý khái quát, thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề.
2. Cách kết bài: nhiều cách.
 Đề bài: Bình giảng bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật kí trong tù”
 a) TÓM LƯỢC: Khẳng định lại quan điểm đã trình bài bằng cách tóm lược những luận điểm lớn.
 Vd: Mặc dù được sáng tác cách đây nửa thế kỉ bằng thể thơ tứ tuyệt cổ điển, “Ngắm trăng” vẫn làm rung động chúng ta. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất thép và chất tình, giữa người chiến sĩ với người nghệ sĩ trong một con người. Đó không chỉ là một sự sáng tạo nghệ thuật đáng trân trọng mà còn là một bài học về phong cách sống, một nhân sinh quan.
 b) PHÁT TRIỂN: Mở rộng thêm vấn đề, gợi cho người đọc tiếp tục suy nghĩ thêm.
 Vd: Bài thơ “Ngắm trăng” chẳng những đem lại cho chúng ta những cảm xúc khỏe khoắn, thanh cao mà còn gợi cho giới sáng tác và công chúng suy nghĩ về vấn đề tiếp thu vốn cổ. Bằng những hình thức nghệ thuật cổ truyền, nhà nghệ sĩ vẫn có thể phản ánh một cách chân thực và sinh động cuộc sống hôm nay, bồi dưỡng nhận thức và tình cảm cách mạng cho công chúng, nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ với kim.
 c) VẬN DỤNG: Từ kết quả bàn bạc đã đạt được hướng người đọc vào hành động thực tiễn.
 Vd: “Ngắm trăng” không thuộc loại thơ để ngâm vịnh, giải trí đơn thuần. Đọc “Ngắm trăng” và nhiều bài thơ khác của Hồ chí Minh, chúng ta học ở người lòng yêu đời, phong cách sống lạc quan, ung dung tự tại và ý chí cách mạng kiên cường, không khó khăn nào lay chuyển nổi.
 d) LIÊN TƯỞNG: Mượn lời người khác tổng hợp thay cho mình ( người có uy tín).
 Vd: Tìm hiểu bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hoàn toàn chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu khi viết về ngày tháng bác bị giam cầm:
 Lại thương nỗi đọa đày thân bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung.
 e)HỖN HỢP: Phối hợp tóm lược, liên tưởng, phát triển.
 Vd: Đọc Truyện Kiều và toàn bộ thơ văn Nguyễn Du, ta thấy từ trong đáy lòng cuộc đời cũ chồng chất bao nhiêu oán hờn, bao nhiêu đau xót. Ta nhớ lại lời nhà Phật: nước mắt chúng sinh dồn lại còn nhiều hơn nước bốn bể. Ta càng thấy cuộc đời không thể nào không làm lại và ta càng thấy đẹp vô cùng, anh dũng vô cùng những con người anh hùng của thời đại chúng ta, những con người từ trong bể khổ vùng dậy đấu tranh cách mạng, kiên quyết làm lại cuộc đời.
 LUYỆN TẬP.
 Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
 Sau đây là một số lời mở bài. Hãy cho biết những lời mở bài ấy thuộc kiểu nào?
 1. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt nam có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 2. Tục ngữ thường thể hiện những triết lí rất sâu sắc của dân gian. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng, ông cha ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” .
 3. Trong đời sống, nhiều khi ta phải đứng trước một sự lựa chọn về vật, về người: người đẹp mà kém, người giỏi lại không đẹp; vật đẹp thì không bền, còn vật bền thì không đẹp. Đối với các trường hợp ấy, dân gian ta có lời khuyên: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 4. L. Tônxtôi từng nói: “Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu”. Ý của nhà văn muốn đề cao phẩm chất của con người. Cùng quan điểm như vậy, nhưng với cách diễn đạt giàu hình ảnh, và có thể hiểu rộng hơn phạm vi đánh giá con người, tục ngữ Việt nam có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
 5. Người đời không mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, địa vị. Vì thế, nhiều người thường bị những hình thức bên ngoài ấy lừa dối, khiến mất khả năng đánh giá chính xác sự vật, hiện tượng, thậm chí còn đem cả cuộc sống theo đuổi “những vinh quang vô ích”. Để răn đời, đồng thời để nêu lên một nhận xét chung về vai trò quan trọng của nội dung so với hính thức, tực ngữ có câu: “Tốt gỡ hơn tốt nước sơn”.
 Đề bài: Bình luận câu tục ngữ sau “Trăm hay không bằng tay quen”.
 Sau đây là một số kết bài. Hãy cho biết những kết bài ấy thuộc kiểu nào?
1. Tóm lại, quan điểm đề cao kinh nghiệm, đề cao thực hành, chống lí thuyết suông trong câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” là rất đúng đắn. Nhưng nếu hiểu lệch câu tục ngữ ấy mà coi nhẹ lí 
thuyết lại là cực đoan, phiến diện. Trình độ lao động của mỗi người nói riêng và của toàn xã hội nói chung chỉ có thể phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết hợp hài hòa lí thuyết với thực hành.
2. Qua tìm hiểu câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của cha ông thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quí báu, nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn. Bởi vậy trong khi tiếp thu các kinh nghiệm cổ truyền một cách trân trọng, chúng ta cũng cần vận dụng hiểu biết khoa học và thực tiễn đời sống hiện nay bổ khuyết cho những thiếu sót, những điểm chưa hoàn chỉnh của các kinh nghiệm ấy, góp phần làm giàu vốn tri thức của dân tộc ta.
3. Tiếp thu kinh nghiệm quí báu của cha ông trong câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta phải coi trọng kinh nghiệm thực tế và những người có kinh nghiệm thực tế, phải luôn luôn có ý thức vận dụng những hiểu biết lí thuyết vào cuộc sống, không ngừng rèn luyện kĩ năng lao động. Mặt khác, cũng cần khắc phục lối làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa, ra sức học hỏi lí luận khoa học và làm việc theo phương pháp khoa học để nâng cao năng suất lao động, phát triển kĩ năng thực hành một cách có ý thức, có kế hoạch.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta “Học phải đi đôi với hành. Lí thuyết phải gắn liền với thực tế”. Đó cũng chính là bài học chúng ta cần rút ra từ câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”.
III. CHUYỂN ĐOẠN:
 Dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các ý để liên kết chúng lại, làm cho bài văn liền mạch.
Dùng các kết từ hoặc các ngữ tương đương với kết từ. 
 Nối các đoạn có: 
- Quan hệ thứ tự với nhau: trước tiên, trước hết, thoạt tiên, tiếp theo, sau đó, một là, hai là, cuối cùng, sau cùng, sau hết
- Quan hệ song song: một măt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó
- Quan hệ tăng tiến: vả lại, hơn nữa, thậm chí
- Quan hệ tương đồng: tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như trên
- Quan hệ nhân quả: bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì lí do trên
- Quan hệ tương phản: nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế, thế mà, thế nhưng, trái lại, ngược lại
- Quan hệ tổng kết với các đoạn trước: tóm lại, tổng kết lại, chung quy 
 Vd: Chung quy vẫn là những sự ngẫu nhiên may mắn song hành một cách hài hòa với cái quy luật xã hội mà ta đã nói ở trên.
 Tuy nhiên, nếu theo dõi sát quá trình diễn biến tâm lí của Xuân Tóc Đỏ, sẽ thấy nó càng ngày càng chủ động hơn, nghĩa là càng có ý thức hơn trong cuộc khai thác những may mắn của số phận nó
  Khái quát lại, có thể nói như thế này: Xuân Tóc Đỏ, từ thế giới hạ lưu, đột nhập vào thế giới thượng lưu vừa do số đỏ, vừa không hoàn toàn ngẫu nhiên.
Dùng câu chuyển đoạn.
 a. Chêm vào mạch văn những câu thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn của người viết.
 Vd: Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.
 b. Chuyển đoạn bằng những câu nối kết ý một cách tự nhiên.
 Vd: Nhưng đã yêu là phải nhớ. Người dân ta nhớ như thế nào?...Nhớ nghĩa là buồn. Người Việt Nam ta buồn như thế nào?...Yêu người yêu còn hẹp, tâm hồn người dân ta yêu rộng rãi hơn nữa.
 * Lưu ý: để viết được những lời chuyển đoạn thích hợp, học sinh cần xác định cho đúng mối quan hệ về nội dung giữa các đoạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docMo bai ket bai va chuyen doan.doc