Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

2. Kĩ năng:

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

3. Thái độ:Yêu thích, tự hào về nền văn học Việt Nam

II. TRỌNG TÂM:

1. Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng:

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2	Ngày dạy: 23 -08 -2010
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước
 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
2. Kĩ năng:
 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
3. Thái độ:Yêu thích, tự hào về nền văn học Việt Nam
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
 - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
 Vào bài: 
Ở các chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học cĩ thể nĩi là phát triển trong hồn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tạo tâm thế tiếp nhận
Giới thiệu Lược đồ văn học Việt Nam
HĐ 2: Tìm hiểu VHVN từ 1945 – 1975
- Hãy tĩm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hố cĩ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975?
- Văn học VN 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
- Nội dung của những tác phẩm qua từng chặng là gì?
- Nêu những thành tựu và hạn chế của VHVN 1945-1975?
- Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
- Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào?
- Tại sao nĩi nền văn học giai đoạn 1945-1975 là nền văn học hướng về đại chúng?
- Do văn học hướng về đại chúng nên hình thức những tác phẩm như thế nào?
- Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện nào trong các tác phẩm văn học?
- Thử chứng minh qua một tác phẩm đã học.
- Cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong những tác phẩm văn học thời kì này như thế nào?
Nĩ cĩ gì khác với giai đoạn văn học trước 1945?
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã tạo nên điều gì cho những tác phẩm văn học giai đoạn này?
HĐ 3: Tìm hiểu VHVN từ 1975 – hế XX
- Hãy tĩm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hố đã thúc đẩy đổi mới văn học giai đoạn 1975 đến hết TK XX?
- Trước những khĩ khăn như vậy, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo cơng cuộc đổi mới như thế nào?
- Hãy thử nêu các phương diện đổi mới của văn học từ 1986 trở đi ?
- Nêu những thành tựu nổi trội của văn học VN 1975 -> XX?
- Quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khuynh hướng lệch lạc nào?
 HĐ4:Tổng hợp, khái quát
- Gọi học sinh đọc phần kết luận
+ GV: Khẳng định lại những ý chính
I.Khái quát VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975:
 1. Vài nét về hồn cảnh lịch sử, xã hội, văn hố:
Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, giao lưu tiếp xúc văn hóa với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước. Nền văn học mới vận động, phát triển và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Những chặng đường phát triển:
- 1945 đến 1954:Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 1955 đến 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
- 1965 đến 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
b. Những thành tựu và hạn chế:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng. 
- Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề tài: những vấn đề cĩ ý nghĩa lịch sử và tính chất tồn dân tộc
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bĩ số phận cá nhân với số phận đất nước; luơn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn:
 + Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM 
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, 
+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa:
- Lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - độc lập, tự do và thống nhất. 
- Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khĩ khăn và thử thách mới.
- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo cơng cuộc đổi mới tồn diện. 
+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường
+ Văn hố: Tiếp xúc và giao lưu văn hố được mở rộng. 
+ văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thơng phát triển mạnh mẽ.
à Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc. Văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
+ Vận động theo khuynh hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
+ Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh.
 à Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hồn cảnh phức tạp, đời thường.
- Quá trình đổi mới cũng xuất hiện những khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh
III. Kết luận:
VHVN từ 1945 đến năm 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc.
Từ năm 1975 trở đi trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều thuận lợi, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng , với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Củng cố, luyện tập:
*Nêu những thành tựu và hạn chế của văn học Việt nam 1945-1975?
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức
* Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam 1945-1975? - Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng.	
5. Hướng dẫn tự học:
 Học bài.
 - Trình bày những suy nghĩ của anh chị về những thành tựu và đặc điểm của VHVN từ CM-8 1945 đến hết thế kỉ XX
- Chuẩn bị bài mới: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài của sách giáo khoa bằng cách trả lời những câu hỏi hướng dẫn.
Từ việc trả lời những câu hỏi đĩ, cho biết thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
Yêu cầu của một bài văn về tư tưởng đạo lí về nội dung và hình thức như thế nào?
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAI QUAT VAN HOC VIET NAM TU CACH MANG THANG TAM NAM1945 DEN HET THE KI XX.doc