Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều)

A/ Mục tiêu bài học

Giúp H S:

- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông

- Nắm rõ một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Du

B/ Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoạn trường tân thanh
(truyện Kiều)
Nguyễn Du
Phần: Tác giả
A/ Mục tiêu bài học
Giúp H S:
- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông
- Nắm rõ một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Du
B/ Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
	D/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy phân tích âm vang chiễn trận trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc SGK
- Em có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?
- Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du
- Em biết gì về Truyện Kiều?
- Nêu đặc điểm của thơ văn Nguyễn Du
I. Cuộc đời
Làm quan dưới triều Lê
10 năm gió bụi đất bắc, gần gũi với nhân dân
đi sứ Trung quốc
2. Con người
Xuất thân
Thời đại
10 năm lưu lạc đất Bắc
Những ngày làm quan bất đắc dĩ, sống nơi phồn hoa, đô hội
Đi sứ Trung Quốc
2.Sự nghiệp sáng tác
I. Cuộc đời: 
Nguyễn Du (1765-1820)
Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Sinh tại Thăng Long
- Quê gốc ở làng Canh Hoạch huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, sau di cư vào xã Nghi Xuân huyệnTiên Điền nay là làng Tiên Điền xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
- Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc. Nhưng 10 tuổi đã mồ côi cha, 13 tuổi thì mồ côi mẹ, phải ở với Nguyễn Khản- người anh cùng cha khác mẹ
- 1783: Thi đỗ tam trường và nhận một chức quan võ nhỏ tại Thái Nguyên
- 1789: Chống lại Tây Sơn và về ở tại quê vợ. Thời gian này ông sống rất khó khăn trong khoảng gần 10 năm, sau đó về quê ở Hà Tĩnh
- 1802: Ra làm quan cho nhà Nguyễn:
+ 1802: Tri huyện Phù Dung, rồi tri phủ Thường Tín
+ 1805-1809: Đông Các điện học sĩ
+ 1809: Được bổ làm cai bạ dinh Quảng Bình
+ 1813: được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc
+ 1820: Lại được cử đi sứ Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì ốm và mất
* 1965 Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận ông là danh nhân văn hoá thế giớ và kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông
( thể hiện trong các tác phẩm của ông)
- Việc sinh trưởng trong một gia đình phong kiến quý tộc lại có mẹ là người Bắc Ninh đã đem lại những điều kiện tốt cho việc học tập và lối sống cũng như tiếp thu nền văn hoá dân gian
- Thời đại loạn lạc và những khủng hoảng của xã hội phong kiến, những trải nghiệm cuộc sống của ông đã giúp ông hiểu được những nỗi khổ đau mà con người phải chịu. Cũng từ đó hình thành tư tưởng chính trị và quan niệm thẩm mĩ gần gũi với người lao động
- Chứng kiến sự nổi dậy của đoàn quân áo vảI, trong ND xuất hiện mâu thuẫn về tư tưởng. ậ chỗ đứng giai cấp và góc độ đạo lí của nhà Nho am hiểu sách thánh hiền. ND phảI đứng về phía triều đình, coi tS là giặc. Nhưng trước khí thế của quân TS, đức đọ của Nguyễn Huệ, phần nòa nhận ra mức độ chính nghĩa của đoàn quân nhưng chưa đầy đủ dũng khí để vượt khỏi chỗ đứng giai cấp, không nói được nên lời, không thể chia sẻ -> Xuất hiện u hoài, tâm sự thầm kín, phảI chănh được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải
Có cái nhìn thấu đáo về đời sống nhân dân, ông thấu hiểu cuộc sống thiếu thốn(thực trạng, nguyên nhân). Ông nhận rõ mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, tạo chất liệu hiện thực, cảm hứng nhân đạo trong trang viết của ND
Có điều kiện khám phá+ hiểu biết cuộc sống của 1 bộ phận người tài hoa, tài tử. Ông tìm đến những con người ấy như tìm đến những người cùng hội cùng thuyền. Vì vậy trong trang viết của ông xuất hiện những kiếp tài hoa, tài tử (Đạm Tiên, Thúy Kiều, ng gảy đàn ở Long Thành)
Có cáI nhìn sâu rộng về văn hóa phương Đông, được tiếp xúc với văn chương TQ – “cảo thơm” sáng tác TK, Bắc hành tạp lục, thanh hiên thi tập
=> Mối quan hệ hiện thực- cuộc sống, tác giả, tác phẩm
Sự nghiệp sáng tác
2.1 Các sáng tác chính
a. Chữ Hán gồm có:
- Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn
- Nam trung tạp ngâm có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh
- Bắc hành tạp lục gồm 131 bài sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc
* Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của ông. Đó là sự buồn đau day dứt, sự ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện; phê phán xã hội chà đạp con người; cảm thông với những số phận bất hạnh, bị đoạ đầy, hắt hủi
b. Chữ Nôm
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) dựa trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đai Việt Nam
- Văn tế thập loại chúng sinh: Chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, song tấm lòng nhân ái hướng nhiều về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội như các em nhỏ, các kĩ nữ, những học trò nghèo
2.2 Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a. Nội dung
- Đề cao cảm xúc, tức đề cao tình. Nội dung, nhân vật chủ yếu nói về những con người nhỏ bé, bất hạnh
- ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ
- Đặc biệt ông đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng mà bất hạnh. Ông cũng đề cập đến một vấn đề rất mới: cần phải trân trọng những giá trị tinh thần
b. Nghệ thuật
- Thành công ở nhiều thể loại thơ chữ Hán
- Đặc biệt với Truyện Kiều ông đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học, làm giàu cho tiếng Việt
- Đã đưa thể thơ lục bát đến trình độ đỉnh cao
Ghi nhớ : SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Du.doc