Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Vi hành – Hồ Chí Minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Vi hành – Hồ Chí Minh

1. Hoàn cảnh sáng tác

 Nhân sự kiện năm 1922 chính phủ Pháp mời vua Khải Định dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mac-xây nhằm lừa gạt nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, An Nam là một nước đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp và kêu gọi các nước phương tây đầu tây đầu tư vào Đông Dương. Nhân sự kiện này Nguyễn Ái Quốc viết hàng loạt truyện ngắn đã vạch trần chân tướn bù nhìn Khải Định và âm mưu lừa bịp của Thực dân Pháp trong đó có tác phẩm “Vi hành”, đăng trên báo Nhân Đạo ngày 19/02/1923.

2. Ý nghĩa nhan đề

 Vi hành theo tiếng Hán là đi trên con đường nhỏ. Vi hành vốn mang sắc thái tốt vì đây là hành động, cử chỉ tốt đẹp của các bậc minh quân, các vị vua khả kính ngày xưa khi họ cải trang đi thị sát dân chúng để thâm nhập cuộc sống, tìm hiểu đời sống nhân dân. Còn Khả Đinh đi vi hành để thỏa chí ăn chơi và thực hiện mưu đồ cá nhân ám muội nên chuyến vi hành của Khả Định mang mục đích xấu xa do vậy vi hành có hành vi châm biếm, mỉa mai tạo nên sự tương phản bất ngờ rất hài hước đặt một nhan đề như thế rất hóm hỉnh và trí tuệ.

3. Tình huống nhầm lẫn

 Tình huống nhầm lẫn của đôi thanh niên Pháp nhầm tác giả với Khả Định qua đó vạch trần chân tướng xấu xí lố lăng, kệch cỡm như một thàng hề rẻ tiền của Khải Định và bản chất bù nhìn của y.

 Tình huống nhầm lẫn của nhân dân Pháp và chính phủ Pháp nhầm những người da vàng là vua và đặc biệt chính phủ Pháp luôn cử người đi hộ giá qua đó vạch trần sự lừa bịp xảo trá của chính phủ Pháp đi xâm lược và đàn áp những Việt Nam luôn cắt cử mật thám theo dõi và bắt bớ những người Việt Nam yêu nước.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Vi hành – Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI HÀNH – HỒ CHÍ MINH
1. Hoàn cảnh sáng tác
Nhân sự kiện năm 1922 chính phủ Pháp mời vua Khải Định dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mac-xây nhằm lừa gạt nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, An Nam là một nước đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp và kêu gọi các nước phương tây đầu tây đầu tư vào Đông Dương. Nhân sự kiện này Nguyễn Ái Quốc viết hàng loạt truyện ngắn đã vạch trần chân tướn bù nhìn Khải Định và âm mưu lừa bịp của Thực dân Pháp trong đó có tác phẩm “Vi hành”, đăng trên báo Nhân Đạo ngày 19/02/1923.
2. Ý nghĩa nhan đề
Vi hành theo tiếng Hán là đi trên con đường nhỏ. Vi hành vốn mang sắc thái tốt vì đây là hành động, cử chỉ tốt đẹp của các bậc minh quân, các vị vua khả kính ngày xưa khi họ cải trang đi thị sát dân chúng để thâm nhập cuộc sống, tìm hiểu đời sống nhân dân. Còn Khả Đinh đi vi hành để thỏa chí ăn chơi và thực hiện mưu đồ cá nhân ám muội nên chuyến vi hành của Khả Định mang mục đích xấu xa do vậy vi hành có hành vi châm biếm, mỉa mai tạo nên sự tương phản bất ngờ rất hài hước đặt một nhan đề như thế rất hóm hỉnh và trí tuệ.
3. Tình huống nhầm lẫn
Tình huống nhầm lẫn của đôi thanh niên Pháp nhầm tác giả với Khả Định qua đó vạch trần chân tướng xấu xí lố lăng, kệch cỡm như một thàng hề rẻ tiền của Khải Định và bản chất bù nhìn của y.
Tình huống nhầm lẫn của nhân dân Pháp và chính phủ Pháp nhầm những người da vàng là vua và đặc biệt chính phủ Pháp luôn cử người đi hộ giá qua đó vạch trần sự lừa bịp xảo trá của chính phủ Pháp đi xâm lược và đàn áp những Việt Nam luôn cắt cử mật thám theo dõi và bắt bớ những người Việt Nam yêu nước.
Đọc thêm: 
Tình huống nhầm lẫn giữa người biết tiếng Pháp lại tưởng không biết: Tình huống này có 2 tác dụng: Bác muốn phê phán sự dốt nát của Khải Định và cái quan trọng là Bác muốn khách quan hóa nội dung câu chuyện, bình phẩm còn Bác lắng nghe và ghi lại. Bác là một chiến sĩ, vì thế việc đã kích tên vua bù nhìn là một điều tất nhiên nhưng đả kích như thế nào cho nó vừa đúng, vừa khách quan lại là một vấn đề nghệ thuật, nghệ thuật đánh địch. Trên cơ sở đó tác dụng và nội dung câu chuyên càng thêm thuyết phục.
Việc nhân dân Pháp lầm tưởng tất cả người dân An Nam đều là hoàng thượng và những người dân An Nam lầm tưởng những người da trắng là các bậc khai hóa có tác dụng tố cáo thực chất chính sách ngu dân của thực dân Pháp khiến cho mọi người không thể phân biệt thực giả, trắng đen và khiến cho câu chuyện mỗi lúc một thêm hấp dẫn và đầy kịch tính.
NHẬT KÍ TRONG TÙ – HỒ CHÍ MINH
Nội dung: Tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giói Thạch bất công vô nhân đạo. Bức chân dung tự họa con người HCM. Đại nhân, đại trí, đại dũng.
Nghệ thuật: cổ điển và hiện tại, ngôn ngữ giản dị giàu hình ảnh hàm súc uyên thâm, cổ thi.
ĐÔI MẮT – NAM CAO
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác vào năm 1948, lúc đầu tên là “Tiên sư thằng Tào Tháo” sau đổi thành là “Đôi mắt” trong thời kì này các nhà văn hầu hết đều đi theo cách mạng bước vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc nhưng vẫn còn số ít nhà văn hoài nghi do sự nhận thức về kháng chiến và nhân dân còn lệch lạc. 
2. Ý nghĩa nhan đề
Đôi mắt nghĩa đen là cơ quan thị giác dung để nhận biết thế giới xung quanh.
Nghĩa bóng: là sự thể hiện cách nhìn, quan điểm, lập trường với nhân dân và cuộc kháng chiến của lớp nhà văn trước cách mạng tháng tám đi theo cách mạng và kháng chiến.
Từ việc đối lập hai cách nhìn, đối lập Văn Sĩ Hoàng và Văn Sĩ Độ với người nông dân và cuộc kháng chiến, Nam Cao đã đặt vấn đề có ý nghĩa thời sự là người nghệ sĩ cần có một quan điểm, một lập trường mới, một sự nhận thức đúng đắn mới có thể đáp ứng yêu cầu của nền văn nghệ mới. Ca ngợi cái nhìn đúng đắn của Độ, phê phán cái nhìn lệch lạc của Hoàng.
BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG – HOÀNG CẦM
1. Tác giả
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt (1922) quê ở Bắc Ninh, xuất than trong một gia đình nhà Nho nghèo, sinh ra trong một vùng quê trù phú giàu văn hóa lễ hội vì vậy tài năng phát triển sớm. 
Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 hoạt động ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật từng làm trưởng đoàn văn công tổng cục chinh trị, làm ủy viên chấp hành hội nhà văn VN.
Tác phẩm: Quê hương, Bên kia sông Đuống, Trương Chi
Phong cách: hồn thơ Hoàng Cầm gắn bó máu thịt với quan hệ Kinh Bắc trù phú giàu truyền thống lễ hội, nổi tiếng với các làn điệu dân ca hồn thơ ông đằm thắm thiết tha giàu chất trữ tình.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Sông Đuống còn có tên gọi là sông Thiên Đức là một nhánh sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua địa phận Bắc Ninh làm chia đôi tỉnh Bắc Ninh làm 2 phần Tả Ngạn và Hữa Ngạ, quê Hoàng Cầm nằm ở phần Hữu Ngạn.
Vào một đêm giữa tháng 4-1948 Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắn thì nhận được tin quê hương nhà thơ bị giặc Pháp đánh chiếm đau đớn xót xa, tự hào, căm giận, ông đã viết liền một mạch trong đêm bài thơ “Bên kia song Đuống”. Thàng 6-1948 bài thơ được đăng trên báo Cứu Quốc.
Bài thơ bộc lộ niềm tự hào quê hương giàu truyền thống văn hóa, nỗi đau đớn xót xa khi quê huqng bị giặc Pháp chiếm đóng. Qua đó thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
Bài thơ không còn là nỗi niềm riêng của tác giả mà trở thành tiếng nói chung cho tất cả những người con xa quê hương đi chiến đấu.
ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN ĐÌNH THI
1. Tác giả
Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội sinh trưởng ở Lào, sau CM tháng 8 ông làm tổng thư kí hội văn hóa cứu quốc sau là tổng thư kí hội nhà văn VN.
1995 ông làm chủ tịch ủy ban liên hiệp toàn quốc hội văn học nghệt huật. Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng vừa viết thơ, soạn nhạc viết kịch , viết văn, phê bình lý luận văn học, lĩnh vực nào ông cũng có những thành tựu xuất sắc là nghệ sĩ đa tài.
1996 nhận Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Thơ của ông giàu cảm xúc khi viết về đất nước trong chiến tranh, giàu hình ảnh, giàu chất suy tưởng trữ tình.
Tác phẩm: Người chiến sỹ, Con nai đen, Diệt phát xít, 
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Từ năm 1948 – 1955 lấy cảm hứng từ “Đệm mít tinh”, “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Người chiến sỹ”, “Đất nước” quá trình ấp ủ suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, là cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về hình thơ đất nước trưởng thành từ những năm đau thương.
MÙA LẠC – NGUYỄN KHẢI
1. Tác giả
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải (1930) sống ở Hà Nội gốc Nam Định.
Khi còn nhở ông sống ở nhiều nơi, ông tham gia quân đội ngay ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược.
Tác phẩm: Xung đột, Cha và con. Ra đảo,..
Đặc điểm phong cách Nguyễn Khải: là nhà văn quân đội sau CMT8, ngòi bút bám sát vào đời sống CM. Xông xáo tìm tòi phát hiện những vấn đề có ý nghĩ đời sống xã hội, khuynh hướng chính luận thời sự ham tranh luận. Nghệ thuật đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật và vận động của tư tưởng. Ngôn ngữ sắc sảo ham tranh luận, đối thoại giỏi biện luận.
2. Ý nghĩa nhan đề
Mùa lạc là mùa vui, mùa hạnh phúc, trên Điện Biên thắng lời trong mùa thu hoạch lạc. Mùa lạc còn là mùa đổi mới những số phận con người bất hạnh từ trong xã hội cũ tìm thấy hạnh phúc chân chính cho mình ở xã hội mới, con người từ khổ đau tìm thấy hạnh phúc trong xã hội mới, thời đại mới.
TIẾNG HÁT CON TÀU - CHẾ LAN VIÊN
1. Tác giả
Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị nhưng sống ở Bình Định.
Trước CM ông nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn”, đưa ông lên vị trí số một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
Ông tham gia CMT 8 ở Qui Nhơn trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở khu 4.
Sau 1954 ông về Hà Nội hoạt động văn học từng làm ủy viên ban chấp hành hội nhà văn VN. Sau 1975 ông vào TP.HCM và mất năm 1989.
Con đường thơ của Chế Lan Viên có nhiều biến động:
Từ thế giới kinh dị thần bí của thế giới điêu tàn sau CM ông đến với cuộc sống của nhân dân, đất nước. Trong kháng chiến chống Mĩ thơ ông mang tính sử thi hào hùng giàu chất hùng biện. Sau 1975 thơ ông trở về với đời sống thế sự.
Tác phẩm tiêu biểu: Hao ngày thường, Chim bào bão, Ánh sáng và phù sa 
Phong cách thơ Chế Lan Viên: thơ ông giàu chất suy tưởng, chất trí tuệ đậm chất triết lý có nhiều sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ thể hiện một ngòi bút thông minh tài hoa.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ in trong tập “Ánh sáng và phù sa” xuất bản 1960 là tập thơ có giá trị nhất của Chế Lan Viên sau CMT8 thể hiện sự gắn bó biết ơn của nhà thơ cới Đảng.
Bài thơ gợi cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới đặc biệt miền Tây Bắc - nơi từng diễn ra cuộc chiến tranh chống Pháp ác liệt 1958-1960 ở nước ta.
Bài thơ ghi lại một sự kiện chính trị nhưng không sa vào tuyên truyền vận động mà nó mang một tính nghệ thuật cao.
3. Ý nghĩa nhan đề
Hình ảnh con tàu mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ là khát vọng đi xa thoát khỏi cuộc sống chật hẹp đến với đất nước và nhân dân, đến với ước mơ cao đẹp, với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. Con tàu chính là tấm lòng của nhà thơ, là khát vọng đi xa đến với đất nước, với nhân dân đến với miền Tây Bắc của nhà thơ.
Tiếng hát là niềm vui lạc quan, tiếng hát con tàu là niềm lạc quan của người nghệ sĩ tràn ngập niềm tin yêu vào cuộc sống mới vào nhân dân, vào đất nước.
MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG – NGUYỄN MINH CHÂU
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Mảnh trăng cuối rừng được viết vào thời kì đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ ở miền Bắc.
1970 được chọn in trong tập “ Những vùng trời khác nhau” với cái tên “Mảnh trăng”. Khi cho in lại nhà thơ đổi mới thành “Mảnh trăng cuối rừng”.
Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Minh Châu nói riêng, của văn học VN thời đánh Mĩ nói chung, với khát vọng đi tìm những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn con người. Nguyễn Minh Châu đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng giàu chất lý tưởng của con người VN đặc biệt là thế hệ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước.
2. Ý nghĩa nhan đề
Tên truyện lúc đầu là Mảnh trăng sau đổi thành Mảnh Trăng Cuối Rừng, lấy từ hình ảnh thực có trong câu chuyện. Mảnh trăng là trăng thượng tuần, trăng đầu tháng còn khuyết, nó mảnh mai mới mẻ tinh khôi.
Cuối rừng là không gian gợi sự bí ẩn, mảnh trăng lấp ló lúc ẩn lúc hiện nới cuối rừng xa xôi, thể hiện sức sống bền bỉ, chờ sự khám phá.
Trăng còn có nghĩa là Nguyệt – tên nhân vật chính trong truyện có vẻ đẹp giản dị tươi mát tỏa ra rừ sương núi, nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi. Trăng và Nguyệt cùng nhau soi đường cho Lãm lái xe vào tiền tuyến. 
3. Tình huống đặc biệt
Nguyệt và Lãm yêu nhau nhưng chưa hề biết mặt nhau. Lúc họ tinh cờ gặp nhau trên suốt truyến đường đầy khó khăn thử thách, họ khong nhận ra nhau. Khi họ nhận ra nhau thì lại chia tay nhau không gặp lại. Tình yêu của họ như một trò ú tim, như một cuộc trốn tìn mà Nguyễn Minh Châu gọi là cuộc tìm những viên ngọc ẩn giấu trong tâm hồn.
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG – HUY CẬN
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Chùa Tây phương là ngôi chùa cổ nằm trên núi Câu Lậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Nơi đây nổi tiếng với công trình kiến trúc cổ và những bức tượng La Hán nổi tiếng về nghệ thuật điêu khắc cổ đẹp nhất Việt Nam vào thế kỉ 18.
Vào những năm 40 trước CMT8 Huy Cận có để thăm ngôi chùa vài lần ông thường băn khoăn day dứt về kiếp sống cha ông xưa. Mãi đến năm 1960 ông mới có dịp trở lại thăm ngôi chùa lần thứ 2 và những day dứt của Huy Cận được giải tỏa, bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” ra đời. Bài thơ in trong tập “Bài thơ cuộc đời” năm 1963.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI DAI HOC 2.doc